Hôm nay,  

Phỏng Vấn: Ông Nguyễn Kim, Chủ Tịch Đảng Việt Tân & Ông Nguyễn Ngọc Đức, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân

15/11/200400:00:00(Xem: 6157)
LGT: Phần tư thế kỷ trước, đất nước VN tan hoang dưới gót giầy xâm lăng của CS, hàng chục triệu người VN phải nôn nóng vượt biên tìm tự do, hàng trăm ngàn người bị vùi thây nơi rừng sâu, biển cả, hàng triệu người Việt yêu nước và tài hoa phải chết dần chết mòn trong các trại tù cải tạo, trong khi CS tiếp tục tung hoành, gieo rắc tội ác trên khắp mọi miền của tổ quốc... Giữa lúc đất nước đang bị nghiêng ngửa, nhân tâm đang bị xô lệch đó, tin tướng Hoàng Cơ Minh thành lập Trận Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, quả thực đã thổi một luồng sinh khí, một niềm hy vọng mới vào tâm trí của tất cả những người Việt yêu tự do tại VN cũng như hải ngoại... Suốt thời gian phần tư thế kỷ qua, tuy mục tiêu giải phóng VN ra khỏi gông cùm CS (1) do Mặt Trận đề ra chưa đạt được, nhưng ai cũng phải thừa nhận những đóng góp to lớn của Mặt Trận trong công cuộc đấu tranh chống CS tại hải ngoại và thắp sáng niềm tin tại quê hương. Đặc biệt, những nhận định sắc bén của Mặt Trận trong bản "Tuyên Ngôn Chính Trị"(2) công bố ngày 12 tháng 9 năm 1991, đúng 9 năm sau khi đảng Việt Tân thành lập, đã chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của những người lãnh đạo đảng Việt Tân. Vì vậy, khi nghe tin đảng Việt Tân chính thức công khai vào ngày 19 tháng 9 tại Bá Linh, và biết được Mặt Trận đã được đảng Việt Tân lãnh đạo suốt từ tháng 9 năm 1982 cho đến nay, nhiều người, tuy có những băn khoăn, thắc mắc, nhưng tất cả đều vui mừng tin tưởng: Trước bản chất độc ác, tàn nhẫn lưu manh cùng hành động phản bội tổ quốc, cắt biển cắt đất dâng cho ngoại bang, chứng tỏ tội ác của CSVN hiện nay nhiều gấp bội so với thời điểm đầu thập niên 1990, đảng Việt Tân chắc chắn sẽ tiếp tục con đường "lật đổ CS quang phục quê hương" mà đảng VT đã vạch ra qua bản "Tuyên Ngôn Chính Trị", và đã chỉ đạo Mặt Trận công bố vào ngày 12-9-1991, cũng như cho phổ biến rộng rãi trên Internet từ ngày 12-12-2001. Nhân dịp Lễ Ra Mắt Đảng Việt Tân tại Sydney vào ngày 7 tháng 11, Ông Nguyễn Kim, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, và Ông Nguyễn Ngọc Đức, Ủy Viên Trung Ương Đảng, đã ghé thăm Úc Châu, và hai ông đã ưu ái dành cho Sàigòn Times một cuộc phỏng vấn trong tinh thần thẳng thắn, thoải mái và vô tư, vào chiều Thứ Sáu, 5 tháng 11. Sàigòn Times chân thành cảm ơn lòng ưu ái của hai ông, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài phỏng vấn.
*

SGT: Trước hết, xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kim và ông Nguyễn Ngọc Đức đã cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn hôm nay. Thưa hai ông, chúng tôi được biết, Mặt Trận thành lập năm 1980, đảng Việt Tân thành lập năm 1982, và chính thức công khai vào tháng 9 vừa qua tại Bá Linh. Vậy xin hai ông cho biết, những điểm giống và khác giữa Mặt Trận và đảng Việt Tân về tổ chức lãnh đạo, chủ trương đường lối, quan điểm, mục tiêu"

