Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi (3)

21/12/200400:00:00(Xem: 4623)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
3
Ông cụ tôi thọ hơn bà cụ mười ba tháng. Bà cụ 78 tuổi trời, còn ông cụ tám mươi. Tôi chỉ được sống chung với cả hai, ba mươi hai năm. Tôi gần như chẳng biết một tí gì, về chuyện hai ông bà đã làm quen với nhau trong dịp nào, ra làm sao; tôi còn chẳng biết hai người lấy nhau vào năm nào. Chẳng biết cách họ sống, cách họ xoay xở, trong mười một hoặc mười hai năm sau cùng của cuộc đời của họ, những năm không có tôi. Kể từ khi chẳng hề biết như vậy, tôi đành nhủ thầm, rằng mọi chuyện thì cũng theo thường lệ, và, biết đâu, hai cụ còn cảm thấy dễ xoay sở hơn, khi không có tôi ở kế bên, cả về mặt tiền bạc chi dụng hàng ngày, lẫn việc, hết còn phải thấp thỏm, về chuyện tụi nó bắt bớ giam cầm thằng con.
Ngoại trừ chuyện, tôi đã không được phụng dưỡng bố mẹ khi ông bà đã già yếu, ngoại trừ chuyện, hai cụ mất không có tôi ở kế bên. Tuy nhiên, tôi nói như vậy không hoàn toàn là do mặc cảm tội lỗi. Ao ước, làm sao đi đúng con đường của bố mẹ, theo tôi, có thể là một ao ước ích kỷ, bởi vì, mọi đứa trẻ, cách này hay cách khác, đều lập lại thành công của bố mẹ chúng. Tôi chỉ có thể nói như thế này, nói cho cùng, con người muốn học, từ bố mẹ của mình, về tương lai của chính mình, của riêng mình, về tuổi già của riêng mình; con người muốn học, từ bố mẹ của nó, bài học tối hậu này: làm sao chết, chết thế nào. Ngay cả khi chẳng muốn bất cứ một điều gì vừa nêu trên, thì con người vẫn hiểu ra điều này, tuy không cố tình muốn hiểu, rằng, khi mình già, liệu có khác ông via bà via mình chút nào không, hay cũng rứa" Liệu những gì gì, giọt máu đào hơn ao nước lã, là như vậy, liệu cái bệnh đau tim này, là di truyền"”
Như vậy là tôi không, và sẽ chẳng bao giờ biết, ông cụ bà cụ cảm thấy thế nào, những năm cuối cùng của cuộc đời của họ. Họ đã phải sợ hãi bao nhiêu lần" Bao nhiêu lần họ đã cảm thấy đã được sửa soạn, để chết, và sau đó, sau khi đã bình tâm, liệu có khi nào họ mong ước, cả ba chúng tôi sẽ có cơ hội lại đoàn tụ" “Con trai của mẹ,” bà cụ sẽ gọi điện thoại cho tôi, và nói, “điều độc nhất mà mẹ muốn từ cuộc đời này, là, lại được nhìn thấy con. Đó là điều khiến mẹ còn níu kéo cuộc đời này". Và một phút sau, “Con đang làm gì đó, mẹ muốn nói, năm phút, trước khi con gọi cho mẹ"” “Con đang rửa chén dĩa.” “Ô, vậy thì tốt quá. Đó là điều thật tốt để mà làm. Đôi khi nó còn làm cho con khoẻ mạnh, một cách trị bịnh tuyệt vời đấy, con trai của mẹ.”
4
Căn Phòng Rưỡi của chúng tôi đó, thuộc dẫy phòng chiếm một phần ba của cả khu phía bắc tòa building sáu tầng lầu, nhìn ra ba con phố, và một quảng trường. Tòa nhà là một trong những phúc lợi kỳ diệu nhất, được xây dựng theo kiến trúc của người Moor, đánh dấu bước ngoặt thế kỷ tại vùng Đông Âu. Được dựng lên vào năm 1903, năm sinh của ông già tôi, nó là một trong những nguồn cảm hứng về kiến trúc, đối với thành phố St. Petersburg vào thời kỳ đó, và Anna Akhmatova có lần đã kể cho tôi nghe, là ông cụ bà cụ của bà đã đẩy một chiếc xe trẻ con, trên có cô con gái của hai cụ, tức là nữ thi sĩ lớn lao của nước Nga sau này, tới viếng thăm kỳ quan kiến trúc, là tòa building nói trên. Về phía Tây, nó nhìn ra một trong những đại lộ nổi tiếng nhất của văn học Nga, đại lộ Liteiny Prospect, nhà thơ lớn Alexander Blok có thời gian có một căn phòng tại đây. Riêng về dẫy nhà của chúng tôi, một trong căn phòng đó đã từng được một cặp văn nhân tài tử cư ngụ. Cặp này đã có thời ngự trị văn đàn thời tiền Cách Mạng Nga, và cả sau này, thời kỳ lưu vong tại Paris, vào thập niên 1920, và 1930, đó là Dmitry Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Và cũng chính từ bao lơn căn phòng rưỡi của chúng tôi mà Zinka, khi còn trứng nước, đã buông lời lăng nhục đám thuỷ thủ cách mạng.
