Hôm nay,  

Những Hành Xử Bất Chính

20/01/200500:00:00(Xem: 4896)
Vụ 9 ngư phủ tại tỉnh Thanh Hóa bị tàu Trung Quốc bắn chết trong vùng Vịnh Bắc Việt, nơi đã được Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận qua Hiệp định về đánh cá ký năm 2000, đã tạo một làn sóng căm phẫn trong dư luận Việt Nam. Căm phẫn không chỉ vì số đông của những người vô tội bị bắn chết mà còn là vì phản ứng chậm chạp và lúng túng của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, trước hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc. Theo tin tức thì biến cố nói trên xảy ra vào sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005 khi tàu đánh cá của ông Nguyễn Văn Hoàn ngụ tại Huyện Hậu Lộc đang đánh cá ở ngoài khơi Vịnh Bắc Việt thì nhận được tín hiệu cấp cứu cứu của tàu bạn. Ông Hoàn đã cho tàu chạy đến nơi cấp cứu, nhưng khi đến nơi thì thuyền của ông bị 9 tàu Trung Quốc bắn xối xả khiến cho thuyền trưởng của tàu là ông Trương Văn Tâm bị trúng đạn chết ngay tại chỗ, 5 người khác bị thương nặng, nên ông đã phải bỏ chạy vào bờ. Trong khi đó, chiếc tàu đánh đi tín hiệu cấp cứu là của ông Nguyễn Phi Phường ngụ tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết là sáng ngày 8 tháng 1 khi tàu của ông do thuyền trưởng Lê Văn Xuyên đang đánh cá vùng Vịnh thì bị tàu Trung Quốc bao vây và bắn xối xả khiến cho 8 ngư dân bị bắn chết và 2 người khác bị thương. Trước tình thế nguy cấp này, thuyền trưởng Lê Văn Xuyên đã phát đi tín hiệu cấp cứu, đồng thời cho tàu vào đất liền, nhưng do tàu bị chết máy giữa đường nên đã bị tàu Trung Quốc bắt giữ toàn bộ 8 ngư dân trên tàu còn sống trong đó có 2 người bị thương. Qua những tin tức nói trên, tàu Trung Quốc đã sát hại tất cả 9 ngư dân, bắn trọng thương 7 người và bắt giữ 8 người.

Tuy sự kiện xảy ra ngày 8 tháng 1 nhưng mãi đến ngày 11 thì tin tức mới loan báo trên một số báo chí tại Việt Nam và các hãng thông tấn quốc tế đề cập. Lúc này, các tin tức loan tải cũng chỉ đề cập sơ sài và cho là do hải tặc hoặc tàu lạ sát hại chứ không phải tàu Trung Quốc. Mãi đến ngày 13 tháng 1, Lê Dũng, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam mới lên tiếng chính thức và tố cáo Trung Quốc là thủ phạm của vụ cuồng sát nói trên. Lê Dũng đã nói với báo chí rằng: ỏchúng tôi coi việc tàu Trung Quốc bắn chết 9 người dân Việt Nam và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có biện pháp tích cực nhằm ngăn chận và chấm dứt ngay những hành động sai trái trên, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết ngườiõ. Lời phát biểu của Lê Dũng cho thấy là phản ứng của Hà Nội quá yếu trước sự kiện 9 ngư dân bị bắn chết, đồng thời những đòi hỏi phía Trung Quốc chấm dứt các vụ cuồng sát cũng chỉ lấy lệ, không mang tính quyết liệt. Đây không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc có những hành động ngược ngạo như vậy mà đã xảy ra thường xuyên trên vùng Vịnh Bắc Việt. Mặc dù hai bên đã ký hiệp định đánh cá vào năm 2000, nhưng tàu Trung Quốc luôn luôn xâm lấn vùng lãnh hải của Việt Nam và đã bắt giữ nhiều lần các ngư dân Việt Nam mà họ nói là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc để đòi tiền chuộc. Năm 2002, Trung Quốc đã đơn phương cấm các ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Nam Hải và bành trướng ảnh hưởng không chỉ phía Nam quần đảo Trường Sa mà cả phía Bắc lên tận quần đảo Oki no Tori, sát lãnh hải của Nhật.

