Hôm nay,  

Bản Tin Cđnvtd/uc: Công Tác Vận Động Với Quốc Hội Và Chính Quyền Liên Bang Úc

30/08/200400:00:00(Xem: 4751)
Nhân dịp ngày bầu cử Quốc Hội Liên bang Úc đã gần kề, hứa hẹn một cuộc tranh đua gay go giữa hai đảng phái chính của chính trường Úc, Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC nhận định rằng đây là thời điểm thuận lợi nhất để các chính khách Úc lắng nghe quan điểm của CĐ chúng ta. Do đó, trong tháng 6, 7 và 8 vừa qua, các Ban Chấp Hành LB và TB đã nỗ lực gặp gỡ để vận động với một số chính khách quan trọng ở nhiều tiểu bang khác nhau, nêu lên những quan tâm của CĐ người Việt trong đó có: 1) WTO 2) Viện trợ và nhân quyền 3) SBS Radio.
Về vấn đề WTO, do đề nghị của CĐNVTD và một số công ty Úc, từ hai năm nay trong các cuộc thương lượng song phương với CSVN, chính quyền Úc đã và đang đòi hỏi rằng muốn gia nhập vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) thì CSVN phải để cho sách báo, băng nhạc, băng hình từ Úc được quyền tự do nhập cảng vào VN, giống như chế độ CSVN từ lâu vẫn được tự do xuất cảng các món hàng này qua Úc. Trong đợt vận động hiện nay, cộng đồng Việt tiến thêm một bước nữa, yêu cầu rằng trong đợt cứu xét đơn xin gia nhập WTO của CSVN vào tháng 12 này nước Úc hãy cương quyết không nhượng bộ nếu nhà nước CSVN vẫn tiếp tục tình trạng nghịch lý như hiện nay, cấm đoán việc xuất cảng văn hóa phẩm từ Úc vào VN, đi ngược lại tinh thần tự do buôn bán của WTO. Cũng nên nói thêm là CĐNVTD Úc Châu thường xuyên liên lạc trao đổi với các CĐ bạn ở Hoa Kỳ, Canada, Đức...vv để phối hợp hành động và cùng vận động theo một chiều hướng chung với chính phủ các nước sở tại.
Về vấn đề viện trợ của Úc cho VN, CĐNVTD yêu cầu chính phủ Úc xét đến khía cạnh nhân quyền trong chính sách viện trợ cho VN qua 3 cách. Thứ nhất là, nếu trong tương lai tình trạng đàn áp nhân quyền trở nên tồi tệ hơn - như vụ đàn áp và tàn sát đồng bào Thượng hồi tháng 4 vừa qua - thì Úc hãy tạm ngưng hay cắt giảm chương trình viện trợ song phương của Úc cho chế độ CSVN để làm áp lực, và vận động trong các tổ chức viện trợ đa phương (như Ngân Hàng Thế Giới) để có những hành động tương tự. Thứ nhì là tổ chức các cuộc điều tra định kỳ để đảm bảo rằng tiền viện trợ của Úc không bị chế độ CSVN tham nhũng bòn rút. Thứ ba là dành một ngân khoản trong số tiền viện trợ cho những đề án có liên quan trực tiếp đến việc nâng cao ý thức chính trị của dân chúng.
Về vấn đề SBS Radio, lâu nay Ban Giám Đốc SBS Radio đã vận động rất nhiều để yêu cầu chính quyền Úc tăng thêm ngân khoản cũng như cho thêm tần số để thính giả ở các thành phố ngoài Sydney và Melbourne (tức là Perth, Ade- laide, Brisbane...) có thể nghe được toàn bộ các chương trình của họ. CĐNVTD hỗ trợ nỗ lực này của Ban Giám Đốc SBS Radio bằng cách nói lên nhu cầu của cộng đồng Việt Nam. Sau đây là một số chi tiết về các cuộc vận động trong thời gian gần đây.
Ở Queensland, BS Bùi Trọng Cường, Cố Vấn CĐLB, đã gặp Thượng Nghị Sĩ Santo Santoro về vấn đề SBS Radio. Ngay sau đó, TNS Santoro đã viết thư đến Tổng Trưởng Truyền Thông để thúc dục cung cấp thêm tần số và ngân khoản cho SBS Radio. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng TNS Santoro (TD, Qld) là một trong 6 thành viên thường trực của Ủy Ban Lưỡng Viện QH Úc về Truyền Thông. Ông cùng với nhiều chính khách khác như TNS Stephen Conroy (LĐ, Vic), và TNS Tsebin Tchen (TD, Vic) đã từng tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt trong việc tranh đấu dẹp bỏ chương trình VTV4 trên đài SBS-TV năm ngoái.
Cũng từ Queensland, thể theo yêu cầu của CĐNVTD, TNS Brett Mason (TD, Qld) cũng đã viết thư đến Tổng Trưởng Thương Mại Mark Vaile để yêu cầu chính phủ Úc chấp thuận lời đề nghị của cộng đồng Việt về vấn đề WTO .