Sau Cách Mạng, với chính sách “cài răng lược” đám trưởng giả, dẫy nhà trên đã được xẻ banh ra, mỗi gia đình một mẩu. Tường cứ thế thi nhau dựng lên, ngăn những phòng lớn ra. Lúc đầu thì còn là tường gỗ lớp, plywood. Rồi thì là, theo năm tháng, đủ thứ loại tường, ván, gạch… cũng góp phần làm nên tiêu chuẩn, mẫu mã kiến trúc. Không gian không triển nở mãi ra, nhưng mà là cứ thế co rúm lại. Do co rúm lại như thế, lạ lùng thay, không gian lại trở nên hài hòa hơn. Cấu trúc có vẻ đẹp ra, và, có nhiều tên gọi: một gian [a cell], một góc [a closet], một cái mả, cái huyệt [a grave]. Như những cánh tay, những cái vòi, chúng cứ thế vươn ra, ôm trọn lấy những khoảng trời.
Trong Liên Bang Xô Viết, tiêu chuẩn chỗ ăn chỗ nằm, là 9 mét vuông cho một người. Chúng tôi phải nghĩ là mình là may mắn, bởi vì được chia tới 40 mét. Để được sự may mắn thái quá đó, ông cụ bà cụ đành phải bỏ hai căn phòng rời, ở hai nơi khác nhau, trong thành phố, nơi cả hai đã từng sống, trước khi lấy nhau. Một quan điểm về trao đổi như vậy, phải nói là chia chác, do mục đích sau cùng của nó, người nước ngoài thật khó hình dung nổi. Những luật lệ về tài sản thì bí ẩn, ở đâu thì cũng vậy thôi, nhưng có vài thứ bí ẩn hơn những thứ khác, đặc biệt là, khi chủ nhà của bạn chính là ông nhà nước. Tiền bạc không ăn thua gì ở đây, thí dụ vậy, bởi vì kể từ khi sống dưới chế độ toàn trị, đồng lương cố định, chế độ tem phiếu, mọi người ai cũng nghèo như… người đứng kế bên. Bạn không mua, [tiền đâu mà mua], phần ăn ở nhà nước đã chia cho bạn, nếu có chăng, là đòi cho được phần mà bạn đã được chia, trước đó. Nếu bạn có hai người, và nếu bạn quyết định sống chung, như vậy là cả hai được chia, phần hai bên trước đó sống riêng rẽ, bây giờ cộng lại. Và mấy anh chị công nhân viên sở nhà đất là người quyết định chuyện này. Đừng mua cuộc họ, bởi là vì đẳng [đảng] cấp giữa đám người này, tới lượt nó, thuộc loại “siêu” bí ẩn, và bản năng đầu tiên của họ, khi vừa nhìn thấy bạn, là, hãy chia cho nó, càng ít càng tốt!
Những cuộc đổi chác cứ thế mà tiến lên, năm này qua năm khác, và đồng minh độc nhất của bạn là sự mệt mỏi, hoặc là bạn chơi trò chai lì, không chịu dọn tới một nơi chốn ẹ hơn, và cứ ở, cho tới khi, không nó, thì bạn, xụm xuống. Không kể sự tính toán số học thuần tuý, điều làm đám công viên sở nhà đất đi đến quyết định, là cả một mạng lưới rộng lớn những gìả dụ, những ví thử, những nếu mà chẳng bao giờ thành luật, về tuổi tác, quốc tịch, sắc dân, nghề nghiệp, về tuổi, trai hay gái của mấy đứa con, gốc gác xã hội, quê quán của bạn, ấy là chưa kể ấn tượng đầu tiên về bạn, khi bạn vừa chường mặt ra ở sở nhà đất. Chỉ mấy người công nhân viên ở đó biết xó xỉnh nào còn trống, chỉ họ phán đoán đâu là khinh đâu là trọng, làm sao thiến ở chỗ này một tí, đắp vô chỗ kia một tị, một mẩu vài thước vuông. Ôi chao, sự khác biệt mới lạ lùng làm sao! Với một tí một mẩu như thế, bạn có thể có được một nơi cho cái kệ sách, hay sung sướng thay, một cái bàn để mà ngồi làm việc, hay mơ mộng.
