Hôm nay,  

Tấm Lòng Con Bẩy Đưa Đò

21/11/200400:00:00(Xem: 5803)
Ngày xưa, tại vàm Cái Cau có một cô gái nổi tiếng vì nhan sắc, thùy mị và hò hay. "Giọng hát của con Bẩy đưa đò khi cất lên cao thì cao hơn tầm bay bổng của con cò, con vạc, cao vút tận mấy vì sao đêm lấp lánh; giọng ấy lúc buông trầm xuống thì như hơi gió xao động cả dòng sông, chuyển rung mặt nuớc. (Sơn Nam. "Con Bẩy Đưa Đò". Hương Rừng Cà Mau). *
Tài sắc, cũng như đức hạnh, không mấy khi mang lại hạnh phúc và may mắn cho những kẻ sống trong thời ly loạn. Cuộc đời cô Bẩy (rất) không may và (hoàn toàn) không hạnh phúc.
Thuở còn con gái, tình cờ cổ gặp rồi thương một người trên sông Cái Lớn. Chàng đẹp trai, đứng đắn, từng trải và lịch thiệp. Chỉ có điều đáng tiếc là người ta không "thuộc diện"... thường dân, không chịu cùng cô Bẩy kết duyên đôi lứa và sống an phận thủ thường - như những đám lục bình trôi nơi ao hồ sông rạch. Nói gì thì nói, chàng vẫn nhứt quyết lên đường - nằng nặc đi theo tiếng gọi của non sông.
"Lúc chia tay, con Bẩy nói:
- Bao giờ chàng trở lại em xin chờ.
"Chàng cười mà đáp:
- Cảm ơn.
- Lời em hứa là chắc. Hay là chàng không tin nơi lời nguyền của gái đưa đò.
- Đâu phải vậy. Chỉ sợ tôi không giữ đúng lời hứa... Chí trai bốn biển là nhà. Không có sức như chim bằng, như cá kình chớ phận con se sẻ, con tép, con tôm này cũng học đòi ngao du trong vòng đất nước nhỏ hẹp.
"Dứt lời chàng đứng dậy cất mái chèo. Con Bẩy xúc động rưng rưng nước mắt. Duyên may một đời chưa chắc gặp hai lần".
- Vậy thì xin chàng dậy cho em một hai câu hò để em nhớ đời.
- Cô hò đã hay mà lại có duyên. Tôi còn biết gì mà dậy thêm. Họa chăng chỉ có một tấm lòng này...
"Một tấm lòng!" Con Bẩy mãi suy nghĩ về ba tiếng đó, chừng giựt mình nhìn lại thì chàng đã khuất dạng trong lớp sương khuya".
Cô Bẩy chờ hoài, chờ hủy nhưng người xưa không bao giờ trở về bến cũ. Thời gian thì đâu có chịu đợi ai. Tuổi đời khiến cô Bẩy Đưa Đò phải bỏ nghề và xoay ra bán thịt heo bên hông nhà lồng của chợ Vàm. Thịt luộc của dì Bẩy nổi tiếng là "ngon hết biết" luôn.
Một hôm, có người năn nỉ xin chỉ cho cách luộc thịt heo. Dì Bẩy thoáng ngậm ngùi:
- Cái việc hò hát cũng như cái việc luộc thịt heo vậy. Ai làm cũng được. Cách thức dễ ợt. Nhưng mà công phu lắm.
- Công phu là thế nào dì Bẩy"
- Ở đây, hồi đó có người nói là cần "một tấm lòng".
Tấm lòng của dì Bẩy, của chàng trai mà dì đã trao duyên - đối với nhau, cũng như đối với đất nước non sông - sao mà thiết tha và cao đẹp quá chừng, quá đỗi. Một đất nước đầy nhóc những con dân với tấm lòng quả cảm và vị tha như thế thì "kẻ thù nào mà không đánh thắng, khó khăn nào mà không vượt qua", và mọi người đều có quyền đặt nhiều kỳ vọng ở tương lai của dân tộc chớ - đúng không"
Tưởng vậy mà không phải vậy đâu nha! Từ hơn nửa thế kỷ qua, sau khi được động viên để đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác, rồi bị kéo lê kéo lết qua hết trở ngại này đến trở ngại kia, người dân Việt in tuồng như kiệt sức. Tấm lòng của họ đối với tha nhân cũng như đối với xã hội và tổ quốc (chắc) không còn nữa.
"Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải giữ gìn các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hóa để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao. Con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ, Hoa Kỳ 1994, 32-33).
Và những chuyện "thô bạo" hay "tệ quá" như thế không phải chỉ xẩy ra ở Hà Nội mà thôi. Đó là "chuyện thường ngày vẫn xẩy ra ở huyện" và là tình trạng chung của cả nước mà.
"Tổ quốc đã trở thành đao phủ... Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc... Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc hăm họa, khống chế bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường... Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp... Tổ quốc đểu cáng và lật lọng. Tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày nguời dân phải chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng". [Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Paris 2001, 570 - 571).
"Chịu đựng" mãi, hết thế hệ này sang thế hệ khác, khiến luân lý và đạo đức của người dân Việt cứ suy yếu dần và có nguy cơ phá sản." Ý thức xã hội rất thấp, trước một khó khăn chung thì phản xạ ứng xử là tìm lối nhỏ để thích nghi riêng. Lâu ngày nhược điểm ấy phát triển thành thói vị kỷ, vô cảm và trơ trơ trước nỗi đau chung" ("Dắt Tay Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ." Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản tháng 1 năm 96, trang 201).
Thản hoặc, có vài ba người chịu không nổi "trước nỗi đau chung" lên tiếng đòi hỏi những cải cách đổi thay tối thiểu để cải thiện tình trạng "tệ quá" của xã hội thì lần luợt đều bị hăm dọa, khống chế, sách nhiễu, đấu tố, quản thúc, tù đầy, trước sự dửng dưng ("vô cảm và trơ trơ") của những người còn lại!
Chỉ trong vòng tháng 10 năm 2002, đã có mấy chuyện kỳ dị như sau xẩy ra ở Việt Nam - xin ghi lại theo thứ tự thời gian:

Ngày1 tháng 10 năm 2002, cả đài VOA lẫn hãng thông tấn DPA cùng loan tin hai công dân Việt Nam là ông Phạm Trọng Sơn và bà Nguyễn Thị Thảo đã bị kết án 3 năm và 8 tháng tù vì tội "biểu tình gây rối trật tự công cộng".
Ngày 22 tháng 10 năm 2002, tại thành phố Ban Bê Thuộc, tỉnh Đắc Lắc ba công dân khác (ông Y Tim Ê Ban 34 tuổi, Y Coi B Krông 30 tuổi, và Y Tho Mas Ê Ya 47 tuổi) bị kết án tám năm tù và hai năm quản chế vì tội "ép buộc người khác trốn đi nước ngoài" - nếu ghi theo như nguyên văn bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và nhật báo Nhân Dân, số ra ngày 24 tháng 10 năm 2002.
Còn theo bản tin của Xinhua News Agency, phát đi ngày 30 tháng 10 năm 2002, ba nhân vật vừa nêu bị kết tội "kích động dân chúng địa phương trốn ra khỏi nước" (The defendents were found guilty of inciting local people to flee the country). "Kích động" (incite) và "ép buộc" (force) là hai hành động hoàn toàn khác hẳn nhau.
Làm thế nào để có thể "ép buộc người khác đi nước ngoài", có lẽ, là điều mà những thông tín viên ngoại quốc không thể nào hiểu nổi. Do đó, họ "đành" phải chuyển ngữ "sai ý" của viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Đắc Lắc!
Mà ba ông Y Tim Ê Ban, Y Coi B Krông và Y Thomas Ê Ya đã "xúi dục hay khích động" dân chúng cách nào vậy cà" Họ cho cán bộ đóng chốt trong nhà nạn nhân rồi tuyên truyền rỉ tai hay chõ loa phóng thanh vào nhà con người ta và nói ra rả suốt ngày rằng: "đừng ở với "bọn xấu, bọn ác, bọn bất lương, bọn khốn nạn" đó nữa và bằng mọi cách phải chạy khỏi "tụi khốn nạn, tụi chó đẻà" đó đi". - hay sao"
Cứ cho là ba ông Y Tim Ban, Y Coi B Krông và Y Thomas Ê Ya có làm đúng như thế chăng nữa, việc khuyến khích hay kêu gọi người khác bỏ đi khỏi một vùng đất mà "nếu cái cột đèn có chân nó cũng không chịu ở" thì cũng là chuyện "tốt thôi", chớ đâu phải là một cái "tội" - hả Trời" Căn cứ vào hình luật nào để nhà đương cuộc Hà Nội kết án ba người dân Ban Mê Thuộc 8 năm tù và 2 năm quản chế"
Cũng thế, ông Phạm Trọng Sơn và bà Nguyễn Thị Thảo (hai cư dân ở Phú Nhuận, Sài Gòn) đã lãnh một bản án gần 3 năm tù, chỉ vì đã biểu tình phản đối chính sách giải tỏa nhà đất bất công của nhà cầm quyền địa phương - sau khi điền sản của họ bị tịch thu và đã làm đơn khiếu nại nhiều lần không có kết quả!
