Hôm nay,  

Việt Nam: Học Đi Ăn Mày ?

19/11/200400:00:00(Xem: 4910)
Báo cáo của Quốc Hội : Chất lượng giáo dục nhìn chung còn yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, giáo dục chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó vớ các kỳ thi...
Hoa Thịnh Đốn.- Căn cứ trên hai Báo cáo của Bộ Giáo dục và Quốc hội về tình hình Giáo dục ở Việt Nam thì tuy nhà nước nói đổi mới nhưng Phụ huynh và Học sinh trong nước đang phải mò mẫm trong con đường hầm tụt hậu mà lại gặp phải đủ loại khó khăn và phường bát nháo làm đảo lộn luân thường đạo lý và làm tha hóa đạo đức con người Việt Nam.
Từ quan điểm chỉ đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội đảng lần VIII đưa Lê Khả Phiêu thay Đỗ Mười, chủ trương giáo dục là nhằm: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. (Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Minh Hiển đọc trước Quốc hội ngày 15-11-2004)
Nhưng những người hoạch định chính sách Giáo dục lại chưa coi Giáo dục là điều kiện tiên quyết, là đòn bẩy và là nền tảng của việc phát triển và xây dựng đất nước. Họ chú trọng nhiều đến việc làm sao biến học sinh - sinh viên thành các đảng viên Cộng sản trung kiên, thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và điều được gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh để nối tiếp thế hệ cha anh nuôi dưỡng và bảo vệ cho bằng được quyền lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo cáo của Hiển viết về sự gọi là tiến bộcủa học sinh : Nội dung giảng dạy và kiến thức của học sinh phổ thông có tiến bộ, toàn diện hơn và tiếp cận dần với phương pháp học tập mới. Trong giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo của một số ngành nghề như y dược, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải, v.v. về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống hiện nay. Đặc biệt, sự tiến bộ về nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên cùng với đội ngũ giáo viên, giảng viên đã góp phần vào việc bảo đảm ổn định chính trị của đất nước trong điều kiện có nhiều biến động của tình hình quốc tế và âm mưu, hành động của các thế lực thù địch đối với nước ta thời gian vừa qua.
Nnhư vậy là họ đã chính trị hoá học đường. Họ bắt các thầy cô và học sinh phải học tập chính trị, phải học chủ nghĩa Mác-Lênin và những điều Hồ Chí Minh nói khi còn sống cùng những điều mơ hồ gọi là âm mưu, hành động của các thế lực thù địch đối với nước ta thời gian vừa qua.
Chủ trương này hoàn toàn không ăn nhập gì đến việc học nhưng lại chiếm phần quan trọng quyết định về sự thành bại và hạnh kiểm của thầy và học sinh, sinh viên. Nhưng sự cưỡng ép phản giáo dục này cũng không được các giới hưởng ứng. Học sinh, sinh viên thì lơ là chỉ lo có mặt trong lớp cho khỏi bị hạnh kiểm xấu còn thầy thì cũng chỉ biết đọc bài cho học sinh chép cho xong nhiệm vụ.
Hiển nhìn nhận : Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc đại học còn thấp; phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới.Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh phổ thông còn kém. Nhà trường phổ thông vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng đào tạo đại trà của giáo dục nghề nghiệp và đại học còn thấp, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến; tinh thần hợp tác, khả năng sáng tạo, năng lực thực hành, giải quyết độc lập các vấn đề còn yếu. Chất lượng giảng dạy, học tập các môn chính trị còn thấp, hiệu quả chưa cao. Các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực công nghệ mới ở dạy nghề, đại học, sau đại học nhìn chung còn kém các nước tiên tiến trong khu vực về cả nội dung lẫn phương pháp đào tạo. Về cơ bản, chưa xây dựng được các ngành nghề đào tạo mũi nhọn ngang tầm khu vực và quốc tế.
Ở tất cả các cấp học, bậc học, cách dạy, cách học trong các nhà trường chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa phát huy tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm được đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội, làm chậm quá trình đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường.