Ô.Nguyễn Kim: Để làm sáng tỏ cho câu hỏi, anh cho phép tôi trình bày về lý do hình thành của cả hai tổ chức MT và VT. Từ đó mình sẽ thấy được những điểm giống và điểm khác. Thực ra tôi là một người có được cái may mắn đi về khu chiến trong những năm tháng đầu tiên với chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Lúc đó, tất cả những người tiên phong đều có suy nghĩ là hình thành ra một cái đảng với hai mục tiêu là chấm dứt chế độ CS và canh tân đất nước. Nhưng mà trong lúc sắp xếp để gặp các lực lượng kháng chiến trong nước như Mặt Trận Tả Ngạn, Mặt Trận Cửu Long Giang, Mặt Trận Đồng Bò, tổ chức Lực Lượng Quân Dân Hải Ngoại, tổ chức Người Việt Tự Do.v.v... thì chúng tôi thấy tiến trình thành lập đảng có rất nhiều khó khăn. Vì trong thời gian đầu thập niên 80, cái chữ đảng nó không được những người ở trong nước, kể cả những người ở hải ngoại về tham gia cuộc đấu tranh tại các vùng biên giới Thái, Lào, chấp nhận. Nói tới đảng họ rất e ngại vì nghĩ đến đảng CS. Chính vì sự suy nghĩ đó mà chiến hữu Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu khác quyết định, trước hết là thành lập Mặt trận vào ngày 30-4-1980 và công bố Cương lĩnh Chính trị vào ngày 8-3-82 tại biên thùy Đông Dương. Sau khi hình thành cương lĩnh và vận hành tốt, thì ngày 10-9-82, cũng tại khu chiến, đại hội dựng đảng đầu tiên của Việt Tân được diễn ra và bầu chiến hữu Hoàng cơ Minh làm chủ tịch.
Còn cái điểm khác biệt là MT quy tụ một số lực lượng đấu tranh với mục tiêu chấm dứt chế độ CSVN trong một thời gian nhất định. Trong khi đó thì VT là một đảng vừa chấm dứt chế độ độc tài CSVN, vừa canh tân đất nước miên viễn theo dòng lịch sử. Còn về lãnh đạo thì lãnh đạo của MT cũng là đa số của đảng VT.

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Tôi xin bổ túc thêm về điểm khác và giống nhau giữa VT và MT. Khi các chiến hữu tiền phong chúng tôi trở về vùng biên thuỳ Đông Dương thì ý niệm thành lập đảng VT có trước, nhưng rút cuộc VT thành lập sau Mặt Trận như chiến hữu Kim đã trình bày. Khi mà kết hợp các lực lượng, phần tâm lý không được thuận lợi cho công việc thành lập đảng trong giai đoạn thập niên 80. Vào đầu thập niên 80, trong nước, đa số nghe đến đảng họ thường liên tưởng đến đảng CS nên rất sợ, còn người Việt tại hải ngoại, thì nói đến đảng họ cũng không ưa. Từ đó các chiến hữu tiên phong quyết định tạm gác việc thành lập đảng qua một bên, để đẩy mạnh cái công việc thành lập MT, kết hợp các lực lượng kháng cự CS lại với nhau, và vì vậy mà MT đã ra đời trước. Nhưng mà song song bên cạnh đó, các chiến hữu tiên phong biết rằng muốn đi đường dài trong cuộc đấu tranh thì phải có một tập hợp cách mạng, một đảng cách mạng. Vì vậy, song song tiến hành thành lập MT và đưa đến việc công bố Cương Lĩnh Chính Trị ngày 8-3-82, thì các chiến hữu tiên phong cũng thảo luận để có một đảng cách mạnh, và sau đó, thì đến ngày 10-9-82, tức là 6 tháng sau VT được thành lập. Bây giờ nói đến đường lối chủ trương, cái điểm chung của MT và VT là lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, và tuỳ theo tình hình chiến lược đấu tranh có thể thay đổi, có khi phải đấu tranh dưới dạng thức MT và có khi dưới dạng thức VT, nhưng cái cốt lõi không hề thay đổi. Cốt lõi lãnh đạo VT và MT là một. Vì vậy khi công khai hóa VT thì phải ngưng tất cả hoạt động của MT để tập trung nỗ lực vào Đảng VT để nhằm đưa ra một số chủ trương mới và có sự kết hợp rộng rãi hơn.

SGT: Thưa như hai ông vừa trình bầy, Mặt Trận thành lập ngày 30-4-1980. Sau đó, đảng Việt Tân thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1982. Nhưng trong tài liệu giới thiệu Quá trình hoạt động của đảng Việt Tân ở trên Web lại có đoạn nguyên văn: Từ ngày thành lập vào năm 1982 cho đến nay, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã tiến hành một số nỗ lực đấu tranh qua các thời kỳ được tóm lược như sau: Giai Đoạn 1982-1985: Đây là thời kỳ đảng Việt Tân tập trung vào nỗ lực liên lạc và kết hợp các lực lượng kháng cự đang chiến đấu khắp Việt Nam để tạo dựng thành một phong trào kháng chiến trong toàn dân, đi đến thành quả là sự ra đời của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. (viettan.org/article.php3"id_article=30)"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Đây là cái tài liệu mà anh em đã ghi, thì thực sự ra trong cái tài liệu này, nó thiếu một giai đoạn mà ngày mai các anh sẽ coi trong cái Slide Show chúng tôi chiếu, cũng như đã chiếu tại Bá Linh nữa, nó sẽ đầy đủ hơn, có cả giai đoạn 1980 cho đến năm 1982, 82-85, 86-90.v.v... Và trong tài liệu này, thì nó thiếu cái giai đoạn đầu tiên, ngay cái câu Từ ngày thành lập năm 1982 thì tôi nghĩ cái câu này nó cũng trật. Tôi nghĩ anh nói rất đúng. MT chính thức thành lập ngày 30-4-80 là ngày đánh dấu 5 năm cái biến cố 75. Sau đó 2 năm mới công bố Cương Lĩnh Chính Trị. Như vậy tài liệu này không đã trật rồi. Chúng tôi sẽ cho điều chỉnh lại...

