Hôm nay,  

Dầu Khí Và Bong Bóng Á Châu

23/10/200400:00:00(Xem: 4703)
Hôm Thứ Hai 18, thị trường chứng khoán Tokyo lại sụt giá, liên tục 7 ngày. Lý do là mối lo dầu khí, khi giá dầu ở thị trường New York cho hạn kỳ tháng 11 đã vượt 55 đô một thùng. Việt Nam ra sao"
Đài RFA trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về nguy cơ của một cơn chấn động dầu khí đối với thế giới, đặc biệt với kinh tế Á châu, trong chương trình ngày 19-10 như sau.
Hỏi: Thưa ông, tuần qua giá dầu thô tại thị trường New York đã vượt 55 đô la một thùng cho hạn kỳ tháng 11, vậy liệu kinh tế thế giới có bị một cơn chấn động dầu hỏa chăng"
-- Thực ra, khó ai biết trước được tương lai, nhưng trước mắt, chưa thấy yếu tố nào có thể làm nới giá dầu từ nay đến cuối năm, trong khi những rủi ro tăng giá lại rất nhiều. Vì vậy, càng ngày người ta càng thấy xác suất cao của một cơn chấn động dầu khí.
Hỏi: Nhưng xin hỏi ngay ông, vừa qua, Bộ trưởng Xăng dầu và Khoáng sản của Ả Rập Saudi có cho biết là thế giới không thiếu dầu và ho sẽ bơm thêm dầu để tăng số cung về dầu khí. Đó không phải là một tin lạc quan hay sao"
-- Thưa vâng, Ả Rập Xê-út có trữ lượng lớn nhất và là nước bán dầu nhiều nhất thế giới nên lời tuyên bố hôm mùng 10 vừa qua của Bộ trưởng Ali al-Nami trên nguyên tắc phải giúp cho dầu thô đứng giá. Thực tế lại không vậy, ngay sau khi ông al-Nami tuyên bố như thế tại Abu Dhabi, dầu thô lại tăng giá, lên tới gần 54 đồng. Vì thị trường kết luận là lời phát biểu đó chỉ nhằm trấn an, chứ với sản lượng một ngày, xin gọi tắt là “nhật lượng”, đã lên tới 9 triệu rưởi thùng, cao hơn hạn ngạch 8 triệu 45 của OPEC, Saudi khó bơm thêm dầu. Giờ có vét sạch dự trữ để bán thêm triệu rưởi thùng một ngày thì cũng chưa thấm vào đâu. Khi quốc gia xuất khẩu số một lại nói phóng đại để trấn an thì tình hình quả là nguy kịch. Thị trường kết luận vậy nên giá dầu đã không giảm mà còn tăng mạnh. Vắn tắt thì số cung đã lên tới gần tối đa, mà thế giới còn biết bao rủi ro khác có thể đẩy giá lên cao hơn.
Hỏi: Ông thấy những rủi ro đó là gì"
-- Đầu tiên là lễ Ramadan của đạo Hồi, khởi sự từ hôm 14 và kéo dài tới tháng sau, có thể là cơ hội cho quân khủng bố ra tay. Kế đó là tình hình Iraq, từ nay đến cuộc bầu cử tháng Giêng tới các phe lâm chiến và cả các nhóm khủng bố xâm nhập từ ngoài sẽ gia tăng xung đột để phá hoại bầu cử hoặc giành thế chính trị cho tương lai. Thứ nữa, nội loạn tại Nigeria chưa êm hẳn; chính quyền Liên bang Nga nhất quyết làm thịt tập đoàn Yuko, số một về xuất khẩu dầu khí của Nga; khủng bố còn có thể tấn công Ả Rập Saudi để xua đuổi các chuyên gia dầu khí Tây phương và làm suy yếu chính quyền Hoàng gia Saudi. Đã vậy, hôm mùng 10, Venezuela lại đòi các tập đoàn dầu khí Tây phương bơm dầu tại vùng Oricono Tar Belt phải trả hoa hồng khai thác cao gấp bội, từ 1% vọt lên 16,6%. Cơ sở dầu khí xứ này vốn đã lụn bại từ cả chục năm vì thiếu đầu tư nên khó gia tăng sản lượng, nay lại đơn phương tăng tiền hoa hồng thì phí tổn đó sẽ dồn vào giá bán. Nhiều xứ khác sẽ lại học tấm gương xé bỏ hợp đồng của chính quyền Hugo Chavez và giá dầu vì vậy sẽ còn tăng. Trong khi đó, như ta đang thấy, số cầu trên thế giới vẫn chưa giảm.
