Hôm nay,  

Việt Nam: Cổ Phần Hoá, Cổ Phần Đảng

27/08/200400:00:00(Xem: 4946)
Đảng CSVN Nói Cổ Phần Hóa Rồi Lại Vơ Vào
Hoa Thịnh Đốn.- Một cuộc Hội thảo về "Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:Thực trạng, vấn đề và giải pháp" được báo Điện tử đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ở Hà Nội hôm 19-8-2004. Nhưng số cán bộ lãnh đạo then chốt của hai ngành Tư tưởng và Kinh tế dự Hội thảo đã không đưa ra được ý kiến nào mới để giải quyết tệ nạn trì trệ của việc "cổ phần hóa". Ngược lại họ đã xác nhận điều nghi ngờ từ lâu của nhân dân và của các Nhà đầu tư nước ngoài về sự giả dối của chủ trương này.
Họ bảo : " Việc thiết lập mới các công ty cổ phần hay cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở ta hiện nay không phải là tư nhân hoá, mà là sự hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu cho mọi thành phần kinh tế tham gia, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro thị trường và cùng hưởng lợi trong điều kiện có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý." (Website đảng CSVN, 25-8-2004)
Nhưng ai được quyền mua cổ phần trong một Doanh nghiệp khi nó được "cổ phần hoá" "
Theo đường đi nước bước kiểu "ăn người" của Nhà nước thì cổ phần hóa là để "tổ chức lại sản xuất, huy động vốn của người lao động, của các cá nhân, các tổ chức kinh tế để đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ và tham gia vào các vấn đề của doanh nghiệp của mình và cuối cùng là nâng cao thu nhập cho người lao động, tích lũy vốn cho công ty và đóng góp cho nhà nước."
Nhưng dù người lao động hay tư nhân có chung tiền vào làm ăn thì một Doanh nghiệp được "cổ phần hóa" rồi nhưng vì Nhà nước có nhiều cổ phần hơn nên được "giữ vai trò chi phối ", vì vậy, Đảng giữ vai trò lãnh đạo và Nhà nước quản lý Doanh nghiệp này. Tuy nhiên, khi một Doanh nghiệp đã do cá nhân chiếm giữ cổ phần nhiều hơn Nhà nước, tất nhiên được "giữ vai trò chi phối" thì Đảng lại vẫn có quyền lãnh đạo và Nhà nước vẫn quản lý là thế nào "
Vũ Hữu Ngoạn (Thường trực Ban Chỉ đạo biên soạn Toàn tập Văn kiện Đảng) giải thích kiểu làm ăn "vòng vo tam quốc" như thế này : "Hiểu một cách đơn giản nhất thì cổ phần hoá là chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước từ một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước (tức toàn dân) thành doanh nghiệp đa sở hữu, theo đó tùy vị trí và tính chất cụ thể của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà Nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối hoặc không cần giữ vai trò chi phối nữa. Doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước (tức toàn dân) giữ vai trò chi phối thì vẫn là doanh nghiệp nhà nước, còn trường hợp Nhà nước không cần giữ vai trò chi phối trực tiếp nữa thì đó là doanh nghiệp hợp tác. Những doanh nghiệp hợp tác này có thể chỉ bao gồm những người lao động trong doanh nghiệp, hoặc có thể thêm những thành viên khác trong và ngoài xã hội ta và dĩ nhiên vẫn chịu sự kiểm kê, kiểm soát, sự quản lý của Nhà nước."
