Hôm nay,  

Thơ: Trên Đồi Phnom Srey

18/04/200500:00:00(Xem: 6300)
Chỉ cần năm năm thôi
Hòa bình đao phủ thủ
Còn hơn bom nguyên tử
Cả dân tộc đổi đời

Trên đất nước Chùa Tháp
Từng nổi tiếng bao dung
Phật là người là đất
Là biển hồ mênh mông

Từ Angkor Siem Reap
Hướng về Kompong Cham
Vượt qua Tonlé Sap
Chỉ gặp những hồn oan

Tôi đưa tay vuốt mặt
Những xác chết vô hình
Ngày đêm còn kêu khóc
Đòi tôi không được quên

Vết chém cùng dấu đạn
Chứng tích khắp rừng chồi
Từ đỉnh đồi đi xuống
Bùn quánh thịt máu tươi

Với vợ con cha mẹ
Anh em tôi chưa yên
Dưới hố sâu tập thể
Việt Cộng cố đào lên

Phòng trưng bày tội ác*
Đồng chí tố quan thầy
Sát nhân tôi điểm mặt
Một phường một đảng thôi

Chợt nhớ Việt Nam Huế
Kinh hoàng Tết Mậu Thân*
Mã tấu và cờ đỏ
Quân đâu như hung thần

Bảy mươi lăm 'giải phóng'
Người hóa kiếp ngựa trâu
Huyền thoại rơi từng mảnh
Khăn tang phủ lên đầu

Tôi sống lại địa ngục
Giữa thế giới nín câm
Hy sinh một dân tộc
Để cứu vãn hòa bình "

Tôi ghi vào lịch sử
Thủ phạm phải trả lời
Phnom Penh đến Hà Nội*
Đồng lỏa gồm những ai

Trong tấn thảm kịch này
Diệt chủng rồi mất nước
Thân nô lệ kéo cày
Gạo ngon dâng Sô viết

Những giọt lệ thống khổ
Biến thành sóng đại dương
Nỗi đau thương tủi nhục
Sẽ chỗi dậy quật cường

Những dân tộc bất khuất


Chiến đấu với lòng tin
Kìa Ba Lan 'Đoàn Kết'*
Quyết dựng lại mùa Xuân

Hoa sen nở thơm ngát
Hai bên đường Tự Do
Nối liền Miên Lào Việt
Không chỉ là ước mơ

Tôi băng qua đất chết
Cát bụi mù mặt trời
Sao tôi vẫn nhìn thấy
'Liềm búa' bao vây tôi"

Nguyên Hoàng Bảo Việt (1983)

* Ngày 17 tháng 4 năm 1975, đàn em và công cụ của Cộng sản Hà Nội trong cuộc chiến Đông Dương, quân Khmers đỏ tiến chiếm Phnom Penh. Pol Pot thiết lập một chế độ thân Bắc Kinh, bất hòa rồi xung đột với Hà Nội thân Liên Sô. Ngày 7 tháng giêng năm 1979, bộ đội Việt cộng tấn công chiếm đóng Cao Miên và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới, với sự hợp tác của nhóm đàn em cựu Khmer đỏ lưu vong ở Việt Nam do Hun Sen cầm đầu.
* Ở Huế, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng tra tấn và tàn sát hàng ngàn đồng bào. Nhiều trăm nạn nhân bị chôn sống, trong đó có một số thường dân ngoại quốc gồm các tu sĩ người Pháp, các bác sĩ và giáo sư người Đức cùng thân nhân của họ. (Pháp Tấn Xã 13 tháng 4 năm 1968).
* Nghiệp đoàn Công nhân Solidarnosc tranh đấu chống chế độ Cộng sản Ba Lan từ đầu thập niên 80 cho đến khi chế độ từng làm kiểu mẫu cho Cộng sản Hà Nội bị sụp đổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.