5

Ngoài cái chuyện may mắn có thêm được tới muời ba mét vuông, chúng tôi còn may mắn khủng khiếp ở chỗ, cộng đồng nơi chúng tôi dọn tới đó, thật là nhỏ bé, tôi muốn nói, khu vực có căn phòng rưỡi của chúng tôi đó, gồm tất cả sáu phòng, nhờ trời, chỉ có bốn gia đình trú ngụ. Kể cả chúng tôi, chỉ có mười một mạng sống ở đó. Một khi không còn cuộc sống tập thể, cư dân của nó có khi tới con số một trăm mạng. Trung bình ra, thì là từ hai mươi lăm tới năm mươi. Riêng gia đình chúng tôi thì kể như rất ư là khiêm tốn, tôi muốn nói, nhỏ nhoi.
Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi cùng dùng chung một nhà cầu, một phòng tắm, và một cái bếp. Nhà bếp nói chung cũng rộng rãi, nhà cầu thì rất ư là tươm tất và thoải mái. Còn phòng tắm, những thói quen của người Nga liên quan tới công việc vệ sinh là, mười một mạng cũng ít khi bị coi là chật chội, không đủ chỗ, khi cả một đống người như thế dùng chung một nhà tắm, hay làm luôn công việc giặt giũ cơ bản [hoặc cái quần xà lỏn, hoặc cái xú chiêng], cũng ở một nơi bé tí đó. Người đang chờ tới phiên mình thì lăng quăng ở hành lang nối phòng trên với nhà bếp, và người ta thuộc nằm lòng, người hàng xóm của mình có mấy cái xà lỏn, xì líp, hay xú chiêng!
Hàng xóm, là hàng xóm tốt. Vừa như là những cá nhân tốt, vừa là do, tất cả họ đều đi làm và như thế, vắng mặt gần như suốt ngày. Còn điều này: họ không hề báo cáo công an; đúng là một điểm tốt ngay cả khi còn kiểu sống tập thể. Nhưng, ngay cả bà ta, một người đàn bà lùn tịt, chẳng có eo ếch gì hết, một phẫu thuật viên tại một bệnh viện đa khoa gần đó, cũng sẽ ban cho bạn một lời khuyên về một căn bệnh hay một thứ thuốc nào đó, giữ cho bạn một chỗ đứng, khi phải xếp hàng mua một thứ thực phẩm khan kiếm bằng tem phiếu, hay trông chừng nồi cháo đang sôi có thể trào ra ngoài. Dòng thơ của Frost, trong “The Star-Splitter” hình như là nói về điều này" “Bởi vì sống với xã hội, với người khác, là phải biết tha thứ”"
Trong tất cả những khốn khổ khốn nạn của cuộc sống tập thể đó, vẫn có một tí gì mang tính cứu rỗi. Nó đẩy cuộc đời về những cơ bản của nó. Nó xóa sạch mọi ảo tưởng về bản chất của con người. Nghe tiếng rắm ở trong nhà cầu, là bạn biết ngay, ai đang ở trong đó. Bạn còn biết, ông/bà láng giềng đó đã xơi món gì, trong bữa cơm chiều, hoặc bữa điểm tâm. Bạn nghe ra những tiếng động, của người nào nguời nào, khi cọ quậy trên giường, và biết, khi nào những người đàn bà có tháng. Thường xuyên, bạn là người mà người hàng xóm tóm lấy, để mà thở than, ca cẩm, về nỗi đau, nỗi buồn của ông ta hay bà ta. Và cũng chính người đó, sẽ kêu xe cứu thương, nếu chẳng may bạn lên cơn đau tim hay gặp điều gì còn tệ hại hơn. Và cũng chính ông ta, hay bà ta, đã khám phá ra bạn, nằm chết ngay đơ, trên chiếc ghế vẫn ngồi thường ngày, nếu bạn là người sống độc thân, hay là ngược lại.
Những nhận xét, mách bảo thuốc thang hay cách nấu món này, món nọ, ở cửa hàng nào có món khoai lang, rau muống cọng vừa dài lại vừa xanh, non… những trao đổi như vậy thường là ở nhà bếp, khi mấy bà vợ đang lo bữa ăn chiều. Đây là nơi người ta học những điều thiết yếu, hệ trọng của cuộc sống: bằng một cái nhếch tai, một cái nháy mắt. Bi kịch nào đang diễn ra ở đây, khi một người nào đó đột nhiên đổi giọng, với một người nào khác! Học ở đâu cách ăn nói đó! Xúc động sâu xa tới mức nào đã khiến cho cột sống lưng cứng đờ vì giận dữ, khiến dáng đứng như trời trồng thế kia! Những mùi vị nào, hương thơm nào, uế khí nào bồng bềnh trong không khí, quanh ngọn đèn vàng một trăm oắt lửng lơ như một giọt nước mắt treo trên một sợi dây điện sặc sỡ rối tít mù.Có một cái gì hình như là bộ lạc ở đây, trong căn hầm mờ mờ sáng này, một cái gì nguyên thuỷ, hoặc nếu muốn, bạn có thể gọi nó là tiến hóa; và những nồi niêu xoong chảo treo lơ lửng trên bếp ga, chúng giống như những chiếc trống con con, của một thời tiền sử.
