Hôm nay,  

Thế Giới Đổi Thay Và Liên Hiệp Quốc Thay Đổi

02/01/200500:00:00(Xem: 5940)
Xu hướng toàn cầu hoá bắt đầu ở cuối thế kỹ 20 sẽ xuất hiện rõ rệt hơn trong những năm sắp tới bằng cách gây tác động mạnh mẻ ở nhiều lảnh vực trên thế giới. Công nghệ thông tin với truyền thanh, truyền hình, vi tính, website, online, điện thoại di động đang làm thay đổi cách sống, cách làm việc và cả cách suy nghĩ của con người.
Riêng Trung Cộng mỗi năm sản xuất hàng trăm triêu máy truyền hình, vi tính, điện thoại di đông để đáp ứng cho nhu cầu xử dụng tăng nhanh của nhơn loại. Trước kia người ta nói truyền thanh vàtruyền hình góp phần làm sụp đổ Liên Xô thì nay có thể nói điện thoại di động mới đây đã làm 'cuộc cách mạng màu cam' ở Ucraina thành công nhanh chóng.
Xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế là không thể đảo ngược. Hai phần ba các nước trên thế giới đã đạt đươc những thỏa thuận căn bản để tham gia thị trường chung nầy. Việt Nam cũng đang trong quá trình để vào WTO năm 2005.
Ngoài những khu vực kinh tế thành hình nhiều năm trước đây ở Châu Âu và Châu Mỹ, Châu Á do sư phát triển nhanh chóng của nhiều nước mà các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực như ASEAN, ASEM 5, APEC đã hoạt động tích cực nhằm hổ trơ các nước san bằng hố cách biệt về năng lực sản xuất vàtiêu dùng và phần khác tiếp trợ nhau hội nhập WTO.
Hoa Kỳ sẽ tìm cách bình thường hóa sớm với Châu Âu, cân bằng chiến lược kinh tế với Trung Cộng để giảm bớt chênh lệch xuất nhập, kềm hảm sự tụt giá của đồng Mỹ kim - vì thả nổi không phải là kế lâu dài. Hoa Kỳ còn phải đau đầu nhiều hơn nữa để chống khủng bố trong nước và toàn cầu, giải quyết cuộc chiến Iraq, ổn định Afghanistan vàgóp phần quyết định trong việc thành lập Nhà nước Palestine . Có người nói rằng Hoa Kỳ cần xem xét lại căn nguyên của phong trào khủng bố và tìm cách giải quyết khác đi, vì cách giải quyết cũ đã chứng tỏ chỉ làm cho khủng bố thế giới tăng thêm.
Đối với Công Đồng Chung Châu Âu thì trong những ngày sắp tới cần thông qua cho được Hiến pháp chung, hạn chế có hiệu quả làn sóng nhập cư bất hợp pháp từ Trung đông và châu Phi, kết nạp ổn thỏa Thổ Nhỉ Kỳ và các nước Liên Xô cũ, và làm hoà với Hoa Kỳ.
Ở Châu Á, dù Trung Cộng đang gây nhiều sự chú ý của thế giới về sức bật kinh tế nhưng phát triển nhanh có nhiều vấn đề: khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, bất công, tham nhũng, nhu cầu của đại chúng về tự do, dân chủ, nhân quyền. Điều chỉnh hệ tư tưởng chính trị cho thích nghi với hoàn cảnh mới cũng không phải là dể.
Tình hình chung kể trên là những thách thức mà người được ủy thác đề xuất dự án cải tổ Liên Hiệp Quốc (LHQ) phải để ý. Đó là chưa kể những thảm họa ngày càng ghê gớm do con người hay thiên nhiên tạo ra như dịch cúm gà tràn lan ở các nươc châu Á năm 2003-2004, vụ động đất sóng thần mới đây tại 11 nước vùng Nam và Đông Nam Á làm cho hơn 40 ngàn người chết, 30 ngàn người mất tích vàhàng trăm xóm làng bị tàn phá.
Tại cuộc họp Đại hội đồng (ĐHĐ) lần thứ 59 ở New York nhiều nước đãlên tiếng đòi cải tổ LHQ. Lý do là thế giới từ năm 1945 đến nay thay đổi nhiều mà cơ cấu của LHQ vẫn như cũ nên hoạt động kém hữu hiệu. Dân số thế giới tăng nhanh, kinh tế thế giới phát triển kéo theo tranh chấp quyền lợi phức tạp, sự ngoan cố bất tuân lệnh của LHQ ngày một nhiều, xung đột vỏ trang về chủng tộc, tôn giáo gia tăng và hình thái chiến tranh khủng bố diển ra khắp nơi khiến con người lo âu cảm thấy cuộc sống thiếu an toàn.
Yêu cầu cải tổ LHQ thì nhiều nhưng quan trọng nhứt vẩn là việc mở rộng Hội Đồng Bảo An (HĐBA). Làm sao cho nó có tính đại diện cao vì đó là cơ quan quyền lực cao nhứt của LHQ quyết định về chiến tranh và hòa bình trên thế giới.
Theo qui chế hiện nay thì HĐBA có 15 uỷ viên gồm 5 ủy viên thường trực và 10 ủy viên không thường trực. Năm ủy viên thường trực có quyền phủ quyết là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng. Mười ủy viên còn lại có nhiệm kỳ 2 năm được bầu theo khu vực: Châu Âu và Châu Mỹ mỗi Châu 2, Châu Á và Châu Phi mỗi Châu 3. Ghế Chủ tịch thì luân phiên mỗi nước chủ trì một tháng.

