Hôm nay,  

Việt Nam: Chế Độ Nhân Quyền Nào?

03/12/200400:00:00(Xem: 4627)
Hoa Thịnh Đốn.- Báo trong nước hôm 23-11 (2004) đồng loạt đăng một bản tin làm cả thế giới phì cười. Cười không phải vì là tin ngộ nghĩnh hay chuyện ngược đời mà là lời tuyên bố ngu ngơ của Lê Nam, Trưởng phòng Băng đĩa nhạc của Bộ Thông tin - Văn hoá đã khoác cho chế độ độc tài Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chiếc áo "Chế độ nhân quyền Việt Nam."
Lời tuyên bố này được đưa ra khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn công bố quyết định cấm lưu hành, trình diễn các Tác phẩm băng - dĩa của hai Ca sỹ Bằng Kiều và Thu Phương đang định cư ở Mỹ. Các Tác phẩm âm nhạc do Bằng Kiều sáng tác cũng bị cấm sử dụng dưới mọi hình thức.
Hai Nghệ sỹ này còn bị tước mất quyền Nghệ sỹ và Quốc tịch Việt Nam.
Tại sao như thế" Tin của hãng Tin nhanh Việt Nam (VNExpress) giải thích: " Hôm qua (22/11), Cục Nghệ thuật Biểu diễn - Bộ VHTT đã gửi Công văn đề nghị không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục của 2 ca sĩ Bằng Kiều, Thu Phương và các bài hát do ca sĩ Bằng Kiều sáng tác...."
"Thời gian qua , 2 ca sĩ Bằng Kiều và Thu Phương đã tự ý rời bỏ Tổ quốc, sang Mỹ theo đường du lịch với mục đích xin được định cư và biểu diễn tại Mỹ. Vì thế, 2 ca sĩ này đã có những phát biểu xuyên tạc tình hình đất nước và chế độ dân quyền để những thế lực phản động, thù địch lợi dụng, vu cáo chống phá chế độ ta..."
"Trả lời phỏng vấn VietNamNet, ông Lê Nam - Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa nhạc Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: "Thu Phương và Bằng Kiều là những ca sĩ nhận được rất nhiều ưu đãi của nhà nước.... Nhà nước Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để họ hoạt động âm nhạc tốt nhất. Vậy mà, khi sang Mỹ bằng con đường du lịch, họ đã tìm mọi cách ở lại và có những câu nói phản bội lại đất nước."
Trong một bản tin khác, Lê Bảo viết trong VNExpress: "Về điều này, ông Lê Nam - Trưởng phòng Băng đĩa nhạc - nói rõ thêm, Bằng Kiều và Thu Phương đã vi phạm pháp luật Mỹ, khi cố tình lợi dụng danh nghĩa đi du lịch để ở lại Mỹ. Theo ông Nam, để chứng minh "lòng chân thành và sự tình nguyện" đối với Mỹ, hai ca sĩ đã không ngần ngại xuyên tạc, nói xấu chế độ nhân quyền Việt Nam."
Có lẽ đây là lần đầu tiên Bộ Văn hoá - Thông tin và một viên chức Nhà nước đã khoác cho chế độ độc tài, độc đảng Việt Nam chiếc áo "dân quyền và nhân quyền".
Nhưng thứ "dân quyền và nhân quyền" này ở đâu ra " Người dân trong nước không có và cũng chưa biết bao giờ mới được hưởng. Nhiều lãnh tụ Tôn giáo, Nhân sỹ cựu đảng viên, Cựu chiến binh và Trí thức đã bị vào tù ra khám nhiều lần chỉ vì đã can đảm đòi Nhà nước tôn trọng quyền làm người của họ và yêu cầu Nhà nước không được xâm phạm các quyền của công dân ghi trong Hiến pháp.
Trường hợp của Qúy Đức Tăng thống Huyền Quang, Hoà thượng Quảng Độ (GHPGVNTN), các ông BS Nguyễn Đan Quế , Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sỹ Phu, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn v.v…đã làm chứng cho những việc làm không ngay thật của Nhà nước.
