Hôm nay,  

Chào Thua Hoa Lục

14/09/200400:00:00(Xem: 4771)
Mỹ trên đà thua Trung Quốc. Việt Nam cũng sớm chịu thua Hoa Lục. Không còn cách nào khác nữa. Bá Chủ Võ Lâm thấy rõ là Trung Quốc rồi. Chỉ vài tháng nữa thôi.
Bản tường trình của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO đưa ra tiên đoán rằng thị phần hàng may dệt xuất cảng vào Hoa Kỳ sẽ bị Hoa Lục chiếm tới 50%, sau khi hệ thống định mức hạn ngạch (quota) kết thúc năm nay. Như thế nghĩa là tăng từ mức 16% thị phần trong năm 2002, tức là năm mà chỉ mới có một số hạn chế tiên khởi được gỡ lên.
Chưa hết, nhìn qua bên kia bờ Đại Tây Dương, thị phần của Trung Quốc dự kiến sẽ lên tới 29% trong năm 2005, tăng từ mức 20% hồi ba năm trước.
Tình hình này thấy rõ cả thế giới đều vất vả với Trung Quốc. Những con số trên được ghi lại từ bài báo "Navigating China's Textile Trade..." của phân tích gia Rebecca Buckman trên tờ Wall Street Journal hôm 10-9-2004.
Con số về hàng Hoa Lục chiếm giữ 50% thị phần hàng may dệt Hoa Kỳ ghi trên thực ra còn nhiều lạc quan. Bởi vì qua một bản phân tích khác, thì câu chuyện bi quan hơn nhiều.
Trong bài viết nhan đề "China Could Rule Textile Market After 2005" của phân tích gia Paul Blustein, trên nhật báo Washington Post ngày 12-8-2004, đưa ra viễn ảnh thê thảm hơn:
"Một khi các định mức hạn ngạch được xóa bỏ, các xưởng may hiệu quả nhất và có giá thành rẻ nhất sẽ tự do xuất cảng không hạn chế, và nhiều chuyên gia tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thắng lớn nhất. Một số vị giám đốc Hoa Kỳ đã công khai tiên đoán rằng Trung Quốc có thể chiếm tới 80% thị trường trang phục Hoa Kỳ. Hồi đầu năm nay, Uûy Hội Mậu Dịch Quốc Tế Hoa Kỳ (US International Trade Commission), một cơ quan độc lập, đưa ra bản tường trình dựa vào phần lớn các cuộc phỏng vấn với các nguồn tin kỹ nghệ [may dệt] khắp thế giới. Bản tường trình viết rằng Trung Quốc 'trên đà sẽ trở thành nguồn cung cấp của lựa chọn cho hầu hết các công ty nhập cảng Hoa Kỳ... bởi vì khả năng [của Trung Quốc] làm gần như bất kỳ loại may dệt nào và trang phục nào ở bất kỳ phẩm chất nào, với một giá cạnh tranh."
Do vậy, hai con số đều có lý riêng để giải thích. Theo công thức tính toán của WTO, hàng may dệt Trung Quốc sẽ chiếm 50% thị trừơng Hoa Kỳ sau khi gỡ bỏ rào cản hạn ngạch. Nhưng đối với người trong nghề, tức đối với các vị giám đốc công ty may dệt và nhập cảng Hoa Kỳ, thì hàng Hoa Lục sẽ chiếm tới 80%. Nếu chúng ta muốn chắc ăn, cứ lấy trung bình cộng thì cũng ra con số đủ lớn để nhiều nước xuất cảng khác thê thảm.
Mà chuyện này thì Hoa Kỳ nói rõ là không phàn nàn gì cả, vì phải làm theo luật quốc tế để gỡ bỏ chế độ hạn ngạch. Richard Mills, phát ngôn nhân của Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ Robert B. Zoellick, lập lại lập trường hồi đầu tháng 8 rằng Hoa Kỳ sẽ không kéo dài chế độ hạn ngạch định mức làm chi, "Hoa Kỳ sẽ thực hiện các cam kết với quốc tế đã thương thuyết từ hơn một thập niên trước."
Tình hình này thì có vẻ như dù ông Bush có ngồi lại, hay Kerry có vào được Bạch Oác, thì các công ty may dệt Hoa Kỳ và các nước khác đều sẽ bi đát, bởi vì luật thị trường rất đơn giản: Hoa Lục càng mở rộng thị phần, thì các nước khác sẽ bị co cụm vì mất bớt thị phần.
Chỉ có một nước thấy rõ là theo chân phần nào Hoa Lục: đó là Aán Độ. Theo các bài toán chủ yếu dựa vào giá cả và hiệu năng, bản tường trình WTO ghi rằng xuất cảng của Hoa Lục và Aán Độ sẽ tăng ào ạt từ sau 2005. Tính riêng trên thị trường may dệt Hoa Kỳ, thị phần hàng Hoa Lục tăng tới 50% từ mức 16% trong năm 2002, trong khi thị phần hàng Aán Độ tăng tới 15% từ mức 4%.
Ngay cả quốc gia Mễ Tây Cơ đã vào bản Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA từ lâu thì cũng sẽ thê thảm: thị phần Mễ trên thị trường may dệt Mỹ sẽ giảm còn 3%, từ mức 12%.
Nhìn qua Đại Tây Dương, bản tường trình WTO ghi rằng thị phần Hoa Lục trên thị trường may dệt Liên Aâu tăng tới 29% từ mức 20%, còn Aán Độ tăng tới 9% từ mức 5%, trong khi thị phần Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm còn 6%, từ mức 10%.