Quyền phủ quyết cho phép một nước có quyền bác bỏ sự thông qua nghị quyết của 14 nước khác trong HĐBA. Trong thực tế quyền nầy được Hoa Kỳ và Liên Xô trước kia và Nga ngày nay xử dụng nhiều lần để bảo vệ quan điểm của mình về chiến hay hòa, trừng phạt hay không một quốc gia bất tuân lệnh của LHQ. Người ta tự hỏi sao lại có thứ dân chủ phi lý đến độ 14 nước phải khuất phục một nước ngay cả khi họ quyết định đến sinh mạng của một nước khác. Tại sao Châu Âu có 3 ghế ủy viên có quyền phủ quyết mà Châu Á, Châu Mỹ chỉ có 1 và Châu Phi thì không có ghế nào hết. Nói về dân số thì Ấn Độ có gần một tỷ dân chiếm gần 1/4 dân số thế giới, nói về sức mạnh kinh tế thì Nhựt chỉ thua có Hoa Kỳ, nói về sức mạnh quân sư thì Đức có thua gì Anh, Pháp, Nga mà tại sao họ không có quyền phủ quyết"
Có ý kiến cho rằng quyền phủ quyết chỉ giúp các nước có quyền đó thủ lợi riêng, khuyến khích họ vỏ đoán chứ không có lợi gì cho ai vậy thì bỏ nó đi. Cũng có ý kiến cho rằng nên nâng số ủy viên thường trực có quyền phủ quyết lên cho cân bằng với tình hình mới. Cả hai đều khó thực hiện.
Luật tổ chức LHQ buộc rằng mọi sự sửa đổi về cơ cấu phải được 2/3 hội viên đồng ý và trong đó không có phiếu chống của các nước có quyền phủ quyết. Kiếm được 128 trên tổng số 191 phiếu như hiện nay thì không khó. Nhưng mấy ai mơ rằng một trong 5 nuớc Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng chịu từ bỏ quyền phủ quyết vô giá của mình. Và có ai tin rằng họ bằng lòng cho có thêm kẻ ngồi chung chiếu - nhất là Trung Cộng đối với Nhựt, Nga đối với Đức, họ quên sao được trận thế chiến lần thứ 2"
Có ý kiến dung hòa đề nghị chỉ cần tăng số ủy viên thường trực nhưng không có quyền phủ quyết hoặc tăng số ủy viên không thường trực lên và kéo dài nhiệm kỳ của nó ra. Làm như vậy dể thuyết phục Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng chấp thuận và mặt khác cũng làm giảm được áp lực của họ phần nào vì từ nay có thêm tiếng nói có trọng lượng rỉ bên tai họ thường xuyên hơn.
Tính đến nay đã có 6 nước chính thức muốn vào HĐBA với tư cách là ủy viên thường trực: Nhựt, Đức, Brasil, Ấn Độ, Ai Cập và Indonesia. Bốn nước Nhựt, Đức, Brasil, Ấn Độ đã chính thức lập khối liên minh công cử nhau mỗi nước mong chiếm một ghế. Lý do họ đưa ra là họ không thua gì Pháp, Anh, Nga về nhiều mặt. Brasil nói tại sao Châu Mỹ rộng hơn, dân số đông hơn mà chỉ có Hoa Kỳ là đại diện trong khi Châu Âu có 3. Ai Cập nói tại sao không có ai là đại diện cho khu vực Trung đông trong khi ở đó đa số là người Hồi giáo có nền văn hóa rất lẩy lừng. Indonesia lưu ý rằng họ là xứ có người theo đạo Hồi đông nhứt thế giới. Còn Nam Phi và Nigeria đánh tiếng rằng Châu Phi chưa có đại diện.
Cải tổ LHQ là do nhu cầu chung của thế giới. Nhưng, như cái lệ muôn đời, lúc nào cũng có cảnh đồng sàn dị mộng. Những nước yếu kém thì mong LHQ được cải tổ theo chiều hướng là cơ quan an ninh bảo an cho họ, là cơ quan cứu trợ mỗi khi họ găp thiên tai, dịch họa. Những nước trở nên hùng mạnh sau nầy thì mong được sắp xếp lại cho có chổ ngồi bên trên, xứng đáng với sức mạnh của họ hơn. Còn Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng thì đổi thay thế nào cũng được miễn không ai chia xẽ cái quyền phủ quyết của mình là được.
Sự hào hiệp của con người cũng như quốc gia luôn có giới hạn. Giới hạn đó là quyền lực vàquyền lơi. Công lý là cái có thật nhưng phải tranh đấu mới có. Và tranh đấu bằng chính sức mạnh của mình chứ không phải bằng lời kêu gọi. Khi nào mà sức mạnh về mọi mặt của Nhựt, Đức, Brasil và Ấn Độ khiến cho Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng phải kiên dè thì lúc đó ho,ï hoăc sẽ nhường ghế , hoặcï sẽ bắc ghế thêm cho ngồi. Còn bây giờ có thể là chưa tới lúc.
Đặng Đình Long
28-12-04

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.