Hôm nay,  

Chuyện Con Hươu

16/05/200500:00:00(Xem: 5101)
Thứ Năm tuần rồi, Con Hươu được sánh vai cùng các vị anh thư hào kiệt trong bốn bể kéo về Canberra tham dự một cuộc biểu tình đầy khí thế, chống tên thủ tướng cộng sản Phan Văn Khải sang Úc ăn xin và tìm cách tẩu tán tiền bạc mà y đã tham nhũng hối lộ được trong thời gian mấy năm qua. Nhưng bên cạnh niềm vui trước khí thế chống cộng lay non dốc biển của người Việt yêu tự do tại Úc, Con Hươu cũng gặp phải một nỗi buồn. Buồn là trong số rất ít những người Việt quên mất thân phận tỵ nạn CS của mình, cam tâm đón tiếp thủ tướng VC Phan Văn Khải, nghe đâu có cả thượng nghị sĩ Nguyễn Sang ở Victoria. Khi nghe được tin này, Con Hươu buồn thối cả ruột, vì trước đây giữa Con Hươu và thượng nghị sĩ Nguyễn Sang cũng ít nhiều có tình giao hảo, tuy không đến độ quen tính, quen nết, nhưng cũng gặp mặt một vài lần. Suốt bao nhiêu năm qua, giang hồ, báo chí Việt ngữ cũng thường có những bài chỉ trích thượng nghị sĩ Nguyễn Sang, nhưng Con Hươu vẫn cố gìn giữ tình xưa nghĩa cũ, chỉ tìm cách đóng góp riêng tư với lão mà thôi. Chuyện thượng nghị sĩ Nguyễn Sang có mặt trong cuộc tiếp đón thủ tướng VC Văn Khải khi Khải sang Úc là chuyện đã được nhiều người chứng kiến, viết xuống trên giấy trắng mực đen, nhưng Con Hươu vẫn hy vọng, đó là điều không có thật. Vì dù sao, thượng nghị sĩ Nguyễn Sang cũng là người Việt tỵ nạn CS, lại nhờ sự ủng hộ của người Việt tỵ nạn CS mà đắc cử, trở thành người đại diện cho dân, thì lại càng không có lý do nào, phản bội chính nghĩa và nguyện vọng của người Việt yêu tự do tại Úc. Trong tinh thần tôn trọng sự quan tâm của đông đảo người Việt yêu tự do tại Úc, đối với một vấn đề có liên quan đến lập trường chính trị của một vị dân cử, sau đây Con Hươu xin được đăng lá thư của một độc giả đã chứng kiến thượng nghị sĩ Nguyễn Sang có mặt trong buổi tiếp đón thủ tướng tà quyền VC, Phan Văn Khải, tại Canberra...

