Hôm nay,  

Cái Chết Của Một Thi Sĩ: Những Ngày Sau Cùng Của Marina Tsvetaeva

11/11/200400:00:00(Xem: 4996)
For the world's your cradle, and your grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.

Tsvetaeva: I will win you away from every earth, from every sky
[Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời].

Vào ngày 22 tháng Mười, 1937, Marina Tsvetaeva bị Mật Thám Tây ở Paris bắt trình diện, về vụ ông chồng của bà, Sergei Efron, biến mất mười ngày trước đó. Ông này bị nghi là đồng lõa trong một vụ giết hại Ignaty Reiss, nhân viên Mật vụ Xô Viết, tại Thụy Sĩ, trong tháng trước đó. Theo như hồ sơ của mật thám Tây, nhà thơ bèn trả lời, chồng tui đi Tây Ban Nha, làm nghĩa vụ quốc tế chống phát xít cứu nhân loại, [nguyên văn, 'chiến đấu bên cạnh những người cộng hòa Tây Ban Nha"]. Như bạn bè của bà còn nhớ được, bà đã đọc thơ Racine: "Đó là là một con người trung thành nhất, phong nhã nhất, và nhân bản nhất, trong số những con người." Và thêm vô: "Nhưng lòng tin của chồng tôi có thể đã bị lạm dụng, tuy nhiên, lòng tin của tôi về chồng tôi, không bao giờ." [C'est le plus loyal, le plus noble, et le plus humain des hommes. - Mais sa bonne foi pu être abusée. - La mienne en lui - jamais.
Bất hạnh thay, bi kịch mà nhà thơ và gia đình lâm vào, không giống như trong kịch Phèdre của Racine: Efron không dính dáng gì tới vụ sát hại trên, giản dị là bởi vì ông làm việc cho cơ quan mật vụ Xô Viết trong nhiều năm. Ông không biến mất, để đi chiến đấu cùng những người anh em cộng hòa ở Tây Ban Nha, mà là được lệnh NKVD, tiền thân của KGB, về Moscow trình diện.
Con gái của nhà thơ, Ariadna, một người tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa không tưởng Xô Viết, cũng đã nhiều năm hoạt động, như là một điểm chỉ viên tích cực, trước khi trở về quê nhà vào Tháng Tư 1937.
Chính nhà thơ cũng đã trở về Nga, sau đó, vào tháng Sáu, 1939. Gia đình bà bị quản lý tại gia, tại một datcha của NKVD gần Moscow. Hoàn cảnh thật khốn đốn, ngay cả trước khi xẩy ra vụ bắt giữ cô con gái, ngày 27 Tháng Tám, 1939, và ông chồng, ngày 10 Tháng Chạp, cùng năm.


Khi cuốn sách của Irma Kudrova, Cái Chết Của Một Thi Sĩ: Những ngày cuối cùng của Marina Tsvetaeva, nguyên bản tiếng Nga, xuất bản tại Nga cách đây chừng một thập niên, nó đã gây chấn động, nhất là ở những đoạn vạch rõ, cả hai, ông chồng và cô con gái nhà thơ đều làm việc cho mật vụ. Tác giả cuốn sách là nhà nghiên cứu đầu tiên được đọc những biên bản hỏi cung, và, bằng kinh nghiệm của một cựu tù nhân của chế độ Xô Viết, đã lọc ra, đâu sự thực, đâu là méo mó, ở trong những biên bản 'tự kiểm' đó.
Tác giả cũng bác bỏ nhận định của Mariya Belkina, tác giả cuốn Những Số Mệnh Đan Chéo Nhau, khi cho rằng vào cuối đời, nhà thơ Tsvetaeva đã rớt vào tình trạng một bệnh nhân tâm thần. Tsvetaeva, như được mô tả trong Cái Chết Của Một Thi Sĩ, là, rất hoang mang khốc liệt, panicked, rất thê lương tuyệt vọng, desperated, nhưng hữu lý, tỉnh táo, chứ không phải là một con bệnh tâm thần.
Irma Kudrova giải thích, nữ thi sĩ bị đánh gục, không phải là do kìm kẹp, áp bức, truy sát về chính trị của nhà nước Xô Viết, mà phần lớn là do sự vắng mặt đất nước Nga trong một thời gian dài, 18 năm, thêm vào đó, do cô lập về trí thức và về xã hội; do chao đảo, hỗn loạn của cuộc sống tại Yelabuga, thuộc Kazan Province, và còn do liên hệ căng thẳng giữa bà và người con trai, muốn đời con để con lo, nữ thi sĩ coi như vậy là phản bội lại mẹ.
Nhưng, theo Catriona Kelly, người điểm cuốn sách Cái Chết Của Một Thi Sĩ, trên tờ TLS, số đề ngày 5 Tháng 11, 2004, người đọc có thể nhìn ra, vào những năm sau cùng của đời mình, nữ thi sĩ Nga - người mà nhà thơ Joseph Brodsky đã từng thú nhận, chính bà, chứ không phải Akhmatova, đã dẫn dắt ông, ở cái thuở ban đầu làm thơ - Tsvetaeva, lần đầu tiên trong đời, đã nhìn quá nỗi đau riêng của mình, và nhận ra rằng, quan niệm của bà về thế giới - một cái nhìn lý tưởng, mang tính Lãng Mạn ở thời kỳ sau cùng của nó - đã nhạt nhòa hẳn đi. Bài thơ lớn lao nhất của bà, Thơ Ở Lúc Tận Cùng, Sau Nga Xô, Poem at the End, After Russia, toát ra [được gợi hứng bởi] cái cảm quan về sự lăng mạ, bất công. Và nếu như thế, thì đây, nếu không là một điều tự hạ mình, thì cũng thật là vô nghĩa, bởi vì tinh thần thơ của bà, vào lúc làm bài này, là dưới ánh sáng của văn học Xô Viết, theo kiểu mặt trời chân lý chói qua tim [in terms of the self-styled luminaries of Soviet literature], của Tố Hữu 'nhà mình'.
[còn tiếp]
NQT
tan vien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.