Thái độ ngang ngược của Trung Quốc nói trên và qua vụ cuồng sát 9 ngư dân Việt Nam lần nầy, chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đã không có phản ứng tương xứng của một quốc gia có chủ quyền mà chỉ là phản ứng của một chư hầu lép vế. Thứ nhất là Hà Nội đã lên tiếng quá trễ, mãi cho đến 5 ngày sau khi thảm kịch xảy ra, trong thời đại được coi là tiến bộ vượt bực của thông tin. Thứ hai là sự kết án bị hải tặc và tàu lạ tấn công đối với ngư dân của mình khi nhận được tin lúc đầu, cho thấy là Hà Nội đã quá ỏsợõ Trung Quốc trong khi chính Trung Quốc đã nhiều lần có những thái độ ngang ngược đối với ngư dân Việt Nam mà gần đây nhất là vụ bắt giữ 8 ngư dân tại vùng biển phía Nam đảo Hải Nam hồi tháng 12 năm ngoái. Thứ ba là sự phản kháng của Cộng sản Việt Nam đối với những hành động cuồng sát của tàu Trung Quốc vừa rồi quá yếu, nếu không nói là quá khiếp nhược, để vừa cảnh cáo Bắc Kinh, vừa bày tỏ sự mạnh dạn đối đầu hầu ngăn chận những hành động tương tự xảy ra trong tương lai. Thứ tư là sự yêu cầu Trung Quốc ỏđiều tra và nghiêm trịõ những kẻ gây ra cái chết của 9 ngư dân, mà không hề nhắc đến 8 ngư dân đang bị giam giữ, cho thấy là Hà Nội không mấy quan tâm đến tính mạng của người dân. Những phản ứng của Hà Nội nói trên, cho chúng ta có hai giả định.

Thứ nhất là có thể Hà Nội không tin vào lời khai của các ngư dân của mình chạy thoát vào bờ mà nghĩ rằng ngư dân Việt Nam đã đánh cá trên vùng biển của Trung Quốc nên đã bị hại, do đó mà đã tuyên bố kiểu chiếu lệ, chờ điều tra. Giả định này tuy có lợi cho Cộng sản Việt Nam về mặt đối ngoại với Trung Quốc; nhưng xét cho cùng thì đây là hành động của một chính quyền không coi trọng mạng sống của dân. Sự ngang ngược của tàu Trung Quốc trên Vịnh Bắc Việt đã xảy ra nhiều lần mà Hà Nội không cho bất cứ chiếc tàu nào của hải quân hay công an, chạy bảo vệ ngư dân. Nếu Hà Nội làm điều này chắc chắn sẽ không có những vụ cuồng sát đã xảy ra.

Thứ hai là có thể Hà Nội vì muốn tham gia vào Tổ chức mậu dịch quốc tế (WTO) nên cần sự hậu thuẫn của Bắc Kinh, vì thế mà đã “làm ngơ” các hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên vùng biển Đông trong các năm vừa qua. Ngoài ra, có thể vì Bắc Kinh hứa với Hà Nội xây dựng hai vùng kinh tế từ Quảng Đông và Quảng Tây nối liền với Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn để phát triển kinh tế nên Hà Nội đã phải hành xử kiểu ỏ ngậm miệngõ ăn tiền, mặc cho dân chúng của mình bị ức hiếp.

Cả hai giả định này đều có nhiều xác xuất rất cao cho thái độ của Hà Nội ngày hôm nay đối với Bắc Kinh. Đây là sự tủi nhục của một dân tộc có cả lịch sử ngàn năm đối đầu với các xâm lăng và sự ức hiếp từ những chế độ độc tài phương Bắc. Từ sự tủi nhục này, một đất nước có chủ quyền thật sự không chỉ là một nước đứng độc lập với các thế lực mà còn phải là quốc gia có nền tảng chính trị tự do, dân chủ, với một chính quyền mạnh được chọn lựa trực tiếp bởi toàn dân qua các cuộc bầu cử tự do, thì mới có khả năng đối đầu mọi loại gây hấn, xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải và có uy quyền bảo vệ sinh mạng của toàn dân. Việt Nam hiện không có những điều kiện này. Đất nước tuy chấm dứt chiến tranh và không có quân đội ngoại nhập nào; nhưng chính quyền thì tập trung trong tay một thiểu số không có khả năng, sinh hoạt chính trị thì bị khống chế trong gọng kềm độc tài và lạc hậu, nên Vĩệt Nam hiện không có bất cứ khả năng nào để đối đầu với mọi thế lực bên ngoài và chỉ biết ngửa tay xin tài trợ ODA và đầu tư dưới cái gọi là “mở cửa” mà thực chất là từng bước bán mất sự độc lập quốc gia mà thôi. Chúng ta đấu tranh là vì không chấp nhận sự ươn hèn này.

Lý Thái Hùng
Jan 19 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.