* * *

Kính gửi Con Hươu! Tôi yêu thích Con Hươu, một con vật thật hiền lành, dễ thương dễ mến, mà lại rất can đảm, sẵn sàng gánh vác chuyện chung của thiên hạ, giống như Lục Vân Tiên thấy Kiều Nguyệt Nga gặp cướp giữa đàng là ra tay can thiệp. Vì yêu thích Con Hươu nên hôm nay, tôi viết thư này tâm sự với Con Hươu một chuyện thương tâm mà chính tôi đã mắt thấy tai nghe có liên quan đến một ông nghị gốc Việt tỵ nạn mà chính tôi đã tin tưởng nhưng bây giờ lại phản bội lại chính nghĩa của người tỵ nạn, quay ra bắt tay với kẻ thù của dân tộc, của đất nước mình. Tôi xin được viết ngắn gọn như thế này. Vào khoảng 8 giờ 30 sáng, chúng tôi có mặt tại Hyatt Hotel để cùng nhập với một số người đã đứng chờ trên lối đi ngoài sân trước. Chúng tôi gồm chừng 30 người đến từ ba nơi khác nhau là Canberra, Sydney và Melb nhưng tất cả cùng đứng nơi đây với một tấm lòng duy nhất là phản đối sự hiện diện của tên thủ tướng VC Phan Văn Khải. Trong khi chờ đợi CS Phan Văn Khải ra đi, có một cảnh sát trẻ trong nhóm 3 người đã thân tình hỏi thăm về mục đích cuộc biểu tình, các bạn trẻ của chúng tôi mau mắn giải thích nên họ rất thông cảm, và kính phục chính nghĩa của người biểu tình chúng tôi. Chúng tôi đứng đó hô khẩu hiệu, ca hát những bài nhạc đấu tranh. Phía cửa khách sạn, đôi lúc có người tóc đen đứng nhìn về phía chúng tôi, rất khó phân biệt nhưng chúng tôi nghĩ bọn VC đang theo dõi chúng tôi. Khoảng nửa tiếng sau, một chiếc xe du lịch đỗ trước cửa khách sạn, trên xe gồm hai cặp nam nữ trẻ bước vào. Bọn chúng đã nhận những lời đả đảo, xua đuổi rất mạnh mẽ. Không bao lâu chúng tôi được anh bạn đang đứng canh tại cửa sau cho biết xe mô tô của cảnh sát và ngoại giao đoàn đã đến đậu dọc theo lối ra. Tôi chắc rằng khi thấy khí thế của đồng bào thì bọn này đã phải sửa lại kế hoạch (hoặc đã theo đúng kế hoạch) thượng sách là đi cửa sau. Chúng tôi đã chia thêm người ra cửa sau, và cảnh sát đã yêu cầu chúng tôi di chuyển cách xa cửa sau khoảng hơn 50 thước.
Một sự việc xảy ra thật bất ngờ khi chúng tôi thấy từ cửa khách sạn bước ra một tên VC mặc sắc phục sĩ quan màu vàng tiến thẳng vào nhóm chúng tôi (tên này là một trong hai tên mặc quân phục vàng trong buổi lễ nghinh tiếp). Cả nhóm chúng tôi bị khích động nên một anh luống cuống thế nào đã “vô tình” quay đầu cây cờ vào ngay mặt tên này. Khi thấy tên này không tỏ vẻ khiêu khích, chúng tôi đã để cảnh sát hộ tống hắn vòng ra cửa sau. Có lẽ tên này đã được cử ra làm mồi gây hấn, chọc tức nên chúng tôi đã không có bất cứ phản ứng nào, mà vẫn giữ thái độ ôn hoà, tuy nhiên bọn này có thể lường được sự giận dữ của chúng tôi. Khoảng 9 giờ 30 sáng, sau khi biết chắc chắn TT Phan Văn Khải đã được sắp xếp đi bằng cửa sau, chúng tôi đã kéo nhau về toà Quốc Hội để họp đoàn cùng với mọi người biểu tình. Riêng tôi, lên khỏi cầu thang từ bãi đậu xe gần chỗ cử hành lễ, tôi đã đứng tại chỗ, cách nơi tập trung đồng bào ta chừng hơn 50 thước. Khi đó, lễ chào quốc kỳ của Úc vừa chấm dứt, thủ tướng John Howard đi vào phòng khánh tiết, lẽo đẽo đi theo đít ông là thủ tướng VC Phan Văn Khải, cái mặt chần vầng như miếng bánh đúc thiu thả trôi sông vậy đó. Lúc ấy, tôi lững thững đi về phía toà nhà để chụp vài tấm hình. Trước sân, bọn cán bộ VC còn nán lại chụp hình. Chúng tưởng tôi không phải là người trong đoàn biểu tình nên một tên VC thấy tôi chụp hình, liền hỏi máy tôi có “rum” (zoom) không" Rồi y vênh váo tuyên bố một câu rất hỗn láo: Chị có thấy bọn "lày" nhố nhăng không" Muôn đời sẽ không cho chúng về "lước".

