Hôm nay,  

Cứu Nguy Najaf

26/08/200400:00:00(Xem: 4759)
Cuộc tấn công của quân đội Chính phủ chuyển tiếp Iraq có phi pháo Mỹ yểm trợ nhắm vào toán dân quân Mahdi của giáo sĩ Shi-a al-Sadr chiếm ngôi đền Hồi giáo Imam Ali tại Najaf đã dây dưa kéo dài từ 3 tuần nay mà không đạt được thắng lợi. Đây chỉ là mặt nổi của một tảng băng ngầm có nhiều liên hệ gai góc. Đại Trưởng giáo Ali al-Sistani, một tu sĩ Shi-a có lập trường ôn hòa được nhiều tín đồ kính nể ở Iraq, đã đột nhiên trở về nước sau 3 tuần chữa bệnh ở London. Ông nói về gấp để cứu nguy thành phố Najaf. Ngôi đền Iman Ali có tầm quan trọng như thế nào"

Imam (Đại trưởng lão) Ali bin Abi Talib là một thân quyến của vị Tiên tri Mohammed khai sáng đạo Hồi. Ông đã từ trần vào thế kỷ 7 và ngôi mộ của ông tại Najaf đã trở thành đền Hồi giáo Imam Ali, nơi thiêng liêng nhất của Hồi giáo Shi-a. Imam Ali được người Hồi Shi-a coi là vị Imam đầu tiên trong số 12 vị có những lời giáo huấn cần phải tuân theo. Xung quanh ngôi đền thiêng liêng và cổ kính này là một nghĩa trang từ thời xa xưa có tên là Wadi al-Salam (Thung lũng Hòa bình), coi như nghĩa trang Hồi giáo lớn nhất ở Trung Đông. Mỗi năm hàng ngàn người Shi-a đến hành hương tại ngôi đền này. Vị cố giáo trưởng Ayatollah Khomeini của Iran đã từng sống lưu vong trong 14 năm tại Najaf, sau khi bị Quốc vương Iran Pahlavi trục xuất năm 1964. Năm 1979 Pahlavi bị cách mạng Hồi giáo lật đổ, Khomeini trở về Iran lập ra chế độ thần quyền Shi-a.

Giữa Iran và Iraq đã xẩy ra một cuộc chiến kéo dài từ năm 1980 đến 1989. Chế độ Saddam Hussein gốc Hồi giáo Sun-ni đã đàn áp dữ dội những người Hồi giáo Shi-a trong nước Iraq. Bởi vậy khi Mỹ tấn công Iraq tháng 3-2003, Iran hài lòng khoanh tay ngồi chờ để tọa hưởng kỳ thành. Hồi giáo Shi-a chiếm 65% dân số Iraq trong khi Hồi giáo Sun-ni chiếm 32%. Iran đã có kế hoạch dự liệu sau khi chế độ của Sun-ni bị sụp đổ, chế độ kế tiếp phải là chế độ do đa số Shi-a làm chủ và sẽ chịu ảnh hưởng của Teheran. Mỹ làm sao không biết ý đồ của Iran, không lẽ làm cỗ cho người khác xơi. Bởi vậy ngay từ đầu Mỹ đã có những biện pháp đề phòng mặc dù khi quân Mỹ tiến vào Baghdad, phần lớn những người dân ra hoan hô là người Shi-a. Nhưng đến đầu năm nay, Mỹ đã thấy có những dấu hiệu đáng ngại về bàn tay bí mật của Iran thọc vào nội tình Iraq trong lúc Mỹ muốn thiết lập một chế độ dân chủ cho nước này.

Từ tháng 3 Mỹ đã có một sự lựa chọn dứt khoát, không còn coi những nhân vật Shi-a mặc nhiên là đồng minh. Đặc biệt Mỹ cắt đứt mọi khoản tiền viện trợ cho tổ chức “Đại hội Dân tộc” của Ahmed Chalabi, một nhân vật Shi-a lưu vong đã về nước ngay sau khi Saddam bị lật đổ và được trọng dụng. Chalabi là người đã từng làm việc với CIA Mỹ từ nhiều năm trước, nhưng đã bị thất sủng vì bị nghi làm gián điệp cho Iran. Đầu tháng 8, giáo sĩ al-Sadr ra lệnh cho dân quân Mahdi nổi loạn lần thứ hai chống Mỹ và chiếm cả thành phố Najaf nhưng sau 3 tuần lễ bị càn quét, đã rút về tử thủ xung quanh ngôi đền Imam Ali.