GIÁP MẶT SOI GƯƠNG
Trong khi đó, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội do Chủ nhiệm Bà Trần Thị Tâm Đan đọc trước Quốc hội hôm 15-11 (2004) cũng ó những điểm đáng chú ý như sau :
1)- Chất lượng giáo dục nhìn chung còn yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, giáo dục chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó vớ các kỳ thi, chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành ít được cập nhật, trình độ ngoại ngữ, tin học yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên.
2)- Việc cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục thành những chính sách cụ thể và nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận cho đổi mới giáo dục còn hạn chế. Trong thực tế, có tình trạng còn lúng túng và chậm trễ trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế mở, áp dụng cơ chế thị trường thị trường theo định hướng XHCN trong quản lý kinh tế.
3)- Ở các trường ĐH, CĐ, THCN (Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp), dạy nghề, tuy cũng đã có nhiều việc làm để cải tiến nội dung chương trình và phương pháp nhưng nhìn chung nội dung chương trình thiếu cập nhật kiến thức mới và chưa hội nhập được với trình độ giáo dục thế giới, giáo trình thiếu và lạc hậu, tỷ lệ thời gian dành cho các môn học chưa hợp lý. Mô hình giáo dục ĐH chậm đổi mới, chưa có ngành đào tạo mũi nhọn nào, chưa có trường ĐH nào của nước ta có thể liên thông được với các trường ĐH khu vực và thế giới.
4)- Quốc hội CSVN đã có Nghị quyết 40 yêu cầu Bộ Giáo dục đổi mới giáo dục Phổ thông, nhưng Bà Tâm Đan phê bình : Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông không đồng bộ với đổi mới chương trình đào tạo ở các trường sư phạm mà đúng ra việc đổi mới chương trình ở các trường sư phạm phải được thực hiện trước khi đổi mới ở giáo dục phổ thông.
Về trang thiết bị cho việc học để mở mang trí tuệ cho học sinh, sinh viên thì Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật thì Việt Nam là nước lạc hậu nhất trong khu vực Đông Nam Á về sách vở, phương tiện và khả năng cập nhật với những tiến bộ trên thế giới của Thầy dậy.
Báo cáo viết tiếp : Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho thay SGK mới còn thiếu, không đồng bộ, chưa bảo đảm chất lượng; hơn nữa việc cung cấp trang thiết bị còn chậm, thậm chí hết học kỳ 1 mà nhiều trường vẫn chưa có đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
Các điều kiện đảm bảo cho giáo dục nhất là cho đào tạo nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các điều kiện để chuẩn hóa và hiện đại hóa giáo dục, tiếp cận với giáo dục khu vực và quốc tế còn rất bất cập.
... Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo, ở hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, thể thao…Công tác bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức hàng năm chưa quy định thành chế độ bắt buộc. Một bộ phận giáo viên chưa dành thời gian tự học, tự bồi dưỡng nên trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm còn bất cập...
5)- Trong khi giáo dục đòi hỏi phải có trình độ và nhu cầu huấn luyện để mở mang trí tuệ cho thầy dạy, nhất là ở bậc Đại học, thì tiền ngân sách dành để đưa các nhà giáo ra nước ngoài học hỏi đã bị đem dùng vào việc chẳng liên hệ gì đến giáo dục. Bà Tâm Đan nói : Gần 30 năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy chủ yếu được thực hiện ở trong nước, đại đa số cán bộ giảng dạy không có điều kiện giao lưu, trao đổi học thuật với các trường ĐH của thế giới. Trong những năm gần đây, Nhà nước chủ trương đầu tư ngân sách để đưa cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhưng tiếc rằng trong thời gian tổ chức thực hiện, Bộ GD-ĐT đã phân bổ tới 23% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, thực tập sinh cho cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức đoàn thể, trong khi đó yêu cầu bồi dưỡng đối với cán bộ công chức của các cơ quan này là kiến thức theo chiều rộng về quản lý xã hội hiện đại, năng lực hành chính, các kỹ năng quan hệ xã hội…chứ không phải là kiến thức của một chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật hẹp.
Điều này có nghĩa là cán bộ, công chức nhà nước làm những viện không liên quan gì đến giáo dục lại được gửi ra nước ngoài gọi là nghiên cứu, trong khi những Nhà giáo muốn được đi học hỏi thêm để về dạy lại cho học trò lại không được Bộ Giáo dục cho đi !