BS Cường cũng gặp gỡ với Tổng Trưởng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ Gary Hardgrave để nêu vấn đề các đoàn ca sĩ từ VN sang Úc trình diễn theo tinh thần Nghị Quyết 36 của CSVN, tạo xáo trộn trong CĐ người Việt. CĐNVTD yêu cầu ông Hardgrave cứu xét việc ngưng cấp visa trình diễn cho những đoàn văn công này vì rõ ràng là có bàn tay của CSVN đằng sau với hậu ý chính trị.
Tại Perth, hồi tháng 6 ngay trước khi sang Phi Luật Tân để giúp đồng bào tỵ nạn, ông Nguyễn Quốc Cương Chủ Tịch CĐNVTD/WA đã gặp DB Stephen Smith, Tổng Trưởng Đối Lập về Di Trú, để trình bày cho ông ta rõ mối quan tâm của cộng đồng người Việt về vấn đề văn hoá vận nói trên.
Trong tương lai, nếu chính quyền Úc vẫn tiếp tục cấp visa trình diễn cho những đoàn văn công từ VN, giúp nhà nước CSVN tự do thi hành Nghị Quyết 36 của họ, thì CĐNVTD sẽ kêu gọi đồng hương viết thư phản đối gửi đến các Tổng Trưởng và Dân Biểu LB địa phương của mình để các chính đảng hiểu rằng đây là vấn đề quan trọng đối với nhiều người Úc gốc Việt, và Úc cần phải xét lại chính sách trao đổi văn hoá khi chính sách này bị quốc gia đối tác lợi dụng cho mục đích chính trị.
Ở Melbourne, ông Châu Xuân Hùng Chủ tịch CĐNVTD Victoria và ông Đoàn Việt Trung, Tổng Thư Ký CĐLB, đã gặp Tổng Trưởng Ngoại Giao Đối Lập ông Kevin Rudd (LĐ, Qld). Về vấn đề WTO, ông Rudd không bất đồng ý kiến với CĐ, nhưng nói rằng ông dành việc nghiên cứu chi tiết cho Tổng Trưởng Đối Lập về Thương Mại là TNS Stephen Conroy. Về vấn đề viện trợ và nhân quyền, ông không hứa hẹn việc tạm ngưng hoặc giảm viện trợ khi cần, nhưng ông nói ông sẽ nghiên cứu việc dùng tiền viện trợ vào việc xây dựng ý thức về dân quyền cho dân chúng VN.

Trong cuộc gặp gỡ với TNS Conroy, Tổng Trưởng Đối Lập về Thương Mại, ông cho biết là ông đồng ý với đề nghị của CĐNVTD, và còn nói thêm rằng nếu đắc cử thì ông sẽ đề nghị với Bộ Ngoại Giao tham khảo ý kiến với CĐ người Việt trong tiến trình thương lượng về việc VN muốn gia nhập WTO .
Ngoài ra, ông Trung cũng gặp Dân Biểu Lindsay Tanner, Tổng Trưởng Đối Lập về Truyền Thông. Ông Tanner (LĐ, Vic) nói rằng ông đồng ý, SBS Radio nên có thêm tần số và ngân quỹ, và nếu đắc cử, ông sẽ tiến hành thực hiện điều này.
Ở Sydney, BS Nguyễn Mạnh Tiến Chủ tịch CĐLB đã cùng với ông Phan Đông Bích Chủ tịch và LS Võ Trí Dũng Phó CT Ngoại Vụ CĐNVTD/NSW đến gặp các Dân biểu LB Bruce Baird (TD, NSW), Tổng Trưởng Đối Lập về Đa Văn Hoá Laurie Ferguson (LĐ, NSW), và DB Michael Hatton (LĐ, NSW), để vận động sự hỗ trợ của họ cho các đề nghị của CĐ liên quan đến WTO và viện trợ. Tất cả đều tỏ vẻ đồng thuận với các đề nghị này.
Tại Adelaide, vào Thứ năm 29/7/2004, một phái đoàn của CĐLB gồm BS Tiến từ Sydney, ông Trung từ Melbourne, ông Lê Văn Hiếu Phó CT Ủy Ban Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ Nam Úc (South Australian Ethnic Affairs Commission) và cô Bích Trâm đại diện đài phát thanh Tiếng Nói Quê Mẹ ở Nam Úc đã đến tiếp xúc với Ngoại Trưởng Alexander Downer trong một cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút, chủ yếu là để trình bày quan điểm của CĐ về hai vấn đề chính: việc CSVN xin gia nhập WTO và viện trợ của Úc cho VN.