Qua vài phút nói chuyện, tôi mới biết là hầu hết những cán bộ VC trong phái đoàn của chúng đều được CS tuyên truyền rằng, những người nào mà đi biểu tình chống cộng ở hải ngoại đều là những người nghèo, được cộng đồng mình trả tiền mướn để đi biểu tình.v.v... Lúc sau, tôi vào tầng 1 của toà nhà, thấy một tên mặc veston xanh dương đậm dùng mobile liên tục. Sau đó tôi mới biết y là đại sứ VC đang điều động và cảnh giác các cán bộ VC là phải coi chừng kẹo bị người biểu tình đập vì đã có người biểu tình vào được bên trong, chửi người trong phái đoàn VC của chúng. Thấy tôi đi lang thang nên y hỏi tôi ở cơ quan nào" Tôi trả lời tôi không ở cơ quan nào cả. Tôi hỏi lại y có phải là đại sứ VC không. Y hỏi sao tôi biết. Sau đó tôi hỏi sao người nước ngoài đến VN không phải đóng tiền xin hộ chiếu mà những người VN về thăm gia đình phải trả tiền thuế nhập cảnh" Y trả lời rằng các nước khác đã được bãi bỏ việc đóng tiền thuế nhập cảnh, "riêng Mỹ và Úc còn biểu tình chống nhà nước ta thì lệnh này sẽ còn hiệu lực".(sic) Sau vài câu đúng bài bản tuyên truyền của VC, y xin kiếu đi xuống tầng trệt. Tôi đi theo hành lang dẫn đến bưu điện, bước vào chọn được tấm bưu thiếp cảnh Canberra rất ưng ý, nhưng khi trả tiền tôi mới nhớ mình bỏ quên ví trong giỏ nên đành lững thững trở ra, định tiếp tục đi lang thang thì mắt tôi chợt ngó xuống, và giật mình thấy nghị sĩ Nguyễn Sang vừa bước vào cửa. Đầu óc tôi chưa kịp làm việc thì thấy nghị Sang vồn vã bắt tay ông đại sứ VC. Tôi khựng người đứng nhìn! Khoảng 10 phút sau nghị Sang chia tay ông đại sứ, đến bàn trình và ký giấy rồi đi theo một bà hướng dẫn. Tôi vội đi trở ngược lại thang máy cuối hành lang để gặp nghị Sang nhưng họ đã đi vào cửa nào tôi không rõ...
Trên đây là lá thư của một độc giả gửi cho Con Hươu.Hy vọng khi nào nhận được lời giải thích của nghị Sang, Con Hươu sẽ đăng tải để qúùy độc giả nhận rõ vàng thau, xôi đậu trong cõi đời này. Ngoài ra, Con Hươu cũng nhận được thư và hình ảnh do hai độc giả khác gửi tới. Cả hai vị cũng đều là người tham dự cuộc biểu tình tại Canberra. Đặc biệt, trong một email của một độc giả gửi cho Con Hươu, trong đó có một số hình chụp thủ tướng VC Phan Văn Khải kèm theo lời bàn Mao Tôn Cương, đọc lên nghe thiệt đã. Vì vậy Con Hươu xin giới thiệu dưới đây để quý độc giả cùng chia sẻ...