SGT: Khi đảng Việt Tân thành lập năm 1982, bao gồm nhiều nhân vật sáng lập như ông Hoàng Cơ Minh, ông Lý Thái Hùng, cũng như ông Nguyễn Kim; cùng nhiều người tham gia như ông Trần Xuân Ninh, ông Hoàng Cơ Định, ông Nguyễn Ngọc Đức Riêng ông Phạm Văn Liễu, cho đến năm 1984, vẫn là một trong những nhân vật quan trọng bậc nhất của MT, như vậy khi đảng Việt Tân thành lập vào năm 1982, ông Phạm Văn Liễu có biết hay không, và ông Liễu đã đóng vai trò gì trong đảng Việt Tân"

Ô. Nguyễn Kim: Theo quyết định của đảng VT lúc đó thì tất cả những người gia nhập MT, ai gia nhập MT năm nào thì được coi là gia nhập đảng VT năm đó. Nhưng mà tôi là cái người Trung Ương Đảng đầu tiên đi ra phát triển đảng Việt Tân cho Mặt Trận vào năm 1985. Anh hỏi cái câu này rất là chính xác. Lúc đó ông Liễu không hề biết.

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thực ra, hàng ngũ phát triển đảng VT thì trong nước đi đầu, từ năm 82 các anh em hoạt động trong nước là đảng viên đầu tiên, sau đó chiến hữu Nguyễn Kim được trao cho trọng trách phát triển đảng tại hải ngoại vào năm 1985, và lúc đó ông Liễu không còn sinh hoạt trong tổ chức nên ông ta không biết.
Ô. Nguyễn Kim: Có một điều là ông Liễu viết trong cuốn sách Trả ta Sông Núi là ông Nguyễn Xuân Nghĩa là người sáng lập đảng VT là hoàn toàn sai sự thật. Thực ra, tôi là người đầu tiên phát triển đảng VT tại hải ngoại vào tháng 6 năm 1985. Trong giai đoạn từ năm 82 đến tháng 6-85 hoàn toàn bí mật trong nước mà Hải ngoại không ai biết cũng vì lúc đó sự đi lại rất khó khăn, anh em không dễ dàng gặp được nhau.

SGT: Thưa như đảng Việt Tân đã công bố, ông Hoàng Cơ Minh vừa là chủ tịch MT vừa là chủ tịch đảng VT. Và trong buổi tiếp xúc với đại diện truyền thông ngày 28/07/01, tại San Jose, Bắc Cali., khi trả lời câu hỏi ai là người kế vị ông Hoàng Cơ Minh của ông Nguyễn Xuân Hiệp, tạp chí Nhân Văn, ông [Nguyễn Kim] lúc đó đã tuyên bố: Người kế vị chủ tịch Mặt Trận hiện đang hoạt động tại quốc nội. Vì lý do an ninh nên Mặt Trận xin không công bố danh tánh. Tuy nhiên, theo phần giới thiệu về nhân sự của đảng Việt Tân thì ông [Nguyễn Kim] được đề cử giữ chức chủ tịch đảng VT từ năm 2001" Điều này có gì là mâu thuẫn không, thưa ông"

Ô. Nguyễn Kim: Ngày 28-7-2001 là lúc công khai hóa sự hy sinh của chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Thì lúc đó ông Ngô Văn Tự là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội, là chủ tịch MT và ông này cũng chưa bao giờ là chủ tịch đảng VT. Sau tháng 9 năm 2001, trong tình trạng khó khăn, tôi mới chính thức đảm nhiệm chức vụ chủ tịch đảng VT. Như vậy nó không có điều gì mâu thuẫn cả.