THAM NHŨNG - GIAN DỐI-XUỐNG CẤP
Từ mấy năm nay, các Nhà giáo có uy tín ở trong nước, từng dạy lên người bao thế hệ đã cùng với vô số bậc phụ huynh và các Đại biểu Quốc hội lên tiếng phê phán gắt gao tệ nạn tham nhũng và gian dối trong giáo dục.
Báo cáo của Chính phủ viết : « Tình trạng đáng lo ngại hiện nay là còn nhiều sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử; một bộ phận chưa có hoài bão, lý tưởng; một số vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi. Tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, cờ bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong sinh viên, tuy ít nhưng chưa ngăn chặn được, gây nhiều lo lắng trong xã hội. Việc tuyển sinh chặt chẽ nhưng đánh giá quá trình học tập lại lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên chưa chăm chỉ học tập. Sinh viên ít có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học; năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và hợp tác trong công việc còn yếu. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chất lượng đào tạo sau đại học, đặc biệt là chất lượng của một số luận án tiến sỹ còn thấp, chưa theo kịp trình độ phát triển khoa học, công nghệ và chưa gắn với cuộc sống. »


«.... Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan tồn tại từ nhiều năm nay, có những biểu hiện tiêu cực nhưng chưa tìm được giải pháp cơ bản để ngăn chặn có hiệu quả. Tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; hiện tượng học giả, bằng thật, không trung thực trong học tập và thi cử, sao chép luận văn, luận án có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo, đến đạo đức của thế hệ trẻ và lòng tin của xã hội.
Bệnh thành tích đã tác động đến quá trình giảng dạy, học tập, đánh giá học sinh, cũng như công tác quản lý giáo dục, và đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng, chưa phản ánh hết thực chất.
Báo cáo của Quốc hội thì chua chát nói ra những điều tai đã nghe, mắt đã thấy trong xã hội : Trong những năm đổi mới, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nước nhà đã có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xảy ra không còn là cá biệt đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Một số không ít giáo viên không giữ được vị trí, phẩm chất người thầy của mình, làm phai nhạt phần nào hình ảnh cao đẹp của người thầy trong xã hội. Tư tưởng chạy theo lợi ích vật chất, thiếu tâm huyết, không thực hiện việc tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nên trình độ chuyên môn của một bộ phận giáo viên không những không được nâng lên mà ngày càng mai một đi.
Cộng thêm với tình trạng này là nạn bằng giả, người thật và bằng thật nhưng người có bằng lại do mánh mung mà có chứ không do thi mà được đã lan tràn trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên.
Bà Tâm Đan vạch ra : Trong những năm gần đây, sự gian dối trong học tập ngày càng gia tăng, ở các lớp trên xảy ra nặng và nhiều hơn lớp dưới, ở người lớn nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên. Sự gian dối tuy chủ ở một bộ phận người học nhưng lại có tính phổ biến mà địa phương nào cũng có, từ giáo dục chính quy, tại chức đến giáo dục thường xuyên đều xảy ra.
Các hiện tượng chạy điểm, chạy thầy, quay cóp, mua bán sử dụng phao thi... trước đây rất ít và người học cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện thì bây giờ không ít người học coi đó là chuyện bình thường. Cha mẹ mua bằng cho mình thì việc mua điểm cho con là dễ hiểu. Nhưng hậu quả của việc làm đó lại làm cho các em học sinh trong lớp nhận ra sự bất công do người lớn mang lại, niềm tin của các em vào cha mẹ, thầy cô bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách của các em đến mức nào thật khó lường.
Khi có chủ trương tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức, đã dấy lên một phong trào học tập trong cán bộ, công chức, trong lực lượng lao động trẻ. Nhưng rất đáng tiếc, có một bộ phận người lớn đi học với động cơ không đúng đắn, không học tập nghiêm túc, chỉ cần có một tấm bằng mà không quan tâm đến kiến thức. Vì vậy, tình hình học giả bằng thật, hiện tượng sao chép luận văn thạc sĩ, tiến sĩ xảy ra không phải ít.