6
Tôi nhớ lại tất cả những gì vừa kể ra trên, không phải là do hoài hương, nhớ nhà, nhưng bởi vì đó là nơi mẹ tôi trải qua một phần tư cuộc đời của bà. Người trong gia đình, ít khi cùng nhau đi tiệm ăn, thay cho một bữa nấu nướng; ở Nga, hầu như chẳng bao giờ. Tôi không nhớ hình ảnh bà cụ, hoặc ông cụ, qua một bàn ăn tại nhà hàng, hay tại một tiệm cà phê. Bà mẹ tôi là người nấu ăn số một mà tôi đã từng được biết, trừ một ngoại lệ, có lẽ, là Chester Kallman; nhưng tay này, nói cho cùng, chỉ hơn bà cụ tôi, là có trong tay nhiều gia vị hơn! Tôi nhớ cụ nhất, thường là khi cụ ở nhà bếp, với cái tạp dề, mặt đỏ ửng, và cặp kiếng mắt mờ đi vì hơi nước, cụ xua tôi ra xa khi xán gần bếp, tính nhón món này hay món nọ còn nóng bỏng ở trong lò. Môi trên bà long lánh mồ hôi; mớ tóc ngắn, cắt gọn, khô đỏ nhưng mà là mầu xám, thì rối bù. “Đi chỗ khác!” bà la lên. “Con không đợi được hả"” Tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nghe những lời như thế nữa.
Tôi cũng chẳng bao giờ còn nhìn thấy mẹ mình mở cửa (làm sao bà mở, hai tay bận cái xoong, hoặc hai cái chảo" Bằng cách hạ chúng xuống ngang then cửa và đè chúng lên đó"), và mang vô cho chúng tôi bữa chiều/bữa xúp/bữa trà/bữa điểm tâm. Cha tôi, lúc đó đang đọc báo, còn tôi, sẽ không rời cuốn sách nếu không được ra lệnh, và, mẹ tôi biết rất rõ, chẳng hy vọng gì ở hai người này, bởi vì bất cứ phụ giúp nào của hai cha con chúng tôi, chỉ làm chậm, hoặc có khi lóng ngóng đến làm hỏng bữa ăn! Hai bố con, tức những người đàn ông trong gia đình của bà, đã hiểu rất rõ, thế nào là lịch sự, hơn là chính họ có thể chủ động, ở trong những công việc cần tới lịch sự như thế. Ngay cả khi cả hai đều đang đói. “Ông lại đang đọc Dos Passos của ông"”, bà cụ có thể sẽ đưa ra một lời nhận xét, khi dọn bàn. “Ai sẽ đọc Turgenev" Ông hy vọng gì ở ông ta"”, và cha tôi sẽ trả lời, như một tiếng vang đáp lại, trong khi gấp tờ báo. “Một kẻ ăn không ngồi rồi”.
7
Làm sao tôi có thể tưởng tượng, cũng có tôi ở trong một khung cảnh như vậy" Nhưng mà rõ ràng là như vậy đấy, như tôi nhìn rõ cả hai ông bà. Lại một nữa, ở đây, không phải là hoài nhớ tuổi trẻ của tôi, quê hương xa xưa của tôi. Không, còn hơn cả thế, bây giờ, khi hai cụ đều đã mất, tôi nhìn thấy cuộc đời của họ, như cuộc đời của hai cụ đã từng như thế; và như thế, cuộc đời của hai cụ ôm, gồm cả tôi. Và cũng thế, họ cũng sẽ nhớ về tôi, ngoại trừ bây giờ, họ có được cái khả năng quí báu là có mặt ở tất cả mọi nơi, và vào lúc này, đang quan sát đứa con trai của họ, ngồi trong phòng bếp của một căn hộ thuê của trường học, viết những dòng này, bằng một thứ chữ mà cả hai đã không hiểu, mặc dù bây giờ cả hai đều không cần tới chúng nữa. Bây giờ cả hai đều thuộc về một thế giới khác. Đó là dịp may độc nhất mà họ có, để nhìn thấy đứa con trai của hai cụ, ở bên Mỹ. Và đó là dịp may độc nhất, để tôi nhìn thấy hai cụ, và căn phòng của chúng tôi.
[còn tiếp]
NQT dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.