" Trường hợp, doanh nghiệp cổ phần hoá mà có cá nhân chiếm giữ cổ phần chi phối, thì đó là sự chuyển thể thành doanh nghiệp tư nhân, nếu lại thuê giám đốc điều hành thì đây là doanh nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa, một hình thức rất thịnh hành ở các nước tư bản hiện nay, tuy nhiên đặt trong chế độ ta thì nó vẫn chịu sự kiểm kê, kiểm soát, sự quản lý của Nhà nước ta. Như vậy, những doanh nghiệp cổ phần hoá mà ở đó nhà nước không cần giữ tỷ lệ cổ phần chi phối nữa thì đều là những doanh nghiệp mang tính chất chủ nghĩa tư bản nhà nước, theo nghĩa rộng của tụm từ này như V.I. Lê-nin đã chỉ ra."(Trang Kinh tế, báo Nhân Dân, 25-8-2004)
Ngoạn nói thêm : " Tóm lại cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đúng hướng sẽ là một bước tiến xét theo góc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, theo đúng như bản chất chính sách kinh tế mới của Lê-nin. Cũng có thể nói cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước của ta ở đầu thế kỷ 21 này là một nội dung mới, một bước sáng tạo mới của "chính sách kinh tế mới" mà Lê-nin đã chủ xướng."
Lạ chưa " Nước Nga, nơi sinh ra thứ kinh tế Lê-nin bóc lột con người trong suốt 70 năm cai trị của đảng Cộng sản đã bị nhân dân Nga nổi lên đạp đổ năm 1992 để quay sang Dân chủ và làm kinh tế Tư bản Tây phương vậy mà, sau 12 năm tan rã của các nước Xã hội chủ nghĩa Châu Âu, những người cầm quyền CSVN lại nối đuôi nhau chũi đầu vào cát, lầm lũi đi nhặt lại cái người Nga vứt đi !
Nhưng ai sẽ "kiểm kê, kiểm soát" các doanh nghiệp do Nhà nước nắm quyền chi phối trực tiếp trong 21 loại Doanh nghiệp được gọi là "thuộc lĩnh vực quan trọng" "
Theo cơ chế hiện hành thì không ai được quyền coi xét sổ sách, kiểm tra việc điều hành, chi tiêu, mua sắm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%. Các Ban, Ủy ban kiểm sát của đảng và các Hội dồng nhân dân chỉ được thành lập để làm cảnh cho chế độ. Chưa một vụ tham nhũng, lãng phí, quan liêu nào đáng chú ý trong đảng và nhà nước được phát giác, tố cáo bởi cơ chế được gọi là "tai mắt" của nhân dân !
Nhà nước liệt kê các loại doanh nghiệp phải do đảng nắm 100% :"Đó là các công ty hoạt động trong các ngành, lĩnh vực : sản xuất, cung ứng vật liệu nổ, hóa chất độc, phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia; mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; các nhà xuất bản; chiếu sáng đô thị; thoát nước...Những công ty nhà nước đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất, phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa...Bên cạnh đó là những công ty có vốn nhà nước lớn hơn 30 tỷ đồng; mức thu nhập bình quân 3 năm liền kể từ 3 tỷ đồng trở lên, như dầu mỏ, khai thác quặng có chất phóng xạ, đóng và sửa chữa phương tiện vận tải đường không..." (VietNamNet, 25-8-2004)
Theo một Quyết định của Phan Văn Khải ngày 24-8-2004 (155/2004/QĐ-TTg) thì Nhà nước sẽ mở rộng cổ phần hoá sang các lĩnh vực mà trước đây do chính phủ giữ 100% vốn như : "Sản xuất điện, khai thác khoáng sản; sản xuất kim loại đen - màu; sản xuất phân bón; khai thác lọc - cung cấp nước sạch; kinh doanh tiền tệ - bảo hiểm, cung cấp hạ tầng mạng viễn thông." (VietnamNet, 25-8-2004)
Trong số những lĩnh vực được Nhà nước nhả ra cho tư nhân đầu tư kinh doanh 100% chỉ gồm :"Sản xuất muối ăn, đường, sữa, bia (dưới 50 triệu lít/năm), cồn và rượi (dưới 10 triệu lít/năm), dầu thực vật, kiểm định hàng hoá và in các loại (trừ nhãn mác, bao bì. (!)
Nhưng các doanh nghiệp này vẫn phải chịu sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước.