Bằng chứng là trong chế độ hiện nay, người dân không được phép hội họp, nếu không có phép và phải trình trước nội dung buổi họp. Họ cũng không được lập Đảng chính trị đối lập với đảng CSVN hay lập Hội tư nếu không nhập vào Mặt trận Tổ quốc, cơ chế tập trung các tổ chức chính trị-văn hoá-xã hội-tôn giáo để hậu thuẫn cho Đảng.
Người dân chỉ có tự do và dân chủ theo những điều kiện và trong phạm vi đảng cho phép.

TRẮNG - ĐEN
Thực tế thì như thế mà Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Lê Dũng vẫn có thể nói khơi khơi : " Quyền con người là mối quan tâm chung của cả nhân loại. Chúng tôi cho rằng quyền con người là quyền của mỗi người dân và mỗi dân tộc được sống trong độc lập, tự do, tự quyết định vận mệnh của mình và quyền phát triển về mọi mặt. Vấn đề quyền con người vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù, phù hợp với lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Là một dân tộc đã trải qua đấu tranh gian khổ để giành những quyền tự do cơ bản nhất là được sống trong độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam hiểu rõ giá trị của quyền con người. Ở Việt Nam, các quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và được tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của công dân." (Tin Bộ Ngoại giao ngày 18-12-2003)
Trong lĩnh vực truyền thông, người dân Việt Nam không được quyền ra báo, lập đài phát thanh-truyền hình và các dịch vụ xuất bản. Quyền này là của riêng Đảng và Nhà nước. Các cơ quan ngôn luận là của các Tổ chức Đảng và người làm báo là cán bộ của Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ và tuyên truyền cho các chính sách và kế hoạch của đảng.
Chế độ kiểm duyệt in ấn, kiểm soát trình diễn nghệ thuật được Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và địa phương thi hành nghiêm ngặt và tinh vi. Nghệ sỹ không được viết sao nói vậy. Các sáng tác Văn học, Kịch nghệ,Điện ảnh,Hội họa, Nhiếp ảnh cho đến diễn xuất của các diễn viên, trình diễn, trang phục, đầu tóc của nghệ sỹ đều phải kiểm duyệt trước.
Các Tổ chức Nhân quyền và bảo vệ quyền tự do Ngôn luận đã nhiều lần lên án Việt Nam độc quyền thông tin báo chí để phục vụ đảng cầm quyền. Nhưng Lê Dũng vẫn giương cổ cãi lại : "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ thông tin sai lệch, không khách quan về Việt Nam mà Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra trong báo cáo ngày 26/11/2003. Nhân đây, một lần nữa chúng tôi xin khẳng định ở Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định rõ trong Hiến pháp và được đảm bảo trên thực tế. Người dân Việt Nam được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên mạng Internet. Không có ai bị giam giữ vì lý do chính kiến, chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam." ( Bản tin ngày 26-11-2003)
Các Tôn giáo phải chịu sự giám sát của Nhà nước. Tôn giáo nào không chịu làm theo những điều kiện của Nhà nước đều bị chống phá, kìm kẹp, khủng bố. Giáo hội Công giáo, dù đã cố gắng chiều theo Nhà nước để tồn tại mà vẫn bị làm khó đủ điều, nhất là trong lĩnh vực tuyển sinh tu học, bổ nhiệm Linh mục, Tu sỹ đi phụ trách giáo xứ, và xin truyền chức các Linh mục và Giám mục.
Sự lựa chọn các chức vị lãnh đạo không còn thuộc quyền nội bộ của mỗi Tôn giáo mà hoàn toàn lệ thuộc vào quyết định của Ban Tôn giáo Nhà nước.


