Hôm nay,  

Bầu Cử 2004: Cali Chuyện Đã Rồi

03/09/200400:00:00(Xem: 4462)
Cali coi như chuyện đã rồi đối với hai ứng cử viên tổng thống Mỹ. Bush biết chắc thua, Kerry biết chắc ăn nên coi như chuyện đã rồi và cho Cali ra rìa trong cuộc vận động tranh cử.

Có vẻ nghịch lý về nhiều phương diện nhưng rõ là chân lý trên thực tế. Tiểu bang California, kinh tế đứng hàng thứ 5 thế giới, dân số đông nhứt Mỹ, cử tri đoàn 55 phiếu nhiều nhứt Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2004. Nhưng các nhà chuyên môn phân tích bầu cử Mỹ gần đây cho biết Cali đã ra rìa trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 2 tháng 11, năm 2004 dù Bộ Tham mưu Tranh cử của hai liên danh Cộng Hoà Dân Chủ cố đính chánh để lấy lòng dân Cali.

Báo Desert Sun ở Sacramento ngày 11 tháng 7 đi một bản tin phân tích khá đầy đủ về sự việc nói trên của một số chuyên viên. Cali bị hai ứng cử viên cho ra rìa bầu cử vì Bush tin không thể dẫn đầu ở Cali được nên đã hành động tập trung nỗ lực tranh cử ở 17 tiểu bang tranh chấp, nơi tỷ lệ ủng hộ của hai người khít khao hơn. Nhiều cuộc thăm dò cũng cho thấy Bush thường thua Kerry hai hàng số. Còn Kerry cũng tin chắc ăn ở Cali nên bất động, không cần đổ tiền của cho Cali nữa và cũng tập trung nỗ lực đấu với Bush cũng tại 17 tiểu bang tranh chấp.

Theo các nhà phân tách bầu cử chuyên nghiệp, dựa vào lịch sử bầu cử, cho rằng không ứng cử viên tổng thống Mỹ Cộng Hoà nào dẫn đầu được phiếu ở Cali từ khi TT Bush Cha thắng ứng cử viên Dukakis năm 1988. Còn TT Bush Con khó mà đạt thành tích ở Cali như Cha mình thuở nọ. Cuộc bầu cử năm 2000, TT Bush chi gần 12 triệu Đô để vận động, trong khi Al Gore chỉ mất có trên 120 ngàn. Nhưng Bush chỉ được ở Cali 41,7% trong khi Al Gore dẩn đầu với 53,5%, hơn Bush trên nửa triệu phiếu. Trong cuộc bầu cử 2004, Kerry dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ở Cali, tỷ lệ thường gồm 2 con số, tức trên 10% so với TT Bush, như đã nói. Đảng Dân Chủ ở thế thượng phong chẳng những ở ngành Lập Pháp tiểu bang mà ở các Hội đồng, thành phần công chức của các đơn vị hành chánh công quyền khắp tiểu bang nữa, trừ Văn Phòng Thống đốc, một đảng viên Cộng Hoà Schwarzeneger mới vừa chiếm được.
Nhưng TĐ Arnold lại tỏ ra dè dặt trong việc vận động cho Cộng Hoà và TT Bush. Vì khi Arnold ra ứng cử, Đảng Cộng Hoà và TT Bush tỏ ra không mặn mà lắm với cuộc bầu cử truất bãi và việc ứng cử của Arnold. Khi Arnold lên thống đốc, Arnold kêu gọi chánh quyền Bush cứu nguy ngân sách tiểu bang, bảo chi dùm 15 hợp đồng của Cali, thái độ quan liêu của các phụ tá TT Bush đã làm Arnold bất mãn phải công khai thốt ra trên truyền thông đại chúng rằng, việc thắng cử của Ô. Bush tùy thuộc sự giúp đỡ của tổng thống Bush đối với Cali. Và gần đây TĐ cũng tuyên bố Oâng quá bận với chức vụ Thống đốc không thể đi ngoài tiểu bang cho công tác đảng dù Đảng Cộng Hoà dành cho Oâng nói chuyện vào thời điểm quan trọng nhứt của Đại Hội Cộng Hoà.

Đối với dân Cali, thăm dò cũng cho thấy lập trường cứng rắn của TT Bush trong hai vấn đề gai góc phá thai và bảo vệ môi sinh, đa số dân Cali cấp tiến không mặïn mà lắm. Hôn thú đồng tính được lập ở San Fran tạo thành một phong trào lây lan nhiều tiểu bang khác.

Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Chánh trị ĐH Virginia nói, "Nếu chiến dịch tranh cử Bush xài một Đô la tại Cali, là họ ngu." Nhưng bộ tham mưu tranh cử của Bush lẫn Kerry lại nói khác. Nhưng nói bằng miệng thôi, chớ không cho biết số tiền dự chi vận động ở Cali cho ứng cử viên của mình. Phát ngôn viên Chiến dịch của Bush Tracy Schmidt cho biết sẽ không bao giờ nói Bush chi cho Cali bao nhiêu nhưng nhấn mạnh TT Bush có kế hoạch để vận động Cali. TT Bush đến Cali 17 lần từ ngày nhậm chức và đã mở văn phòng có năm người giúp việc với 40 ngàn người tình nguyện. "Cali là nơi có cơ hội tốt để tranh đua. Dân Chủ sẽ lầm to nếu nghĩ đương nhiên chiếm được," Tracy nói rõ như thế.

Còn Luiz Vizcaino, phát ngôn viên Chiến dịch của Kerry nói TNS đã đến Cali 23 lần trong năm 2003 và có hai văn phòng 10 người làm việc có lương. "Cali rất quan trọng. Chúng tôi không chiếm không." Lời qua tiếng lại đôi co của hai bên chứng tỏ một sự thật này. Theo phân tích gia bầu cử, Kerry không thể đắc cử nếu thua ở Cali. Còn Bush thì khác, thua Cali vẫn có thể đắc cử nhờ các nơi khác, như trong cuộc bầu cử năm 2000 thua Al Gore ở Cali. Các lão tướng về vận động tranh cử của Cộng Hoà lẩn Dân Chủ cũng thấy Cali rất cần. Kachigian người lo vận động bầu cử cho TT Reagan cho biết TT Bush có thể kiếm điểm rất dễõ ở Cali nhờ những thành tích chống khủng bố và phục hồi kinh tế và ngoại thương của Mỹ. Bây giờ Bush là tổng thống dễ gây ảnh hưởng ở Cali hơn hồi năm 2000. Nhưng vì Kerry coi như chắc ăn ở Cali nên không cần tăng đầu tư ở đây. Chớ nếu Kerry tăng, Bush tức thì đổ tiền vào Cali để tranh phiếu.
Thăm dò của của Phân Khoa Chánh trị, ĐH San Jose hồi đầu tháng Bảy, Kerry 50% trong khi Bush chỉ có 39%, hơn 11% , dung sai 4%. Thăm dò của Viện Chính sách Công mới nhứt, Kerry 55%, Bush 39%. Hai thăm dò giải thích, sai biệt lớn giữa hai ứng cử viên là do số cử tri độc lập, chiếm 1 phần 5 tổng số cử tri của Cali.

Nếu xem con số tặng dữ là một thứ thước đo cảm tình của nhân dân với ứng cử viên, thì Bush và Kerry một bên nửa cân, một bên tám lượng. Bush gây quỹ được 15.83 triệu; Kerry được 15.97 triệu. Nhưng cả hai ứng cử viên in trí, chắc ăn, chắc thua, nên cho Cali ra rìa, dồn nỗ lực vận động qua 17 tiểu bang bản lề khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.