Trong lịch sử giáo dục nước nhà, chưa bao giờ các dịch vụ làm luận văn, luận án lại được quảng cáo xung quanh các trường đại học như hiện nay. Những tiêu cực của người học, đứng về mặt giá trị kinh tế thì không lớn và không đáng kể so với tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế nhưng sự tổn thất về đạo đức xã hội, phẩm chất con người thì vô cùng nghiêm trọng và hậu quả của nó làm mất đi niềm tin và sự tôn trọng của lớp trẻ đối với các bậc làm cha mẹ, đàn anh của mình mà họ thường ngưỡng mộ noi theo...
.... Việc tuyển chọn, sử dụng người chưa chú trọng vào năng lực, trình độ thực tế mà còn nặng về bằng cấp, điều này đã tác động xấu đến việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn của người học. Ngoài ra, nguyên nhân còn từ sự buông lỏng quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục, sự tiêu cực, không nghiêm túc của một số cán bộ, thầy cô giáo, sự làm ngơ của cán bộ lãnh đạo các nhà trường và cơ sở giáo dục. Đây là những vấn đề gây bất bình, nhức nhối trong xã hội.
Thời gian gần đây, Bộ GD - ĐT đã tiến hành thanh tra việc cấp văn bằng nhưng cũng chỉ mới giải quyết được một số trường hợp và cũng chưa tạo ra được sự chuyển biến cơ bản của tình hình.
Từ những căn bệnh này, cán bộ giáo dục ở Việt Nam, nhất là ở cấp Tiểu học và Trung học đã thi đua áp dụng những mánh lớn gian trá khi chấm điểm thi học sinh để tạo thành tích cho trường mình. Từ đó , bảo vệ được địa vị bằng cách cho điểm không đúng với khả năng thật sự của học sinh trường mình.
Việc làm này đã chứng minh trong các kỳ thi vào Đại học, theo đó rất nhiều thí sinh không làm được bài hay đạt điểm dưới tiêu chuẩn. Trong khi trên giấy tờ thì những học sinh này được điểm từ 85 trở lên khi tốt nghiệp Trung học !
Bà Tâm Đan nói thẳng : Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong các kỳ thi là còn do việc chạy theo thành tích quá nặng nề đã ăn sâu trong ngành giáo dục và lan sang cả lãnh đạo chính quyền các cấp, cả cha mẹ học sinh; là do buông lỏng quản lý và chạy theo danh lợi của người học.
Nhưng Bộ Giáo dục lại đổ mọi bất cập, thiếu sót và chậm đổi mới lên đầu cán bộ. Báo cáo của Nhà nước phê bình họ : Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục....Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Xã hội chủ nghĩa) và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước về giáo dục còn nặng tính quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập. ...
.... Chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ thiên về bằng cấp, chưa chú ý đúng mức đến năng lực thực tế dẫn đến tình trạng học giả, bằng thật và một số hiện tượng tiêu cực khác...

SỰ THẬT
Phản ứng về báo cáo của Nguyễn Minh Hiển đến từ mọi phiá, từ trong Quốc hội đến các Thầy cô và người dân. Ai cũng đồng ý tình trạng Giáo dục của Việt Nam đang lên cơn sốt cần phải chữa trị, nhưng Nhà nước lại cứ coi đó là chuyện bình thường, là hậu quả của thời kỳ đổi mới, là tại cấp thừa hành không làm đúng chỉ thị, tại thiếu tiền v.v...
Một trong những Nhà giáo hàng đầu của Việt Nam, Giáo sư Hoàng Tụy đã vạch ra những sai trái của chính sách Giáo dục, trong cuộc phỏng vấn của Vietnamnet ngày 12-5-2004, trước khi nghe báo cáo của Hiển. Ông nói : Tình trạng sút kém của giáo dục kéo dài triền miên quá lâu, có thể nói cả chục năm nay rồi. Những chuyện thi cử, dạy thêm, sách giáo khoa - ba khối u đó có từ lúc nào và đến nay đã giảm bớt được gì" Với công sức tiền của bỏ ra đâu phải ít mà kết quả đạt được chỉ như vậy, vẫn cứ tụt hậu ngày càng xa, thế là bình thường hay sao"
Hai kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) 2002-2003 gây sốc cho mọi người, rồi chuyện bằng giả, học giả, làm luận án thuê, v.v... Nếu cứ đà này mà phát triển thì những căn bệnh tiêu cực cứ thấm dần vào xương tuỷ, trở thành thâm căn cố đế, không thuốc nào chữa khỏi, sẽ đi tới đâu"
Có người nói chẳng có gì đáng lo: Giáo dục phát triển nhanh như thế này, dân ta hiếu học như thế này, là hồng phúc lắm rồi, còn phát triển nhanh thì tất đẻ ra chuyện này chuyện nọ. Theo tôi, cách suy nghĩ như thế rất sai lầm và thiếu trách nhiệm. Tôi thật sự kinh ngạc khi nghe có người cho rằng nên tuyên dương việc dạy thêm chứ sao lại cấm. Nguy kịch chính là ở chỗ đó: Không có gì đáng lo hơn là lạc hậu mà không nhận ra được sự lạc hậu!
