Hôm nay,  

T.đoàn 7,9 Nhảy Dù, Trận Đánh Ơû Long Hưng & Tây Quảng Trị

15/07/199900:00:00(Xem: 15208)
Trong cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 Nhảy Dù là hai trong năm tiểu đoàn Nhảy Dù đã tham chiến ngay từ giai đoạn 1 khởi động từ ngày 28/6/1972. Trước ngày N của cuộc phản công, hai tiểu đoàn này đã kịch chiến với Cộng quân ở khu vực cận sơn gần địa giới hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Riêng tiểu đoàn 7 Nhảy Dù đã đụng độ với 1 đơn vị của trung đoàn 9 thuộc sư đoàn 304 CSBV tại Phong Điền trong suốt đêm 26 rạng ngày 27 tháng 6/1972, Cộng quân để lại trận địa hơn 100 xác và gần 40 súng AK và nhiều vũ khí cộng đồng. Sau một ngày đụng độ, tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được dưỡng quân 1 ngày để chuẩn bị vượt sông Mỹ Chánh hành quân về Quảng Trị.
* Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù vượt cầu sắt Mỹ Chánh tiến quân về Long Hưng:
Cuộc tiến quân của tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được khởi động vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng 6/1972. Đúng giờ xuất phát, từng đại đội của tiểu đoàn 7 Nhảy Dù xếp một hàng dọc từng chiến binh một bò qua cầu sắt để vượt qua sông Mỹ Chánh. 4 giờ sau khi khởi động, người lính cuối cùng của tiểu đoàn đặt chân lên bờ Bắc. Từ đây, tiểu đoàn tiến quân chiếm khu vực Lương Điền, Tân Trường, Trường Vinh, lần đến Nam sông Ô, Khi đại đội đi đầu chiếm được cầu Ngắn thì trời vừa rạng sáng. Thế là tiểu đoàn 11 đã đến đúng mục tiêu của kế hoạch hành quân. Nhiệm vụ của tiểu đoàn là bảo vệ bãi đáp cho cuộc đổ quân của tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 11 Nhảy Dù.
8 giờ 30 sáng ngày 29 tháng 6/1972, sau khi hai tiểu đoàn bạn hoàn tất cuộc đổ quân, tiểu đoàn 7 Nhảy Dù tiến lên bên trái của tiểu đoàn 11 để từ đó hành quân thần tốc về Quảng Trị. Ngày 6 tháng 7/1972, tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được lệnh tiến chiếm khu vực vòng đai phía Nam thị xã Quảng Trị. Tiểu đoàn trưởng Trần Đăng Khôi và tiểu đoàn phó Nguyễn Lô quyết định sử dụng hai đại đội 71 và 74 làm nỗ lực chính. Tiểu đoàn phó Lô theo đại đội 74 còn tiểu đoàn trưởng Khôi theo đại đội 71. Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 7/1972, tiểu đoàn đã chiếm xong Đại Nại, riêng đại đội 74 và Sông Lô đã vượt qua ngã ba Long Hưng hơn 500 mét. Sáng ngày 7 tháng 7/1972, tiểu đoàn Nhảy Dù mang con số 7 quyết đánh một trận đánh để đời.
Một cánh quân với nỗ lực chính là đại đội 74 của trung úy Phi tiến từ Long Hưng quẹo về trái dần ra bờ sông Thạch Hãn. Khoảng cách từ Long Hưng đến bờ sông khoảng cách chưa đến nửa cây số, nhưng đây là đoạn đường chiến binh gai lửa vì Cộng quân đã tổ chức chốt chận trên từng đoạn nhỏ. Đại đội trưởng Phi dẫn quân đánh vào từng chốt CQ cố thủ trong từng ngôi nhà. Trong hai ngày liên tục, đại đội 74 nỗ lực triệt hạ từng chốt một. Đến 9 giờ ngày 9 tháng 7, trung đội đi đầu của đại đội 74 đã thấy được dòng sông cạn Thạch Hãn. Bờ sông quá dốc, những người lính 74 không xuống rửa tay lau mặt được. Cộng quân từ bên kia sông và từ đầu đường Gia Long bắn như mưa về phía đại đội Nhảy Dù. Đại đội trưởng Phi nói lẩm bẩm trước khi cho lệnh đại đội quân rút khỏi bờ sông: Rửa được cái tay ở dòng này mà chết thì ngu quá.
* Câu chuyện của tiểu đoàn phó Sông Lô và khu vực Long Hưng:
Trong ngày 7 tháng 7, cùng với cánh quân tiến từ Long Hưng ra bờ sông, tiểu đoàn 7 Nhảy Dù bung rộng các đại đội truy lùng CQ quanh khu vực Long Hưng. Đây là quê nhà của tiểu đoàn phó Nguyễn Lô (khóa 18 Đà Lạt, danh hiệu truyền tin là Sông Lô). Con đường từ Long Hưng đến Quảng Trị đã in hằn trong ký ức của Sông Lô. Khi còn học tiểu học, Lô đã từng lội bộ từ làng quê về thị xã để học ở trường Nam Quảng Trị. Về lại Long Hưng, về lại Quảng Trị, Lô mang tâm trạng của người con tha phương trở về cố thổ. Ngày tiểu đoàn tiến vào Long Hưng, Lô đã gặp lại họ hàng, mừng mừng tủi tủi. Vào năm 1972, Lô 29 tuổi. Bà con gọi tên Lô: “O đây con.. dì đây con, chú đây con, bác đây con, răng mà chưa lấy vợ cho rồi”. Rút hết tiền trong túi áo, Lô tặng mỗi người một ít: “Con không có vợ con, đừng lo cho con”. Lô là một trong nhiều người lính Dù đã sinh ra trên vùng đất nghèo khó này, người của vùng nghèo đã “nghèo” luôn cả chữ lót đặt tên: Nguyễn Lô, Trần Toán, Văn Đinh, Khan Thởn...