Chưa hết đâu, cuối tháng 10, vào ngày 30, báo Nhân Dân lại hân hoan sung sướng loan tin "Hai Tên Tội Phạm Ra Đầu Thú". Hai ông Y Sú Nie (58 tuổi) và Y Khai (không rõ tuổi) - cả hai đều là cư dân của huyện Ma Đrac, tỉnh ĐăÔc Lắc - đã ra "đầu thú" và đã nhận tội "móc nối với những thế lực phản động ở nước ngoài để hoạt đông chống phá nhà nước Việt Nam"!
Cách đây chưa lâu - vào khoảng tháng tư 1988, nếu tôi nhớ không lầm - giới truyền thông của làng Ba Đình, Hà Nội cũng hớn hở chạy một bản tin tương tự về một nhóm Fulro ra "đầu thú" tại tỉnh Lâm Đồng. Cái được mô tả là nhóm Fulro kể trên gồm có... năm người: hai đứa bé (có đứa mới mười mấy tháng), một ông già, một phụ nữ, và một người đàn ông trung niên có trang bị vũ khí - một cái... cung!
Nhóm người này, may mắn, không bị kết án "móc nối" với bất cứ ai. Lý do, tôi trộm nghĩ, vì Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng không đủ bằng chứng để buộc tội. Cung và tên không thể dùng để khều hay móc bất cứ cái gì. Khi "ra đầu thú", ngoài cung tên và xà gạc trên vai ra, tôi sợ rằng hai ông Y Sú Nie và Y Khai đã trót dại cầm theo một hay hai cái à cù nèo gì đó!
Làm sao để "lôi kéo, ép buộc người khác trốn đi nước ngoài" (nếu ghi nguyên văn theo tiêu đề của báo Nhân Dân http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/20021024/bai-tsdem24.html) là chuyện mà tôi e rằng chỉ có Trời hay Yàng mới biết. Còn làm cách nào để "móc nối với những thế lực phản động quốc tế" bằng những cái cù nèo thì chắc có lẽ ngay cả đến Yàng và Trời, cùng với Phật Chúa thánh thần các thứ hợp sức lại, cũng phải chào thua thôi!
Có thể vì không hoàn toàn am tường tiếng Việt (nhất là cái thứ xảo ngữ của những "toà án nhân dân" ở miền xuôi) và vì thấp cổ bé miệng nên những đồng bào miền núi đành chấp nhận những những tội danh và những bản án dành cho họ. Chuyện không đành lòng là thái độ dửng dưngỳ của cả hàng triệu triệu người Việt khác trước những lời buộc tội ngang ngược và xấc xược như thế của nhà đương cuộc Hà Nội.
Mền nắn rắn buông hay được chân lân đầu là thái độ và chiến thuật cố hữu của đảng CSVN. Vì mọi người đều im lặng, nghĩa là "đồng lòng", với những "bản cáo trạng" tháng 10 nên qua tháng 11 họ thản nhiên kết án một công dân khác (ông Lê Chí Quang) bốn năm tù và ba năm quản chế vì những tội danh rất mơ hồ: "tuyên truyền chống nhà nước" và "gây nguy hại nền an ninh của nước CHXHCVNVN"!
Họ tiếp tục áp chế cả dân tộc Việt vì tin rằng sẽ không gặp một phản ứng nào đáng kể, đến từ bất cứ ai. Tấm lòng của chúng ta đối với nhau, cũng như đối với non sông đất nước, đâu còn nữa! Họ đã cố tình giết cho nó chết và chúng ta thì đành lòng để cho nó chết luôn. Có phải vậy không" Tôi ước ao là đã vừa nói bậy và sẽ có vô số dịp để hối hận về sự hàm hồ và nông nỗi của mình, trong những ngày tháng tới!
Tưởng Năng Tiến
(*) Sách được in lại (và in "lậu") tại hải ngoại, tuyệt nhiên không có ghi một chi tiết nào về nhà xuất bản hay năm xuất bản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.