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Vào tháng 7-2001, chiến hữu Nguyễn Kim chưa phải là chủ tịch đảng VT. Hơn nữa, người thay thế chức vụ chủ tịch MT sau khi chiến hữu Hoàng Cơ Minh hy sinh là chiến hữu Ngô Văn Tự. Mãi cho đến tháng 9-2001, tổ chức mới đề cử chiến hữu Nguyễn Kim vào chức vụ Chủ Tịch đảng VT. Còn những người thay thế chiến hữu Hoàng Cơ Minh trong chức vụ Chủ Tịch đảng VT trước chiến hữu Nguyễn Kim không phải một người mà ba bốn người khác. Nhưng vì lý do đặc biệt xin anh cho phép chúng tôi giữ bí mật điều này.

SGT: Thưa ông Nguyễn Ngọc Đức, trong bài diễn văn Chương trình hành động của ông có nói Song song với nỗ lực chấm dứt độc tài, nhu cầu cải thiện dân sinh vẫn là một nhu cầu quan trọng cần phải làm". Như vậy xin ông cho biết VT làm thế nào để thực hiện cải thiện dân sinh mà không chịu chi phối hay kiểm soát bởi đảng CSVN, trong khi CSVN còn đầy đủ quyền lực trong tay cộng thêm sự gian manh cố hữu"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa anh, bây giờ mình nói đến thực tế của đất nước. Các anh là những nhà báo, những người theo dõi nhiều về mọi lãnh vực. Từ lúc CSVN đổi mới, mở cửa từ năm 1986 đến giờ thì người Việt ở nước ngoài này có nhiều phương cách khác nhau để giúp người thân, giúp đỡ bạn bè kể cả tôn giáo rất là nhiều. Rất nhiều cách đồng bào hải ngoại giúp đỡ đồng bào trong nước mà không qua sự kiểm soát của chế độ. Đương nhiên, mình không thể nói CSVN không có lợi trong đó. Nhưng một trong những yếu tố tôi cho là quan trọng là khi người dân đói khổ, dân trí thấp kém, mà lại kéo dài trong nhiều năm, nếu đợi đến khi mình gỡ họ ra khỏi được hệ thống kìm kẹp đó, mình mới vực lên thì rất là khó và rất lâu. Thành ra nếu chúng ta ưu tiên đến cái tương lai dài hạn của đất nước, thì đương nhiên cái nỗ lực ưu tiên là làm sao bứt phá cho được cái guồng máy độc tài này mà chúng tôi đã nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên, bên cạnh cái ưu tiên đó có những vấn đề cấp bách mà sau này khi gỡ được cái guồng máy độc tài thì lại phải đứng trước nhiều đổ vỡ to lớn. Khi đó tôi tin rằng vực lên rất là khó. Nếu những người quan tâm đến đất nước, cần phải thấy được cái thực tế đó, để mà làm sao vực lên được nhiều lãnh vực khác nhau của đồng bào mình trong nước. Đến khi mình dứt bỏ được chế độ độc tài rồi thì mình gặp ít khó khăn hơn. Tôi tin tưởng rằng, chắn chắn mình sẽ dứt bỏ được chế độ độc tài. Theo những điều tôi vừa trình bày, tôi không nghĩ là riêng đảng Viêt Tân mà còn nhiều lực lượng khác nhau đã và đang làm trong thời gian vừa qua. Chúng ta tiếp tục làm những chuyện đó để nâng cao đời sống đồng bào trong nước như dân sinh, nhân quyền và giáo dục.v.v... Chúng ta sống ở xứ dân chủ, dù chính quyền có thay đổi thì cũng phải làm. Một lúc nào đó, ông thủ tướng này đi, thì ông thủ tướng khác lên cũng tiếp tục phải làm. Nếu chúng ta thấy vấn đề đất nước, dân tộc là miên viễn thì chính quyền nào cũng phải làm, đảng nào cũng phải làm.

Ô Nguyễn Kim: Tiếp theo tôi xin đơn cử, tại nam Cali, có khoảng 150 y sĩ và y tá đang làm công tác y Tế từ 7 năm qua, mỗi tháng có chừng 15 người về giúp đồng bào mình. Họ đến những vùng xa xôi giúp dân, khi người dân được giúp đỡ thì đa số rất bất mãn chế độ. Lúc đầu phái đoàn y tế làm nhỏ, sau làm lớn mà nếu nhà nước CS cấm thì dân biểu tình chống đối. Cái yếu nhất của CSVN bây giờ là dân sinh. Nếu nhiều người làm và làm được thì được nhiều hậu thuẫn của quần chúng. Một khi mình gây thành phong trào thì nó sẽ là những hoạt động ngoài sự kiểm soát của nhà nước CSVN. Nếu mình giúp đỡ được dân thì nói dân sẽ nghe và biến thành lực lượng chính trị lúc nào không hay. Tuy nhiên, những sự giúp đỡ này nếu không được hướng dẫn thì nó chỉ là những công việc từ thiện mà thôi, không có kết quả. Cái yếu của nhà nước VC là không biết lo cho dân. Khi mình giúp đỡ đồng bào trong tù, mình phải cho thằng cai ngục tí lợi. Nhưng về đường dài, mình cần đồng bào mình mạnh hơn, thì sức bật mới mạnh. Dĩ nhiên, khi thực hiện những điều này, chắc chắn sẽ có sự ngộ nhận cho là hoà hợp hoà giải, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích trên báo chí và truyền thông. Nhưng nếu phải chấp nhận những khó khăn, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận.