* * *

Do tình cờ quen anh VT nên tôi biết, Phan Văn Khải tới Úc lần này là lần thứ ba. Lần đầu y đến Úc khi chưa làm thủ tướng. Lần hai y đến vào năm 1999, khi đó đã là thủ tướng, nhưng không có nghi lễ tiếp đón rềnh rang như bây giờ. Lần đó, anh VT bảo không kèn, không trốn, không đại bác, không có lính dàn chào vì khi ấy Úc còn coi thường Phan Văn Khải lắm. Họ bảo y là tên cán bộ cải cách ruộng đất đã nhúng tay vào máu giống như tụi Khmer Đỏ nên phải dè chừng, có khi y bị truy tố tội phạm chiến tranh không chừng, thì quê cả đám. Lần này sang Úc, Phan Văn Khải đã cho người đi đêm năn nỉ Úc phải dàn chào rềnh rang như vậy cho thoả mãn tự ái của y và cũng là dịp y muốn mượn cái oai hùm của Úc để hù bà con Việt Nam mình đừng có biểu tình chống CS nữa làm chi cho mất lòng chính phủ Úc. Nhưng rất tiếc, y càng đòi hỏi bao nhiêu thì chính phủ Úc càng coi thường y bấy nhiêu. Y đòi phải bắn 21 phát đại bác, nhưng chính phủ Úc chỉ bắn có 19, vì y không phải là nguyên thủ quốc gia, chỉ là nguyên thủ của nội các chính phủ. Họ bảo, trên y còn Trần Đức Lương, chủ tịch nước, mới được coi là nguyên thủ quốc gia, mà khi Lương tới Úc cũng chả được bắn phát súng nào. Tôi nghe VT nói là hôm 5/5 vừa rồi, bắn thì bắn 19 phát cho Khải đẹp lòng, chứ thực ra chỉ có 7 khẩu đại bác khai hoả thôi, còn lại 12 khẩu chỉ xịt khói tùm lum không hà.
Tôi xin gửi Con Hươu một số hình để quý báo thấy, tấm hình thứ nhất, thật đẹp, chụp cảnh trong khói súng, Cờ Vàng và người biểu tình mình đang tung hoành xông pha như cảnh nội chiến Nam Bắc Mỹ ngày xưa. Mấy tấm hình còn lại chụp bộ mặt u ám, buồn tẻ, giống hệt người buồn ngủ của Khải. Mang danh là thủ tướng mà có khuôn mặt hãm tài như vậy thì làm sao đất nước có thể nở mày nở mặt lên được. Bức hình chụp Khải đang diễu binh, nhưng nét mặt không có chút sinh khí. Tâm thần bất ổn, đã không có khí, không có thần, mà ngay cả sắc cũng không có. Những bức hình còn lại cũng cho thấy, trong khi thủ tướng John Howard tinh anh, chủ động, đầy thần sắc và bản lãnh của một vị nguyên thủ quốc gia, thì trái lại, gương mặt cặp mắt của Khải lờ đờ, bị động, giống hệt kẻ mất hồn, hay kẻ ăn cắp bị bắt quả tang. Nhất là bức hình dưới cùng bên phải, cho thấy thủ tướng John Howard đang dậy bảo Khải về một điều gì đó, rất có thể là về bổn phận của người lãnh đạo là phải tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền của người dân, nên Khải vội vàng chắp tay vâng dạ một cách rất bề tôi...
Tại sao Khải lại vác gương mặt thiểu não, đưa đám giữa một buổi tiếp rước long trọng khiến mất thể diện chính phủ CS như vậy" Có mấy lý do. Thứ nhất là Khải mang mặc cảm của một kẻ phi nghĩa, từng phạm nhiều tội ác tày trời với dân với nước, nên mặt của y là gương mặt đưa đám. Thứ hai, y mang mặc cảm của một kẻ tham nhũng hối lộ, chuyên làm điều sằng bậy. Thứ ba, y phải đối diện với khí thế của đoàn biểu tình đang chống đối y ầm ĩ ở bên ngoài. Trong thâm tâm, y hiểu được chính nghĩa, lẽ phải không thuộc về y, nên y mang cái đau đớn, cái xấu hổ đó ngay trên nét mặt. Thứ tư, y dư biết rằng, tất cả mọi người, kể cả John Howard, đều biết y là một tên tội phạm thời cải cách ruộng đất, một kẻ tham nhũng hối lộ suốt mấy chục năm qua. Vì biết rõ mọi người biết rõ cái xấu xa đê tiện của mình, nên dù mặc áo vét, thắt cà vạt, đeo kính trắng cho ra vẻ trí thức, trong thâm tâm, Khải luôn luôn xấu hổ, né tránh mọi cặp mắt của người đối diện, bất kể người đó là ai. Thậm chí ngay cả khi duyệt hàng quân danh dự của Úc, từ lục quân, đến hải quân, không quân Úc, Khải lúc nào cũng nhìn xuống đất, hoặc liếc trộm, trông gương mặt cứng ngắc, thiệt thảm thương, không xứng đáng tư cách một con người bình thường, nói chi tư cách của một vị nguyên thủ quốc gia. Nói tóm lại, Khải tuy mang danh "thủ tướng", nhưng nhìn Khải qua những bức hình trên, ai ai cũng phải thừa nhận đó là một "hoạt tử nhân", một xác chết biết đi mà thôi. Ngày xác chết đó, cùng cái chế độ CSVN, phải nằm trong quan tài, khâm liệm dưới 3 thước đất chắc chắn không còn bao xa. Xin hãy tin tôi đi, thưa các bạn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.