Sự thật là, với trình độ đội ngũ giáo viên phổ thông của ta, với điều kiện tài chính, phương tiện vật chất đã đầu tư, nếu quyết tâm chấn chỉnh thì đâu đến nỗi giáo dục phổ thông không đuổi kịp được các nước phát triển nhất của khu vực trong thời gian ngắn. Cái chính là ta làm GD sai quá. Điều tệ hại là do phổ thông có quá nhiều chuyện bức xúc, nên cả xã hội tập trung bàn về phổ thông mà quên ĐH. Trong khi đó, so với thế giới và các nước trong khu vực, giáo dục ĐH của ta tụt hậu còn xa hơn giáo dục phổ thông.
Nếu nguyên nhân phổ thông tụt hậu không phải chủ yếu do đầu tư hay tiềm năng thì ở ĐH, cả tiềm năng và đầu tư đều chưa đủ. Cứ để ĐH nhếch nhác như hiện nay thì ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ các ngành. Muốn chấn hưng ĐH, có bốn khâu cấp thiết cần chỉnh đốn: thi cử, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, xét phong chức danh GS, PGS, và chính sách sử dụng giảng viên ĐH (phổ biến là giáo viên dạy 25-30 giờ một tuần!).
Ông bảo : Trên thế giới, không ở đâu đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ nhanh, nhiều, rẻ, và ẩu như ở nước ta. Cũng không ở đâu có cách phong GS, PGS kỳ lạ như ở ta: Năm 1996, lớn tiếng tuyên bố GS, PGS ta đã phong là hoàn toàn đạt trình độ quốc tế, nay lại bảo 80% số GS, PGS đã được phong chưa đạt chuẩn mực quốc tế bình thường, thậm chí hầu hết các GS, PGS đã được phong trước đây còn kém hơn! Xây dựng ĐH theo kiểu ấy, coi GS, PGS, TS đều là hàng nội cả thì cạnh tranh, hợp tác với ai được, làm sao hội nhập.
Giáo sư Tụy còn phê bình : Ở Bộ GD-ĐT, phải nói là còn rất bảo thủ. Chẳng hạn, việc ra đề thi ĐH theo một bộ đề thi in thành sách, bao nhiêu người phê phán" mà sau tám năm mới bỏ được. Rồi chuyện coi GS, PGS là "học hàm": Phải ngót 20 năm mới xác định trở lại là "chức danh", nhưng cũng chỉ mới hình thức thôi. Hay như chuyện thi tiểu học, có lần Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Quốc hội đã đề nghị bỏ, Bộ vẫn "xin" giữ lại, mãi vài năm lại đây mới chịu nghe, nhưng cũng chưa dứt khoát... (Chú thích : Hiển nói sẽ đề nghị Quốc hội cho bỏ kỳ thi Tiểu học từ năm, 2005)
Đó là toàn bộ cái mặt bi thảm của nền giáo dục hiện nay ở trong nước. Thiết tưởng chả cần bàn thêm thì mọi người cũng muốn bịt tai lại. Nghe Nhà nước nói hoài chỉ bẩn thêm tai.
Cái khổ là đồng bào ta ở trong nước cứ tiếp tục bị Nhà nước làm cho ngu đi để đất nước tiếp tục đi xuống trong khi Đảng và Nhà nước lại cứ hồ hởi, phấn khởi hô hoán lên : Đất nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, dân ta học nhiều và học giỏi chả thua kém gì ai ! -/-
Phạm Trần (11/04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.