SGT: Thưa qúy ông, đây là một câu hỏi rất tế nhị, bởi vì đa số người Việt hải ngoại là những người thuộc chế độ VNCH. Thưa ông, trong bài diễn văn của ông Lý Thái Hùng Chủ trương và đường lối của Việt Tân, có đoạn Dân tộc ta chịu qúa nhiều tang thương đổ vỡ qua những thăng trầm lịch sử và chưa một lần được cơ hội xây dựng lại đất nước theo ý nguyện của toàn dân. Như vậy ông nghĩ sao về vai trò của quân dân VNCH trong giai đoạn 1954-75, vai trò đó có chính đáng và có thể coi là một cơ hội để xây dựng đất nước hay không" Nhận xét của ông Lý Thái Hùng liệu có khiến dư luận hiểu lầm rằng đây là một sự đánh đồng lịch sử để không thừa nhận vai trò của quân dân VNCH"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa qúy anh, thực sự ra mình thấy giai đoạn trước năm 1975, đất nước mình bị chia đôi. Quân dân miền nam phải đương đầu với cuộc xâm lăng của CS Miền Bắc, mà mình nằm trong cái thế phòng thủ, chống đỡ nhiều hơn. Tuy nhiên, không thể nào phủ nhận được những nỗ lực của quân dân miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa đã có rất nhiều nỗ lực đưa đời sống người dân lên rất cao. Nếu đem so sánh với CSBV thì đời sống người dân Miền Nam cao hơn rất nhiều. Nhưng từ thời điểm người Pháp đô hộ cho đến nay, thực sự chúng ta chưa có cơ hội để toàn dân hai miền ngồi lại với nhau cùng tính toán đưa đất nước mình đi lên cho đàng hoàng. Cuộc chiến trước năm 1975 là một trở ngại lớn trong việc xây dựng đất nước. Thành ra tôi nghĩ rằng anh Lý Thái hùng không có ý cho rằng coi thường quân dân miền Nam không ra chi. Nói đúng ra miền Nam Tự do mình có thành công chứ. Bằng chứng Mặt trận cũng như Đảng Việt Tân đa số là cựu chiến binh VNCH đấy, như Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh, chiến hữu Lê Hồng và ngay chính chiến hữu Nguyễn Kim và còn rất nhiều nữa. Có lẽ bài diễn văn của anh Lý thái Hùng không được rõ lắm nên mới có sự hiểu lầm này mà thôi.

SGT: Thưa qúy ông, cũng trong bài diễn văn này ông Hùng nói VT chủ trương tìm mọi cách đóng góp hiệu qủa cho tiến trình canh tân đất nước, dù trong hay ở ngoài chính quyền. Như vậy xin ông cho biết, nếu sau này đảng CSVN thay một cái tên nào đó và tạo ra một hình thái đa nguyên nào đó, thì VT có cộng tác hay tham chính không"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa anh, trước khi đặt giả thuyết thì phải đặt vào toàn bộ bối cảnh. Không biết lúc đó bối cảnh đất nước mình như thế nào. CSVN có còn chi phối tất cả hay không" VC có còn kiểm soát và khống chế tất cả guồng máy công an, quân đội hay không" Ảnh hưởng Quốc tế như thế nào đối với Việt Nam" Tất cả những yếu tố đó, những chính đảng như Việt Tân phải thẩm định một cách rất thận trọng trước khi quyết định bất cứ điều gì, nên như thế nào. Câu hỏi này rất khó trả lời nên hay không nên, vì có rất nhiều những yếu tố phức tạp khác nhau. Câu hỏi được đặt ra, nếu CSVN không bị dồn tới đường cùng thì nó có làm cái trò này hay không và nếu thực sự nó yếu đến nỗi phải cần đến các lực lượng đối kháng thì tại sao chúng ta không dùng thế liên minh dân tộc để đẩy cho nó sụp luôn. Chúng ta phải xét xem sự thay đổi bắt nguồn từ đâu, từ quần chúng, các đảng phái hay từ áp lực quốc tế. Bằng ngược lại, nếu đây là do chính guồng máy độc tài CSVN bày binh bố trận tất nhiên sẽ có những cái bẫy mà các lực lượng đấu tranh phải sáng suốt nhận định ra sự nguy hiểm của nó.