Hỏi: Nói tóm tắt thì với nền tảng sản xuất hiện nay, các nước bán dầu chưa thể lập tức tăng số cung để đáp ứng số cầu, mà rủi ro về an ninh lại vẫn chưa có hướng sút giảm"
-- Các trung tâm nghiên cứu về thị trường dầu thô cho rằng tình hình cung cầu rất căng ngày nay khiến giá dầu có thể xê dịch trong biên độ 30-35 đồng một thùng. Qua mùa lạnh ở Bắc bán cầu, là nơi cho nhiều nước tiêu thụ nhất, số cầu sẽ lại còn tăng. Giữa hoàn cảnh căng thẳng cung cầu đó, yếu tố bất ổn dẫn tới phụ phí về rủi ro, từ 10 đến 15 đô la một thùng; sau cùng, tâm lý đầu cơ và trục lợi cũng tác động. Giá dầu vì vậy có thể lên tới 60 và nếu cứ ở trên đỉnh cao 55-60 như vậy suốt vài tháng, ta có thể gặp chấn động dầu khí. Tuần qua, cái tin duy nhất có vẻ lạc quan đôi chút là khi trùm khủng bố tại Iraq là Abu Musaf al-Zarkawi thông báo hôm 17, rằng tổ chức Tawhid và Jihad (Nhất thần và Thánh chiến) của ông ta nguyện gia nhập hàng ngũ al Qaeda. Dù al Zarqawi có vẻ như đang tung hoành tại Iraq, có thể là ông ta lâm vào thế yếu trước vụ Mỹ và quân Iraq tấn công al Fallujah và lời tuyên bố ấy có khi chỉ là lời kêu cứu mà thôi. Nếu đúng như vậy, tình hình Iraq có khi lại bớt căng thẳng và nhờ đó giá dầu sẽ chững lại một chút.
Hỏi: Bây giờ, bước qua phần tìm hiểu về hậu quả, kinh tế thế giới sẽ ra sao, thưa ông"
-- Trong năm trận suy trầm kinh tế toàn cầu vừa qua, lần nào cũng có hiệu ứng của nạn dầu thô tăng giá. Gần đây, chỉ có Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF còn đưa ra trong báo cáo mới nhất dự đoán lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2005, với tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới là 4,5%, so với 5% dự đoán cho năm 2004 này, chỉ giảm có 0,50%. Hình như đó là thói quen của IMF chứ nhiều nơi khác đã đánh sụt đà tăng trưởng dự báo cho năm tới, ở khoảng 3,5 đến 3,6% thay vì xê xích trong khoảng 4% như họ ước tính cách đây vài tháng. Theo lối tính của IMF, khi tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn cầu sụt tới mức 2,5% một năm thì kinh tế thế giới bị gọi là suy trầm. Năm tới, thế giới có thể đi vào vùng nguy kịch nếu tốc độ tăng trưởng xê dịch giữa 2,5 và 3,5%. Đó là về đại thể, chứ tình hình mỗi khu vực hay mỗi nước lại một khác, nhất là ở Đông Á.

Hỏi: Tập trung vào kinh tế Đông Á thì một cơn chấn động dầu khí sẽ gây hậu quả gì"
-- Nói về Đông Á, có lẽ phải trước hết nêu ra một số đặc điểm khiến chấn động dầu khí sẽ tác hại mạnh hơn là tại Hoa Kỳ hay Âu châu, vốn dĩ đã là hai khu vực có hiệu năng tiêu thụ cao hơn. Đầu tiên là thất quân bình đáng ngại về cán cân vãng lai, tức là chi thu ngoại tệ. Đông Á thặng dư cán cân vãng lai, trong khi Hoa Kỳ, Anh và Úc lại bị thâm hụt cao gần gấp đôi số thặng dư ấy. Thất quân bình là tình trạng nghiêng ngả, mà nghiêng quá thì có thể lật, chấn động dầu khí có thể châm ngòi cho sự lật đổ ấy. Phải nói rằng nạn thất quân bình này khởi sự sau vụ khủng hoảng Đông Á 97-98 khiến các nước phải phá giá và Hoa Kỳ hạ lãi suất để cứu vãn. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng ấy, giá dầu thô cũng đã giảm một cách đáng kể, ở khoảng 20 đô la, nhờ đó kinh tế Đông Á hồi phục rất nhanh.
Nhưng, một phần vì lãi suất hạ từ các năm 98-99 mà Mỹ bị trái bóng đầu tư trong các ngành công nghệ cao; trái bóng đó bị bể năm 2000 làm kinh tế Mỹ bị suy trầm năm 2001, cùng lúc lại bị khủng bố. Các biến cố ấy khiến Mỹ lại hạ lãi suất liên tục, và nạn bội chi ngân sách lẫn nhập siêu quá lớn khiến tiền Mỹ sụt giá, thành rất rẻ từ đầu năm 2002. Ảnh hưởng của một chuỗi biến chuyển ấy là Đông Á đã quen với ba yếu tố là dầu thô và đô la xuống giá cùng với lãi suất rất hạ tại Mỹ. Tiền và xăng dầu đều rẻ thì cứ đi vay và cứ đầu tư nên trái bóng đầu tư và đầu cơ đã xuất hiện tại Đông Á, nhất là ở Trung Quốc. Kinh tế xứ này hút dầu như rồng cuốn, vượt Nhật thành nước nhập khẩu thứ nhì thế giới và đóng góp tới một phần ba vào đà gia tăng tiêu thụ dầu khí thế giới và đấy cũng là yếu tố đẩy mạnh số cầu ngày nay. Bây giờ, khi bong bóng đầu tư đã căng phồng và đà tăng trưởng có thể gây lạm phát, Trung Quốc phải hãm đà tăng trưởng. Đúng lúc ấy, Mỹ đã lại nâng lãi suất, tiền Mỹ giảm đà mất giá và dầu thô tăng giá. Đấy là bối cảnh của kinh tế năm tới.