Đối với các Tôn giáo mà Hà Nội không cho hoạt động như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang) do Tăng thống Thích Huyền Quang và Hoà thượng Quảng Độ lãnh đạo và các phái đạo Tin lành đòi độc lập với hai Giáo hội Tin lành miền Nam và miền Bắc được Nhà nước yểm trợ, như giáo phái Mennonite trên Tây Nguyên (Cao Nguyên miền Nam cũ), thì Nhà nước áp dụng mọi biện pháp, kể cả võ lực và bỏ tù để ngăn cấm.
Nạn nhân mới nhất của các biện pháp cấm đoán này là Mục sư Nguyễn Hồng Quang của giáo Tin lành Mennonite. Ông đã bị bắt giam và bị phạt tù 3 năm cùng với các cộng sự viên ngày 12/11/2004. Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, nổi tiếng chống đối chính sách áp bức tự do tôn giáo của nhà nước cũng đã ngồi tù từ năm 2001.
Tất cả những hành động này còn được tăng cường bởi Pháp lệnh kìm kẹp Tín ngưỡng, Tôn giáo ban hành ngày 18-6-2004. Một trong những điều cấm kỵ nghiêm khắc nhất là không cho phép việc thờ phượng tại gia của người theo đạo và các chức sắc đạïo Tin lành ở vùng Tây bắc (Thượng du Bắc Việt cũ) và Tây nguyên Việt Nam (trên Cao Nguyên miền Nam).
Sự thật đã rõ như như thế mà Lê Dũng vẫn có thể phát ngôn trơn tru: " Ở Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng của công dân được pháp luật bảo đảm và được tôn trọng trên thực tế. Tín đồ các tôn giáo, trong đó có tín đồ Công giáo, được tự do hành đạo theo đức tin của mình." (Tin ngày 22-11-2003)
Tiếc rằng vải thưa không che được mắt thánh. Các nhân chứng ở trong nước, ba linh mục Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi đã báo động với thế giới về tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam, ngay sau phiên toà xử Mục sư Quang (12-11-2004).
Ba linh mục nói :" Chúng tôi cực lực phản đối phiên tòa phi pháp, man rợ và bản án hết sức bất công đó (3 năm tù). Chúng tôi xác nhận Mục Sư Quang cùng các truyền đạo viên đã chỉ hành sử quyền công dân và quyền tự do tôn giáo chứ không vi phạm bất cứ điều luật chính đáng nào. Chúng tôi quyết liệt đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải lập tức trả tự do vô điều kiện cho Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và các cộng sự viên của ngài."
"Trong nhiều tuần lễ qua, Mục Sư Nguyễn Công Chính và nhiều mục sư lẫn tín đồ cũng thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite tại Tây Nguyên đã bị chính quyền đàn áp một cách thô bạo qua việc phá nơi thờ tự của họ và buộc họ phải từ bỏ đức tin. Chúng tôi hết lòng chia sẻ nỗi đau thương của Mục Sư Nguyễn Công Chính cùng các cộng sự viên và tín đồ của ngàị. Chúng tôi coi đó cũng là nỗi khổ đau của chúng tôị. Chúng tôi xin được gọi Mục Sư Chính và Mục Sư Quang là những mục tử nhân lành đích thực và là những vị lãnh đạo tinh thần xứng danh. Chúng tôi quyết liệt yêu cầu nhà cầm quyền CSVN chấm dứt mọi sự đàn áp tín đồ tôn giáo Tây Nguyên vốn cũng là đồng bào Việt Nam ruột thịt."
Đối với Pháp Lệnh Tôn Giáo có hiệu lực từ ngày 15-11-2004, ba Linh mục viết : " Nạn nhân đầu tiên của bộ luật quái đản này có lẽ là các Hội Thánh Tin Lành tại gia. ï Chúng tôi xin được cùng quý Hội Thánh tuyên bố thẳng với nhà cầm quyền CSVN rằng các tôn giáo phải được tự do thành lập và tự do sinh hoạt bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, bằng bất cứ cách thức và với bất cứ phương tiện chính đáng nàọ. Không một quyền lực nào trên trần gian được cấm cản hoạt động tôn giáo vốn là một nhu cầu thiết yếu, một quyền lợi thiết thân của con người cũng như của xã hộị."
"Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào trong cũng như ngoài nước và mọi người thiện chí khắp thế giới hãy cùng hợp lực với mọi lãnh đạo tinh thần đang tranh đấu tại Việt Nam để đập tan gông cùm Pháp Lệnh Tôn Giáo của CS, vì pháp lệnh này không những là hiểm họa cho các tôn giáo mà còn cho cả dân tộc đất nước đang ngày càng đi xuống hố sâu của sự hủy hoại tinh thần, luân lý, văn hóa, phong tục và nhân cách, mà thủ phạm chính là chế độ CS vô thần, toàn trị, chuyên chế." (Việt Nam, ngày 13-11-2004)

LIÊN HIỆP QUỐC
Sau hai ngày lên tiếng của ba Linh mục Công giáo, Tổ chức Nhân quyền Freedom Now hôm 15-11 (2004) loan báo quyết định của Nhóm Hành động Liên Hiệp Quốc về giam cầm bừa bãi (United Nations Working Group on Arbitrary Detention) đã xác nhận việc Chính phủ Cộng sản Việt Nam giam giữ Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là phi pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp Quốc tế và tất cả các Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và các quyền Tự do của con người.
Quyết định của Liên Hiệp Quốc, thông qua ngày 16-9-2004, bởi các Thẩm phán của Algeria, Paraguay, Spain (Tây Ban Nha), Hungary(Hung Gia Lợi) và Iran (Ba Tư) đã đòi Nhà cầm quyền Việt Nam phải thả Bác sỹ Quế ngay lập tức.
Sở dĩ tin của Freedom Now phổ biến chậm là vì Liên Hiệp Quốc không muốn Việt Nam bị mất mặt với Thế giới nên đã giữ kín quyết định của 5 Thẩm phán để trao cho Chủ tịch Nhà nước Trần Đức Lương có thời giờ nghiên cứu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có phản ứng nào về quyết định của Nhóm Hành động Liên Hiệp Quốc.
Bác sỹ Quế, 62 tuổi đã bị Cộng sản Việt bắt giam không xét xử và bỏ tù 18 năm kề từ cuối thập niên 1970 vì ông đã can đảm đòi Nhà nước thực thi dân chủ, tôn trọng tự do và dẹp bỏ chế độ độc tài, độc đảng.
Sau khi ra khỏi nhà giam, Bác sỹ Quế tiếp tục lên án chế độ và từ chối ra khỏi nước để đổi lấy tự do. Việc ông ở lại quê nhà để tranh đấu đã gây nhức nhối cho đảng và nhà nước Việt Nam. Vì vậy, vào ngày 17-3-2003 ông lại bị bắt giam vì dám phổ biến lời tuyên bố trên Internet lên án Nhà nước độc quyền thông tin báo chí và cấm miệng người dân trong nước. Sau một phiên toà xử kín ngày 29-7-2003, ông bị phạt tù thêm 30 tháng.
Hành động đàn áp Bác sỹ Quế , một Nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền kiên trì và nổi tiếng nhất Việt Nam đã gây phẫn nộ cho Chính phủ Mỹ, Liên Hiệp châu Âu và các Tổ chức Nhân quyền trên Thế giới. Bây giờ lại đến lượt Liên Hiệp Quốc nhìn nhận quyền làm người của ông bị Nhà nước CSVN trắng trợn vi phạm thì những lời tuyên bố khoe khoang về nhân quyền và tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam có còn giá trị gì với nhân dân thế giới "
Chẳng nhẽ Trưởng phòng Băng đĩa nhạc Bộ Văn hoá - Thông tin Lê Nam không nhìn ra nên mới khoác nhầm chiếc áo "chế độ nhân quyền" cho chế độ hay là hành động giã từ chế độ của hai ca sỹ Bằng Kiều và Thu Phương đã làm cho Nhà nước sáng mắt ra"
Phạm Trần (12-04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.