SGT: Thưa với chủ trương của Việt Tân là hướng dẫn giới trẻ bảo toàn bản sắc văn hoá và ý thức quê hương một cách đúng đắn để họ loại bỏ chế độ độc tài, canh tân đất nước, trong đó chủ yếu là thành phần du sinh của CS. Nhưng gần đây nhà nước CSVN đã chính thức ra chỉ thị đoàn ngũ hóa và cố gắng liên hệ các cơ quan sở tại để kiểm soát chặt chẽ thành phần này, thì theo ông VT sẽ làm gì để hoá giải sự kiềm tỏa này của CSVN"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa anh, tôi cũng đã được đọc văn bản này của nhà nước CSVN. Theo tôi nghĩ, thì điều này chứng tỏ CSVN đang yếu thế. Trước hết, CSVN muốn đoàn ngũ hóa và kiểm soát du sinh của họ, nhưng được hay không là việc khác. Bởi vì kiểm soát một con người thì dễ nhưng kiểm soát tư tưởng thì không phải là dễ đâu. Việc này CSVN đã thực hiện tại Paris cách đây khoảng năm tháng. Họ có tổ chức một cuộc hội thảo dưới danh nghĩa một Tổng Hội Sinh Viên do đại sứ quán CSVN lãnh đạo và chỉ đạo để thực hiện chính sách đoàn ngũ hoá, nhưng họ đã thất bại. Thứ nhất, họ thất bại về số lượng tham dự chưa tới một nửa hội trường. Thứ hai, đa số sinh viên tham dự đều hoài nghi về hệ thống Tổng Hội Sinh Viên. Họ không đặt vất đề nhà nước VC kiển soát họ, nhưng họ đặt vấn đề Tổng Hội có giúp gì được cho du sinh, nhất là những du sinh vừa đặt chân lên xứ người. Tất cả sự hoài nghi ấy cho thấy những du sinh đó rất ưu tư. Cho đến nay, theo tôi thấy Tổng Hội Sinh viên này hoạt động rất tồi. Họ không quy tụ được số sinh viên như họ mong muốn. Điều này chứng tỏ chúng ta đang thành công trong việc tác động tư tưởng dân chủ tự do đến những sinh viên ra nước ngoài du học. Chúng ta cũng cần khẳng định một điều là những người Việt Nam trưởng thành trong nước, có ra được đến ngoài đây, mình phải xem họ là một người VN. Đừng bao giờ nói anh này là VC hay anh kia là CS. Đối với tôi, chúng ta phải phân biệt rõ bọn cầm quyền CSVN và người dân VN một cách chính xác và minh bạch. Đừng bao giờ chụp mũ một cách bừa bãi. Du sinh ra ngoài có điều kiện thấy được không khí tự do, dân chủ là điều hữu ích cho tương lai.

SGT: Thưa qúy ông, nếu CSVN khống chế gia đình những du sinh còn trong nước để tạo áp lực khiến họ phải theo lệnh của CS thì sao" Do đó sự giao lưu, liên kết với du sinh tại hải ngoại có thể bị phản ứng ngược và cũng có thể họ là những ngòi nổ mà Đảng CSVN gài vào cộng đồng chúng ta...

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa anh, theo tôi biết số du sinh tại hải ngoại có rất nhiều thành phần, mà đa số là tự túc. Như vậy, khống chế tư tưởng của họ thì cũng không dễ. Kế đến tôi nói ăn thua là quan điển và thái độ của mình đối với họ. Nếu Cộng Đồng mình có thái độ cởi mở đối với họ để cho họ được học hỏi những điều hay của thế giới, nhất là những điều hay của Cộng Đồng mình thì dù họ có nằm trong chính sách đoàn ngũ hóa của CSVN thì tư tưởng của họ cũng phải khác. Cái quan trọng là tư tưởng, thành ra tôi rất tán thưởng những nỗ lực của những anh em trẻ bây giờ như Mạng Lưới TTLĐ. Mình cố gắng làm sao tạo được sự hài hòa. Bởi giới trẻ dễ thông cảm nhau hơn là lớp già chúng ta. Những tư tưởng cởi mở đó chính là những hạt mầm chống đối trong tương lai. Ngay trường hợp Ls Lê Chí Quang, một sinh viên du học tại Tiệp Khắc. Lúc còn đang du học, anh Quang là một sinh viên rất bình thường, không có một hành động chống đối nào. Khi đó anh có theo dõi trào lưu dân chủ và có tham dự một vài buổi diễn thuyết của một số người từ phía Tây sang phía Đông để nói chuyện với cách anh em bên đó. Tôi nghĩ rằng, những gì anh Quang học hỏi được trong thời gian du học tại Tiệp chính klà những hạt mầm bung ra thành Lê Chí Quang ngày nay. Do đó, tôi nghĩ mình cố gắng tạo điều kiện cho Sinh Viên du học mang được những hạt mầm dân chủ về cho đất nước.
SGT: Những cố gắng của chúng ta liệu có trở thành sự khó khăn cho du sinh và gia đình của họ đối với nhà nước CSVN hay không"