Mà thị trường may dệt có nhỏ đâu, trên toàn cầu là trị giá tới hơn 400 tỉ đô la hiện giờ.
Vậy mà Hoa Lục vẫn chưa muốn xả ga, chưa muốn chạy hết tốc lực sản xuất... chỉ vì sợ nền kinh tế nóng máy, có cơ nguy làm sập tiệm cả toàn cầu ("). Báo Wall Street Journal ghi trường hợp Harry Lee, giám đốc của hãng may dệt TAL Apparel Ltd. Oâng Lee đã nộp đơn xin thuê đất để mở thêm một xưởng may mới ở thị trấn Dongguan, phía Nam Trung Quốc, đầu năm nay. Vậy mà chính phủ Trung Quốc từ chối, lấy cớ thị trấn Dongguan (ở phía Bắc Hồng Kông) đã quá đông và chật chội - nếu mở thêm một xưởng may khổng lồ thì nơi đây sẽ bị cạn kiệt tài nguyên, lưới điện sẽ bị trải quá nặng... và có thể làm nóng maý kinh tế Hoa Lục.
Thế cho nên, các xưởng may của TAL tại Thái Lan, Mã Lai, Đài Loan, Indonesia và Hồng Kông - cộng với một xưởng đương hữu ở Hoa Lục và một xưởng đang xây ở Việt Nam - sẽ phải gánh thêm các đơn đặt hàng. Họ Lee nói, "Tất cả các xưởng của chúng tôi bây giờ đều làm hết ga rồi." Công ty TAL của ông có tổng hành dinh ở Hồng Kông, sản xuất 1/8 số lượng áo sơ-mi đang bán ở Mỹ, trong đó có các nhãn hiệu nổi tiếng như Brooks Brother và J. Crew.
Trước tình hình này, các hãng may dệt Việt Nam có sẽ nương đà đi lên như Aán Độ hay là sẽ bị co cụm như hàng may dệt Mễ và Thổ" Tình hình hết sức đáng ngại.
Bài báo nhan đề "Cambodia Joins WTO Under New Textile Rules" trên tờ New York Times ngày 1-9-2004 có nhắc đến tình hình may dệt Việt Nam, rằng việc Cam Bốt sắp gia nhập WTO sẽ tăng áp lực buộc Việt Nam gia nhập sớm WTO, "Nếu không, kỹ nghệ may dệt Việt Nam có thể có cơ nguy mất mát nhiều đối với các nước WTO, nhất là với Trung Quốc, quốc gia đã vào WTO cùng với Đài Loan trong tháng 11-2001."
Trong cuộc chiến may dệt, thua trận không đơn giản là các con số phần trăm của các thị phần. Đây sẽ là áp lực lớn đối với các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội. Mike Davis, giáo sư sử học UC Irvine và là tác giả nhiều tác phẩm biên khảo, trong đó có cuốn gần nhất là "Dead Cities: And Other Tales," ghi nhận rằng, "Kỹ nghệ may dệt và trang phục Hoa Kỳ đang hấp hối. Từ khi TT George W. Bush nhậm chức, 350,000 việc làm may dệt - tức gần 1/3 tổng cộng việc làm may dệt - đã bị biến mất. Và sẽ có thêm 400,000 việc làm [may dệt] nữa biến mất vào cuối thập niên này." (Bài "In New Economy, Textile Workers Hang by a Thread," báo Los Angeles Times, ngày 5-9-2004.)
Cái giá để trả cực kỳ là lớn. Nhưng dường như không còn cách nào cứu chữa nổi cho kỹ nghệ may dệt Hoa Kỳ. Cũng có vài độc chiêu kinh tế mà Mỹ có thể suy tính tới, nhưng chỉ là làm chậm đà tiến của kỹ nghệ may dệt thôi. Cái lý cớ “bán phá giá” mà Hoa Kỳ đưa ra để chống hàng thủy sản và tôm nhập cảng thì không áp dụng được nơi đây, bởi vì hàng may dệt vào Mỹ đều qua hợp đồng giá cả với các hãng Mỹ. Chỉ có thể làm chậm bằng một số sơ hở pháp lý, như có thêå qua WTO cản bớt (ra hạn ngạch mới) đối với một số mặt hàng đặc biệt, như áo quần lót của phụ nữ, nhưng chỉ kéo dài thêm tới 2008 là cũng phải gỡ luôn.
Còn độc chiêu khác là buộc các công ty phải tôn trọng luật lao động, không giở trò xưởng mồ hôi với các thợ may, vân vân. Độc chiêu này đã áp dụng, và hiệu quả thì có nâng đỡ phần nào đời sống công nhân các nước gia công, nhưng buộc cung cấp nếp sống theo tiêu chuẩn Mỹ thì bất khả. Thêm nữa, khi thanh tra rời xưởng, thì không còn ai biết chuyện gì nữa.
Dù sao đi nữa, đất nước Hoa Kỳ sinh động và còn đầy tiềm năng, chắc chắn rồi sẽ chuyển thân kinh tế nhờ các kỹ nghệ khác, chỉ là sớm hay muộn thôi, dù là phải trải qua một thời đau đớn. Riêng vấn đề đối với Việt Nam sẽ là, với tình hình chưa gia nhập kịp WTO, ngành may dệt Việt Nam sẽ thiệt hại ra sao, và mất những cơ hội nào" Hay là vẫn ngoan cố tự hào với "nền kinh tế ưu việt XHCN" thêm vài thập niên nữa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.