Về vấn đề WTO, ông Downer đã trao đổi cặn kẽ để tìm hiểu lập trường của CĐ người Việt, và nói sẽ duyệt xét lại các chi tiết trong điều kiện chính sách của Úc. Phái đoàn đã lên tiếng với ông Downer về thái độ của Bộ Ngoại Giao Úc (BNG) có vẻ thờ ơ trước những vi phạm nhân quyền trầm trọng ở VN. Cụ thể là chỉ một vài tuần sau khi CSVN đàn áp và tàn sát nhiều người Thượng khi họ biểu tình đòi quyền sống ở cao nguyên Trung phần vào tháng 4 năm nay, BNG Úc đã ký kết một chương trình viện trợ trị giá 73.7 triệu Úc kim cho chế độ CSVN. Phái đoàn yêu cầu BNG từ nay hãy sử dụng viện trợ của Úc một cách cẩn trọng hơn, và hoạch định những biện pháp cụ thể để đình hoãn hoặc cắt giảm viện trợ nếu CSVN có những hành động vi phạm nhân quyền. Ông Downer đã chăm chú lắng nghe phái đoàn trình bày, và tỏ ra thấu hiểu những quan tâm của CĐ chúng ta. Ông nhắc lại chủ trương của chính phủ Úc dựa trên niềm tin rằng cộng tác và viện trợ cho chế độ CSVN sẽ đưa đến những thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước VN. Tuy nhiên, ông hứa sẽ cứu xét những đề nghị của CĐ một cách nghiêm chỉnh. Ông cũng yêu cầu CĐ hãy theo dõi những chi tiết về những chương trình viện trợ của Úc cho VN, và hãy liên lạc ngay với văn phòng của ông để thảo luận khi thấy có điểm nào không đồng ý.
Cũng trong ngày này, phái đoàn cũng đã gặp gỡ với TNS Meg Lees (Độc Lập, SA), TNS Penny Wong (LĐ, SA), Bộ Trưởng Đa Văn Hoá tiểu bang Nam Úc Michael Atkinson, cố vấn của Tổng Trưởng Di Trú Amanda Vanstone (TD, SA), và cố vấn của TNS Natasha Stott-Despoja (DC, SA). Phái đoàn cũng đến viếng thăm xã giao ông John Kiosoglous, Chủ tịch của Ủy Ban Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ Nam Úc. Một vấn đề khác cũng được phái đoàn nêu ra trong các cuộc gặp gỡ này là chuyện nhà nước CSVN dung túng việc buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt qua Cambodia, Đài Loan để làm nô lệ tình dục. Những đề nghị mà phái đoàn đưa ra, ví dụ như dùng một phần tiền viện trợ của Úc để lập ra cơ sở giúp các nạn nhân làm lại cuộc đời, được họ đặc biệt chú ý và hỗ trợ, nhất là các TNS Lees và Wong. Ông Atkinson nói rằng tuy vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không nằm trong trách nhiệm Bộ Trưởng ở tiểu bang của ông, nhưng ông rất quan tâm và sẽ lên tiếng.
TNS Brian Harradine (Độc Lập, Tasmania), trong các cuộc họp của Ủy ban Chuẩn Chi Thượng Viện LB Úc hồi tháng 6 vừa qua, đã hỏi Bộ Ngoại Giao một số câu hỏi về vấn đề viện trợ cho VN. Ngoài việc thu thập được một số dữ kiện quan trọng qua các câu trả lời của BNG, những chất vấn này của TNS Harradine cũng có mục đích cho BNG và AusAID biết rằng Thượng Viện sẽ rất quan tâm nếu tìm thấy bằng chứng rằng tệ nạn tham nhũng trong guồng máy nhà nước CSVN đã bòn rút tiền viện trợ của Úc, hoặc nếu nhà nước Hà Nội vừa nhận viện trợ của Úc lại vừa cung cấp viện trợ quân sự cho Lào để đàn áp những thành phần tranh đấu cho dân chủ nơi đây.
TNS Bob Brown, người lãnh đạo đảng Xanh, sau một cuộc gặp gỡ tại Melbourne với ông Đoàn Việt Trung, và ông Bùi Nam (một ứng viên của đảng Xanh tại Victoria), đã gởi một số câu hỏi đến Bộ Ngoại Giao và Bộ Thương Mại Úc về vấn đề WTO, và đang chờ trả lời. Các câu hỏi này cho thấy đảng Xanh cũng muốn thấy chính phủ Úc có lập trường cương quyết khi thương lượng với CSVN về WTO.
Dân Biểu Michael Hatton (LĐ, NSW) Phó Chủ Tịch của Ủy Ban của Hạ Viện về Truyền Thông, trong các cuộc tiếp xúc với CĐ đã đồng ý rằng SBS Radio nên được có thêm tần số và ngân khoản.
Ngoài ra, CĐ cũng đã thảo luận qua điện thoại, hay liên lạc bằng thư từ hoặc email với nhiều vị dân cử khác - Dân Biểu Carmen Lawrence (LĐ, WA), TNS Lyn Allison (DC, Vic), DB Bernie Ripoll (LĐ, Qld), TNS Ron Boswell (QG, Qld), DB Anthony Byrne (LĐ, Vic), DB Steven Ciobo (TD, Qld), TNS Grant Chapman (TD, SA), TNS Alan Eggleston (TD, WA), TNS John Cherry (DC, Qld), TNS Alan Ridgeway (DC, NSW)...vv. CĐNVTD đang dàn xếp thêm một số những cuộc gặp gỡ khác với các chính khách và chính quyền LB để tiếp tục cuộc vận động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.