Ô. Nguyễn Kim: Chúng ta không bao giờ yêu cầu họ làm những gì ngoài khả năng để tạo khó khăn cho cá nhân họ và gia đình đối với nhà nước CSVN. Chúng ta phải khéo léo làm cho họ thấm nhuần tư tưởng một cách nhẹ nhàng để nuôi những hạt mầm dân chủ trong tương lai. Ngay tình trạng nhà nước VC khắt khe như hôm nay, nhưng vẫn có Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, nguyễn Khắc Toàn và tôi tin tưởng sẽ còn nhiều những anh em khác nữa.

SGT: Trong buổi họp báo sau buổi lễ ra mắt VT tại Bá Linh, ông Lý Thái Hùng khẳng định: Đảng VT từ trước đến nay chưa bao giờ chủ trương dùng võ trang bạo lực để đấu tranh, lật đổ CSVN. Điều này có đúng không"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa anh, tôi có thể đưa ra tất cả tài liệu của MT, cuộc đấu tranh khởi đầu là vận dụng tất cả sự bất mãn của toàn dân đối với chế độ CSVN và phối hợp với quân sự. Nhưng điểm chính vẫn là sức mạnh của toàn dân. Sở dĩ Cương Lĩnh Chính Trị đưa ra lúc đầu có súng ống trong giai đoạn đó là để bảo vệ cuộc chiến mở đường xâm nhập, tất nhiên phải có võ trang chứ. Nhưng chưa bao giờ MT chủ trương dùng võ trang để chấm dứt chế độ CSVN mà chỉ dùng võ trang để bảo vệ cơ sở, mở rộng tầm hoạt động, đồng thời trấn áp những thành phần cản trở. Tuy nhiên, MT không bao giờ xem đó là phần chính, mà phần chính yếu vẫn là sức mạnh của toàn dân. Mình cũng biết được rằng trước năm 1975, mình có đầy đủ quân đội, vũ khí, mà mình còn thua thì bây giờ làm sao dùng vũ lực để thắng nổi.

SGT: Thưa nếu nói bảo vệ cơ sở, lực lượng và đồng bào thì xưa nay cách tự vệ hay nhất vẫn là tấn công, ông nghĩ sao về điều này"

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Thưa anh, cái chuyện tấn công ở đây không nhất thiết là phải dùng vũ trang, vì chiến tranh trong cái thế kỷ 21 này, đôi khi người ta lật đổ một chế độ mà không cần tiếng súng, chúng ta đã thấy điều này. Mà đối với VN thì tôi nghĩ hiện nay tất cả các lực lượng đều quan niệm dùng vũ trang để chấm dứt chế độ CS sẽ không thành công mà còn có tác dụng ngược nữa. Do đó chúng ta tấn công CS nhưng không nhất thiết phải dùng vũ trang.

SGT: Thưa hai ông, với bản chất tàn nhẫn và bất nhân của CSVN và hiện chúng đang nắm trong tay toàn bôï các lực lượng vũ trang như quân đội, công an... thì khi có cuộc tổng nổi dậy trong hòa bình của toàn dân mà CS nó dùng vũ trang đàn áp dân, thì đảng VT có dùng vũ trang để bảo vệ đồng bào hay không"

Ô. Nguyễn Kim: Theo quan niệm đấu tranh toàn diện của VT, thì xử dụng tất cả những gì từ toàn dân trong từng hoàn cảnh, nếu mình hiểu được thì mình đâu muốn dùng võ trang. Cái quân sự nó mạnh, nhưng không bao giờ bằng lòng dân. Chúng tôi cũng cần nhấn mạnh một điều, trong việc chấm dứt chế độ CSVN, chúng ta phải tránh tất cả những đổ vỡ và hy sinh xương máu không cần thiết. Thí dụ: Đối với những nước khác, dầu họ bị sập một cây cầu lớn thì không sao, nhưng với mình chỉ cần sập một cây cầu Biên Hòa là cũng đã đủ khổ rồi. Thành ra còn phải dựa trên nhiều yếu tố để đi đến một quyết định.

