Hôm nay,  

Putin Phò (for) Bush?

20/07/200400:00:00(Xem: 4736)
Với quyết định sẽ gửi bốn vạn quân vào Iraq, Vladimir Putin nhất định đánh lá bài Bush trong cuộc tranh cử"

Sau khi bất ngờ đỡ đòn cho George W. Bush khi thông báo đúng thời điểm là tình báo Nga có cho Mỹ biết trước về việc Iraq có thể tấn công Hoa Kỳ, dường như Tổng thống Vladimir Putin lại sắp có một cử chỉ đẹp cho ông Bush, cũng vào đúng thời điểm.
Lần trước là cách đây đúng một tháng, khi Ủy ban Điều tra vụ khủng bố 9-11 sắp tiết lộ một phần của kết quả điều tra, rằng không có chứng cớ rõ rệt về mối liên hệ giữa Iraq với khủng bố al-Qaeda, hôm 18 tháng Sáu Liên bang Nga bỗng cho hay là tình báo Nga có mật báo cho Mỹ biết trước, rằng Saddam Hussein có kế hoạch tấn công Hoa Kỳ. Vụ tiết lộ đó mặc nhiên đỡ đòn cho Bush, lúc đó bị đả kích là vô cớ khai chiến với Iraq.
Lần này, nếu những nguồn tin từ cả Liên bang Nga lẫn bộ Ngoại giao Mỹ mà chính xác, thì theo lời yêu cầu của chính quyền Bush, Liên bang Nga sẽ gửi 40.000 quân vào Iraq và Afghanistan, trễ lắm là vào tháng 10 này, ngay trước vụ bầu cử tại Hoa Kỳ. Nguồn tin từ bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga là Tổng thống Putin đã chỉ thị cho các tướng thiết lập kế hoạch đổ quân, gồm ba sư đoàn thiết giáp và một lữ đoàn nhảy dù. Kế hoạch phải hoàn tất và đệ trình Putin trước cuối tháng. Trong khi đó, Putin muốn đảm bảo là việc tăng viện cho Liên quân (chủ yếu là Hoa Kỳ) phải được hoàn thành chu đáo về cả mặt tiếp vận lẫn ngoại giao và pháp lý, thí dụ như sau khi có lời yêu cầu của Liên hiệp quốc. Từ bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người ta cũng được biết là sau chuyến Nga du của Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice, hai chính quyền Nga và Mỹ đang ở vào giai đoạn thương thảo gay cấn nhất, trước khi kết quả được công bố đúng lúc.
Đúng lúc là ngay trước kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ.
Dường như ông Putin chờ đợi một lời yêu cầu chính thức của chính quyền Bush, với sự biểu đồng tình của Liên hệp quốc, trước khi loan báo quyết định. Trong khi đó, các đơn vị Nga đã được chuẩn bị, để có thể đi vào Iraq hoặc (trở lại Afghanistan) làm nhiệm vụ bảo an bên cạnh các đơn vị Hoa Kỳ, Liên quân và cả NATO (tại Afghanistan).
Thế sự quả là đảo điên!
Hơn 20 năm trước, khi Liên xô xâm lăng Afghanistan, Hoa Kỳ ngầm yểm trợ các bộ tộc Hồi giáo Afghanistan để làm tiêu hao lực lượng viễn chinh Xô viết. Đó là thời Jimmy Carter rồi Ronald Reagan làm Tổng thống Mỹ. Trong số các nhóm Hồi giáo này, về sau không ít đã trở thành những tổ đặc công khủng bố. Cũng hơn 20 năm trước, khi chiến tranh bùng nổ giữa Iraq và Iran, Hoa Kỳ đã có lúc ngầm yểm trợ Iraq để chặn xứ Iran của các Giáo chủ cực đoan chống Mỹ. Một người từng có nhiệm vụ duyệt xét việc ấy vào thời đó chính là đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld.
Giờ đây, Nga có thể trở lại Afghanistan, với tư cách đồng minh của Mỹ và với các đơn vị NATO, để bảo đảm việc xây dựng dân chủ trong xứ này. Giờ đây, Nga cũng sẽ đổ quân vào giúp Hoa Kỳ ổn định tình hình Iraq, và tiêu diệt các nhóm khủng bố hay lực lượng võ trang tàn dư của chế độ Saddam Hussein, một chế độ thân Liên xô năm xưa.
Vì sao Vladimir Putin lại quyết định như vậy" Câu trả lời: quyền lợi Nga là tối thượng.
Putin hiểu mình không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, nhưng tin là Bush sẽ thắng và muốn có mối quan hệ gắn bó với Hoa Kỳ khi chính quyền Bush đang cần nhất.
Ông chọn Bush thay vì John Kerry vì biết là nếu tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Bush sẽ rộng tay đề xướng nhiều chánh sách táo bạo dựa trên những tính toán thực tiễn và lạnh lùng về quyền lợi, trong đó có cả việc hợp tác với Liên bang Nga về các mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự. Trước mắt là một số hợp đồng cho các doanh nghiệp Nga bước vào tái thiết xứ Iraq quen biết từ lâu, do Hoa Kỳ chi trả. Lâu dài hơn thì sẽ là thái độ thân thiện của Bush trong nhiệm kỳ hai với đường lối của Putin nói riêng và với việc hiện đại hóa Liên bang Nga nói chung.