Chính sách mới của Mỹ trong việc tổ chức một Quốc hội lâm thời Iraq gồm 100 đại biểu nhằm sắp xếp lại các thành phần sắc tộc và tôn giáo mà hậu quả đầu tiên là gạt bỏ mọi ảnh hưởng của Iran. Chính sách này cũng gây ra những căng thẳng trong các cộng đồng Hồi giáo Shi-a ở Iraq. Cố nhiên không phải tất cả những nguời Shi-a Iraq đều thân Iran. Thủ tướng chính phủ chuyển tiếp Iraq, ông Iyad Allawi, là một chính khách Shi-a lưu vong và cũng là một người đã từng cộng tác với CIA khi còn ở ngoại quốc, cũng giống như Chalabi. Nhưng Allawi rất quyết liệt chống giáo sĩ al-Sadr, thề tiêu diệt hết dân quân Mahdi nếu không chịu đầu hàng. Mặc dù chính quyền Iran nói không có quan hệ gì với al-Sadr, nhưng các cuộc giao tranh xẩy ra ở Najaf, nơi có nhưng di tích thiêng liêng của Shi-a, khiến Iran có cơ hội kích động các cộng đồng Shi-a nổi lên chống Mỹ.

Tuy nhiên Mỹ cũng có những lá bài vặn tréo tay Teheran để cảnh cáo và làm áp lực. Mỹ tố cáo Iran vẫn tiếp tục sản xuất những chất liệu chế tạo bom nguyên tử. Ngày 8 tháng 6, trong một cuộc nói chuyện trên đài TV bà Condoleeza Rice, cố vấn an ninh của Tổng Thống Bush nói Mỹ sẽ không loại trừ khả năng sử dụng những lực lượng bí mật để phá tan những cơ xưởng lọc chất liệu bom hạt nhân của Iran. Tuần qua Israel cũng xuất hiện trong vụ căng thẳng này. Iran hăm dọa sẽ “tiên hạ thủ vi cường” để đánh trước vào những cơ sở hạt nhân của Israel. Năm 1981, Israel đã dùng một phi đội chiến đấu cơ bất ngờ bay sang Iraq phá tan nhà máy hạt nhân ở Osirak. Israel là đồng minh trung kiên nhất của Mỹ ở Trung Đông nên sau lời tuyên bố của bà Rice, Iran thấy sợ đòn đánh bất ngờ của Israel theo kiểu Osirak. Bộ trưởng Quốc phòng Iran lên đài TV Al-Jazeera nói chính phủ Teheran có thể sẽ đánh phủ đầu để bảo vệ những cơ sở hạt nhân nếu bị hăm dọa và cho biết một số tướng lãnh Iran tin rằng chính sách đánh phủ đầu không phải là “quyền riêng của Mỹ”. Nhưng các chuyên gia cho rằng đây chỉ là những đòn hăm dọa qua lại chớ không có bên nào dám làm thật trong lúc này. Trên thực tế người ta chỉ thấy Iran đang bị dồn ép và lùi dần trong vấn đề Iraq. Nhưng sự dồn ép này cũng có thể làm Iran nguy hiểm hơn chớ không bớt.

Đại trưởng giáo al-Sistani về tới Basra, hô hào dân chúng Iraq diễn hành theo ông đến Najaf để giải quyết vụ xung đột. Các phụ tá của ông kêu gọi quân đội Mỹ rút khỏi vòng vây quanh đền Imam Ali. Mỹ vẫn nói đây là vấn đề của người Iraq chớ không phải của Mỹ. Thủ tướng Iraq Allawi hoan nghênh sự trở về của al-Sistani. Còn tu sĩ nổi loạn al-Sadr kêu gọi những người ủng hộ ông đi theo al-Sistani về Najaf. Cuộc tấn công quân sự của chính quyền Iraq hiển nhiên đã không giải quyết được vấn đề, và việc dùng sức mạnh có Mỹ yểm trợ chỉ gây hiểm họa làm các cộng động Shi-a phẫn nộ thêm. Nhưng dù giải quyết được vụ xung đột đẫm máu ở Najaf, phần ngầm của tảng băng vẫn còn đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.