Hỏi: Như vậy, hiệu ứng của giá dầu gia tăng sẽ khiến kinh tế Đông Á bị suy trầm năm tới"
-- Trong hiện tại, với giá dầu bắt đầu vượt 55 đồng một thùng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Đông Á nói chung trong năm 2005 có thể giảm và chỉ còn chừng hơn 5% thay vì gần 6% như dự đoán trước đây. Nếu giá dầu vẫn giữ nguyên ở mức cao hiện nay thì từ đầu năm tới, ta đã thấy được hậu quả. Nếu giá dầu lại còn tăng và kéo dài thêm nhiều tháng nữa, chấn động dầu khí có thể bùng nổ. Kinh tế Hoa Lục bị hoạ lớn và các lân bang bị lây. Điều làm cho các nhà kinh tế của thế giới còn thắc mắc là tình hình vật giá sẽ xoay chuyển thế nào với nạn giá dầu đang tăng như hiện nay.
Đi vào chi tiết thì yếu tố phân định ở đây là tùy từng quốc gia, như có dầu hỏa hay chăng, nếu không có thì mức lệ thuộc vào dầu hỏa của cơ cấu sản xuất cao hay thấp" Mức lệ thuộc này có thể đo lường ở một hệ số là tiêu thụ một thùng dầu thì sản xuất ra bao nhiêu tài sản, ví dụ như chia tổng sản lượng GDP cho số dầu tiêu thụ suốt cả năm đó. Nếu xét theo tiêu chuẩn hiệu năng tiêu thụ dầu thì tại Đông Á, Nhật có hiệu năng cao nhất, gấp ba Trung Quốc và Nam Hàn, gấp năm Thái Lan chẳng hạn... Chấn động mà xảy ra thì ngoài Indonesia và Malaysia, có lẽ các xứ nói trên đều bị thiệt hại, kể cả Việt Nam.
Hỏi: Vâng, chúng ta kết thúc với hoàn cảnh của Việt Nam, dù sao cũng là một nước xuất cảng dầu thô nếu như có phải nhập cảng xăng dầu đã chế biến.
-- Một cơn chấn động dầu hỏa sẽ không làm Việt Nam bị thiệt hại trực tiếp và nặng nề như Thái Lan hay Phi Luật Tân, vốn không có dầu hỏa mà có hiệu năng tiêu thụ kém. Nhưng thiệt hại thì tất nhiên vẫn có. Về hiệu năng tiêu thụ thì suốt 10 năm qua Việt Nam có mức tiêu thụ xăng dầu tăng gấp rưỡi đà sản xuất, tức là hiệu năng rất thấp. Hơn nhiều nước Đông Á khác, Việt Nam có xuất cảng dầu thô nên có lợi nhờ vụ tăng giá nhưng vẫn bị hại vì phải nhập cảng thành phần chế biến từ dầu thô, như xăng, dầu, dầu cặn, v.v... Khi dầu thô tăng giá, thu nhập ngoại tệ của chính phủ có thể tăng, nhưng xăng dầu tăng giá thì dân chúng, giới tiêu thụ và sản xuất đều bị. Đến nay, chính quyền tìm cách trợ giá xăng dầu khi không tăng giá theo cùng phí tổn nhập khẩu, nhưng việc đó là gánh nặng ngân sách và sẽ khó kéo dài. Hậu quả trước nhất là vật giá gia tăng, lạm phát sẽ vượt mức 10%, và giới bần cùng sẽ khổ nhất. Kế tiếp, chi phí sản xuất tốn kém hơn sẽ đẩy tiếp lạm phát về phí tổn, đồng thời đánh sụt mức sản xuất trong nhiều ngành phải dùng xăng dầu như vận chuyển, du lịch, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ. Sau cùng, khi toàn vùng Đông Á bị sút giảm như nhiều nơi đã dự đoán, xuất khẩu của Việt Nam cũng khó khăn hơn. Nếu Trung Quốc lại bị bể bóng đầu tư và khủng hoảng, thì kinh tế Việt Nam càng bị thiệt hại. Kết luận vì vậy vẫn là nhẹ nhất thì năm tới sản xuất sẽ giảm mà lạm phát tăng, sau đó tình hình nguy kịch đến đâu thì chúng ta chưa thể biết được vì còn chờ ẩn số Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.