Ô. Nguyễn Ngọc Đức: Tôi xin thêm ở đây một vài bài học. Có người lấy thí dụ vụ Thiên An Môn của Trung Cộng vào năm 1991. Khi đảng CS Trung Cộng quyết định đàn áp, họ cho binh lính và xe tăng đến từ Mãn Châu và đàn áp được. Hai năm sau, một cuộc đảo chánh của phe bảo thủ tại Liên Sô bất thành, họ đã vây cái nhà trắng thì ngay đêm đó, dân chúng gọi nhau đến làm thành một hàng rào bảo vệ cái nhà trắng tức là quốc hội Nga. Lúc đó dân chúng đối thoại với những người trên xe tăng, sau đó chính những người trên xe tăng này đã quay về với dân chúng của họ. Cuối cùng cuộc tấn công đó thất bại và phải bỏ cuộc. Qua hai bài học đó chúng ta rút ra được cái gì" Thứ nhất: Người Tầu có nhiều ngôn ngữ khác nhau, tuy chữ viết là một, nhưng tiếng nói khác nhau. Do đó rất nhiều người lính về từ Mãn Châu không thể nói chuyện với người Bắc Kinh. Vì ngôn ngữ bất đồng và sự mù quáng của những người lính đó, nên cuộc đàn áp xảy ra rất nhanh. Bên Nga thì khác, tất cả những người lính đến đàn áp và dân chúng đều nói chung một thứ tiếng, cho nên họ đã được dân chúng thuyết phục để đi đến hiểu nhau. VN mình rơi vào hoàn cảnh như của Nga Sô nhiều hơn. Vì toàn dân VN mình chỉ có một ngôn ngữ, anh nói tiếng Bắc, tôi nói tiếng Trung, tuy cái âm nó khác nhau nhưng chúng ta vẫn hiểu nhau và thông cảm được nhau. Thứ hai, tôi nghĩ rằng, cầm súng là con người, bóp cò cũng là con người, nhất là những người trước mặt mình lại là chính dân tộc mình, tất nhiên họ phải có rất nhiều suy nghĩ đắn đo. Do đó theo tôi nghĩ, khi có một cuộc tổng nổi dậy thì cơ hội một cuộc đàn áp đẫm máu không cao. Chưa chắc gì lêïnh trên đưa xuống mà ở dưới đã nghe. Vì những người cầm súng nhìn đâu cũng thấy anh em mình, dân tộc mình...

SGT: Cảm ơn hai ông đã dành thì giờ qúy báu trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Và cũng xin kính chúc hai ông cũng như đảng Việt Tân vững tiến trên con đường phụng sự đất nước và dân tộc.

CHÚ THÍCH:

(1) Nguyên văn: "Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã chủ trương tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng bằng chính sức mạnh của dân tộc Việt Nam, qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn cứu nước, tức giải phóng VN ra khỏi gông cùm cộng sản. Giai đoạn 2 là giai đoạn xây dựng, tức canh tân Việt Nam trở thành một đất nước tự do dân chủ và giàu mạnh." - Tiến Trình Đấu Tranh Chấm Dứt Chế Độ VC Trong Hai Thập Niên 80 Và 90. Phần Hai: Chủ Trương và Đường Lối Của MTQGTNGP VN (lên mạng Internet của Mặt Trận ngày 12/12/2001).
(2) Nguyên văn: "Trong bản Tuyên Ngôn Chính Trị công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 1991, Mặt Trận đã khẳng định Hồ Chí Minh và tập đoàn bạo quyền Việt Cộng là những kẻ đã mang tai họa đến cho dân tộc VN, tạo ra cảnh tương tàn thảm khốc cho dân tộc còn hơn cả những đổ vỡ chết chóc do thực dân mang tới trong mấy thế kỷ qua. Vì thế, Mặt Trận coi Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng là những kẻ phản bội và mang trọng tội với dân tộc. Hiện nay, thiểu số lãnh đạo này, trên thực tế, biến đảng thành một công cụ để cầu cạnh ăn xin bên ngoài và đàn áp ăn cướp bên trong. Những đảng viên cao cấp đó là giai cấp duy nhất độc quyền phung phí tài nguyên đất nước, bòn rút cho chính cá nhân và gia đình họ, trong khi nhân dân cả nước còm cõi vì suy dinh dưỡng, trong một xứ sở càng ngày càng tuột dần xuống hàng nghèo đói nhất nhì thế giới. Mặt Trận đã khẳng định rằng muốn đưa đất nước VN ra khỏi tình trạng tuyệt vọng hiện nay, phải lật đổ thiểu số lãnh đạo này, và chấm dứt chế độ chuyên chính vô sản lạc hậu, phi nhân trên đất nước VN." - Tiến Trình Đấu Tranh Chấm Dứt Chế Độ Việt Cộng Trong Hai Thập Niên 80 và 90. Phần Ba: Những Quan Niệm Chiến Lược của MTQGTNGPVN (lên mạng Internet của Mặt Trận ngày 12/12/2001).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.