Liên bang Nga nay không còn thế lực như Liên xô thời trước nhưng đang củng cố dần tư thế và khả năng kinh tế lẫn ngoại giao của một cường quốc. Trong mục tiêu đó tất Putin thấy rằng hợp tác với Mỹ vẫn có lợi hơn là với Liên hiệp Âu châu hay Trung Quốc, vốn chỉ có tiếng mà không có miếng.
Nói tới Trung Quốc, Putin thấy trước rất xa nguy cơ bành trướng của nước láng giềng đông dân này trong vùng Viễn Đông hoang vu và dân số thưa thớt của Nga. Putin cũng muốn Liên bang Nga phải có mặt trong vùng Trung Á tiếp cận với cả Trung Quốc lẫn Trung Đông. Có mặt khi Hoa Kỳ đang cần thì tất nhiên là có lợi. Ngược lại, sau khi đóng chốt trong một vòng đai từ bán đảo Triều Tiên qua eo biển Đài Loan, Nhật Bản xuống tới Úc Đại Lợi, chính quyền Bush cũng có thể thấy là nên hợp tác với Liên bang Nga ngay tại sân sau của Hoa Lục, trong vùng Trung Á. Trong trường kỳ, việc hợp tác đó còn có thể ngăn ngừa một thế liên kết chống Mỹ giữa Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, với quyết định đổ quân vào Iraq và Afghanistan, Vladimir Putin không phải là không gặp rủi ro. Trước nhất, nhiều tướng tá trong quân đội vẫn có thái độ nghi kỵ Hoa Kỳ và còn duy trì tinh thần chống Mỹ của thời Cộng sản. Thứ hai, đa số dân chúng Nga hiện quan tâm đến cuộc sống vẫn còn quá lầm than và không muốn quân đội phải đi ra ngòai, nhấtg là trong một nhiệm vụ do Mỹ yêu cầu. Thứ ba, với quyết định này, Putin khai chiến với khối Hồi giáo cực đoan trên thế giới trong khi đã có sẵn cuộc chiến của các lực lượng ly khai tại Chechnya. Liên bang Nga có một khối Hồi giáo lên tới 25 triệu người chưa kể các nước Cộng hòa Hồi giáo tiếp giáp với Nga, từ Tây sang Đông, vòng qua mạn Nam của biên giới.
Putin mà gặp thất bại, tất nhiên sẽ bị chống đối từ bên trong, chưa nói đến hàng loạt những hoạt động khủng bố xuất phát từ cộng đồng Hồi giáo và từ al-Qaeda liên kết với quân khủng bố Chechen.
Là con người quả quyết và thiết thực, Vladimir Putin không chú ý đến khẩu hiệu và hình thức. Ông cân nhắc kỹ những rủi ro so với lợi ích trước khi có một quyết định sẽ làm nhiều đồng minh chống Mỹ tại Âu châu cụt hứng và sẽ gây cho ông khá nhiều vấn đề. Ông cũng hiểu là với bốn vạn quân đưa vào Iraq và Afghanistan, chủ yếu là để bảo vệ khi tam giác Sunni tại Iraq, ông cho phép lực lượng Hoa Kỳ được rảnh tay đối phó với những mối nguy khác xuất phát từ các lân bang của Iraq, thí dụ như Iran. Vì vậy, tình bạn giữa Putin và Bush là điều gì đó vô giá, tức là rất đắt. Người ta chưa biết được những điều kiện do Putin đặt ra là gì, nhưng đoán chắc là Bush có thể thỏa mãn được.
Kết quả ra sao thì chưa rõ, nhưng khi đảng Dân chủ đang biểu dương khí thế sau Đại hội đảng tại Boston vào cuối tháng này thì chính quyền Bush đã có thể thông báo một tin vui. Lập luận của John Kerry về việc Hoa Kỳ bị cô lập trên trường quốc tế vì đường lối đơn phuơng và ngang ngược của Bush, lập luận đó rơi vào khoảng trống. Nhờ bốn vạn quân do Nga tăng viện cho Hoa Kỳ - không phải là 51 binh lính Phi Luật Tân hay 3.000 tay súng Tây Ban Nha đã nhổ trại rút lui – Bush chứng minh là Hoa Kỳ vẫn còn bạn, và là bạn thật!
Hãy tưởng tượng là khi đảng Dân chủ ráo riết tiến vào vòng tranh cử, chính quyền Bush loan báo là nhờ có thêm gần bốn sư đoàn Nga, một số đơn vị Mỹ có thể nghĩ đến ngày hồi hương. Ngày đó chắc là còn xa, sau ngày bầu cử.
Nhưng cũng làm mọi người tin tưởng hơn một chút, khi bước vào phòng phiếu, mùng hai tháng 11 này...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.