Bởi vì, Ngoạn khẳng định chủ trương cổ phần hóa của đảng dù dưới dạng nào thì Nhà nước vẫn "ăn trùm". Ngoại viết : " Một điều kiện quyết định, hoặc nói là một phương châm, một nguyên tắc quyết định để thể hiện đúng bản chất của cổ phần hoá của ta, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa của cổ phần hoá của ta là Nhà nước vẫn chiếm lĩnh những vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân. Lời giải thích này chính là trong khi thực thi chủ trương phải biết phân định thật rõ đâu là những ngành, những khâu, những chỗ then chốt, theo đó Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối hoặc không tiến hành cổ phần hoá."

CHƯỚNG LÊN NGỘP HƠI
Tuy nhiên, dù mánh lới ra sao thì kết quả cũng chưa được như ý muốn của đảng. Ngoạn nhìn nhận : " Trước kia, cả nước có khỏang 12.000 doanh nghiệp nhà nước, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn rất nhỏ, khoảng 5, 10 tỷ đồng (theo giá trị hiện nay) và chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hơn 10 năm qua, chúng ta đã sắp xếp, điều chỉnh, còn lại khoảng 5.000, vài năm nay, chủ yếu là năm 2002, 2003, 2004 đã cổ phần hoá khoảng trên 1.500 doanh nghiệp, ở Hà Nội là 111 trong tổng số 208 doanh nghiệp nhà nước của địa phương. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó..."
Tại sao lại "chưa cao" và "chưa tương xứng" " Bởi vì Nhà nước không thật lòng cởi bỏ tính độc tài và độc quyền kinh tế, vừa đánh vừa run, co ro, ngập ngừng, cán bộ thì thiếu khả năng khoa học, kỹ thuật và không có kinh nghiệm nên sợ cho người ngoài đảng, trong đó có nước ngoài nhảy vào đầu tư, làm ăn theo kiểu tư bản Tây phương vì sợ bị chia sớt mối lợi nhuận, sợ Đảng và Nhà nước mất quyền lãnh đạo, sợ rơi vào bẫy "diễn biến hoá bình" của các "thế lực thù địch"!
Trong cuộc hội thảo ở Hà Nội hôm 19-8-2004, Đỗ Bình Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội nhìn nhận : " Qúa trình cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra còn gặp nhiều khó khăn, với tiến độ chậm, do đó phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, gay gắt trên bình diện kinh tế là thiếu đồng bộ của hệ thống luật pháp các chính sách kinh tế để giải quyết các mối quan hệ sản xuất xã hội, còn tr6en diện doanh nghiệp là cơ cấi lực lượng sản xuất với phương tiện sản xuất lạc hậu, tổ chức lao động cồng kềnh, vừa thiếu lực lượng lao động trực tiếp sản xuất vừa thừa lao động gián tiếp (Chú thích : thiếu thợ chuyên môn, thừa người phụ).
Nhiều người khác như hai ông Dương Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cơ khí xây dựng, Bộ Xây Dựng và Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn nhìn nhận: "Quá trình cổ phần hoá đang thực hiện chậm so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ doanh nghiệp cổ phần hoá đạt thấp, và không đồng đều giữa các địa phương, các bộ, các ngành và các công ty Nhà nước; các doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô nhỏ là chủ yếu, do đó huy động vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế..." (Chú thích : không ai muốn bỏ tiền đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ)
Vũ Hữu Ngoạn và Lê Hoàn, Vụ Công nghiệp - Ban Kinh tế Trung ương thì thẳng thắn chỉ trích thái độ và nhận thức của cán bộ trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Họ nói : " Vướng mắc chủ yếu nhất khiến quá trình cổ phần hoá chưa đạt so với mục tiêu thuộc về vấn đề tư tưởng và nhận thức; nhiều cấp bộ đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa chủ động, tích cực triển khai chủ trương của Đảng về tiến hành sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước; chưa triển khai nghiên cứu, phổ biến sâu rộng để đảng viên, quần chúng hiểu rõ yêu cầu cần thiết, lợi ích việc cổ phần hoá; chưa triển khai mạnh mẽ việc thực hiện cổ phần hóa. Tâm lý hoài nghi, lo lắng rất phổ biến trong cán bộ, công nhân. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, các cấp chủ quản còn chần chừ, do dự, sợ ảnh hưởng đến lợi ích, quyền thế, không muốn cổ phần hoá với mục đích bám lấy bầu sữa của bao cấp (Chú thích : được nhà nước bù đắp thua lỗ ), không có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dù hiệu quả hoạt động thấp đã kéo dài trong nhiều năm."
Những tham luận viên này cũng chỉ trích việc Nhà nước không thống nhất trong các văn bản "hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá" mà còn "chồng chéo, tính khả thi chưa cao, nhiều điểm không phù hợp, rõ ràng...Việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp rất phức tạp, thực trạng tài chính (của) nhiều doanh nghiệp thiếu lành mạnh, minh bạch. Việc tính toán, xử lý công nợ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tồn tại, có nguy cơ phá sản, (nợ xấu, tồn đọng nhiều, kéo dài, kinh doanh thua lỗ, mất vốn) vẫn đưa vào diện cổ phần hoá, làm cho quá trình cổ phần hoá phức tạp, kéo dài, đặc biệt phải xử lý những tồn tại về tài chính..."
Nhiều người khác, theo bài viết của Thái An trên báo Người Lao Động ngày 20-8-2004 thì :" Nhiều chuyên gia nhận định, việc coi các Doanh nghiệp Cổ phần hoá (DN-CPH) mà Nhà nước chiếm giữ 51% vẫn và DNNN làm nản lòng các nhà đầu tư tiềm năng và cả người lao động. Họ không thể bỏ tiền vào các DN mà lâu nay giữ 100% vốn Nhà nước đã không làm nên chuyện thì liệu tương lai có thể làm tốt hơn không " 51% này chứng tỏ sự lưu luyến quyền lực Nhà nước."
Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đề nghị láu cá : " Việc cổ phần hoá Danh nghiệp Nhà nước không nên đặt vấn đề Nhà nước giữ vai trò khống chế. Hơn nữa, nếu có đặt ra thì cũng không nên đưa ra tỉ lệ vốn Nhà nước giữ vai trò khống chế 51% mà có thể là 15 - 20 - 30%, miễn sao vốn Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất."
Nhưng đã gọi là "lớn nhất" thì số phần trăm có ý nghĩa gì vì đằng nào thì Đảng và Nhà nước vẫn "ăn trùm" chứ có thay đổi gì đâu mà phải văn hoa "
Tuy nhiên, âm mưu đánh lừa cổ phần của Đảng còn được ông Hồ Xuân Hùng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vạch ra : " Tại 1.557 DN - CPH, mới chỉ có 8% cổ phần do cổ đông bên ngoài nắm giữ, cán bộ công nhân chiếm 54%, Nhà nước 38% thì thực chất vẫn là CPH khép kín nên chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược, chưa thay đổi cơ bản được phương thức quản trị Doanh nghiệp. Quá trình CPH vừa qua vẫn mang nặng tính giải quyết chính sách, xử lý lao động, xử lý tài chính Doanh nghiệp, chưa phải là "mở cửa Doanh nghiệp." Cũng mới chỉ có 6% vốn Nhà nước tại DNNN được đem ra CPH, chủ yếu bằng hình thức bán bớt vốn Nhà nước và CPH các công ty nhỏ, làm ăn kém hiệu quả, máy móc kỹ thuật lạc hậu..."
Thế là hết thuốc chữa. Ở thời buổi phải kinh doanh lương thiện, phải có chính sách minh bạch và nhất là không được chơi trò ma bùn tháu cáy để khi có ăn thì chia, khi thua lỗ thì chạy làng mà đảng và nhà nước CSVN còn chưa thành thật với nhân dân và thế giới thì còn khuya mới mong được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) mà Hà Nội hy vọng sẽ đến vào năm 2005.
Như vậy có nên Cổ Phần Hoá Đảng để được gia nhập chăng " -/-
Phạm Trần (8-2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.