Buổi sáng ở Long Hưng, Lô nhìn về Trí Bưu ở phía Đông, nơi đó Cộng quân đang cố thủ. Lô xin với tiểu đoàn trưởng Khôi Nguyên dẫn 2 đại đội cố băng cánh đồng gần chi khu Mai Lĩnh để tiến về Trí Bưu. Cánh đồng mênh mông, trống trải, không có gì che dấu, trong khi phía trái là chi khu Mai Lĩnh, cánh quân của Sông Lô đã gặp bất lợi về địa thế nên cuộc tiến quân đã gặp hỏa lực mạnh của đối phương. Tiểu đoàn trưởng Khôi Nguyên đã đã tìm “hạ hỏa” tiểu đoàn phó khi Sông Lô buồn vì không bằng đồng được về Trí Bưu: Trong mấy ngày mà làm được như vậy là khá rồi.
* Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù, trận đánh ở phòng tuyến Tây Quảng Trị:
Trong khi tiểu đoàn 7 Nhảy Dù đã “dọn sạch” CQ ở khu vực ngã ba Long Hưng, thì tiểu đoàn 9 Nhảy Dù do thiếu tá Trần Hữu Phú-tiểu đoàn trưởng chỉ huy, được điều động án ngữ khu vực Tân Lê, Phước Môn. Đây là một tiểu đoàn đoàn mà một số đại đội trưởng nòng cốt đã bị thương vong trong các trận giao tranh trong tháng 5 và tháng 6/1972, tiểu đoàn trưởng đã tạm cử vài sĩ quan cấp thiếu úy xử lý thường vụ. Dù vậy, tiểu đoàn trưởng Phú “Cửu Long” vẫn tin tưởng ở các sĩ quan và chiến binh của mình. Ông nói với nhà văn, nhà báo Phan Nhật Nam khi anh đến thăm tiểu đoàn này để viết ký sự chiến trường:
- Một đêm nó hạ 15 xe tăng thì muốn gì nữa. Moa biết đại đội trưởng còn yếu. Thiếu úy trẻ mới có hai năm quân vụ thì chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Nhưng mình cứ theo dõi các cậu từng điểm một, đặt các cậu ở cái thế đánh được thì nó đánh phải thắng.
Đến chiều xuống, tiểu đoàn trưởng Phú Cửu Long đi thăm từng đại đội để khảo hạch các đại đội trưởng:
- Cho anh em gài lựu đạn, phục kích tự động chưa"
- Dạ, rồi.
- Đã xin yếu tố tiên liệu pháo binh cho cái thông thủy ở phía Tây chưa "
- Dạ rồi.
- Nếu tối nay có đánh thì anh xử trí làm sao "
- Dạ tôi cố thủ, nếu không được thì tôi men về phía Tây nơi ông Đường Tam Tạng (sĩ quan trưởng ban 3 tiểu đoàn, đại úy độc nhất của tiểu đoàn tạm thay tiểu đoàn phó và trực tiếp nắm đại đội tác chiến).
Dưới nhiều hình thức khác nhau, tiểu đoàn trưởng Phú Cửu Long đã dìu dắt những thiếu úy xử lý thường vụ đại đội trưởng trong tiểu đoàn của anh.
Trở lại với trận chiến phía Tây Quảng Trị, chiều ngày 9 tháng 7/1972, chỉ trong vòng 1 giờ từ 5 giờ đến 6 giờ, Cộng quân đã pháo vào tuyến đóng quân của tiểu đoàn 9 Nhảy Dù hơn ngàn quả đạn trước khi tung chiến xa leo đồi tấn công. Dù bị pháo gần 20 vị trí, nhưng tiểu đoàn trưởng Phú Cửu Long vẫn tìm mọi cách chỉ định mục tiêu để Không quân oanh tạc. Cửu Long nói với phi công đang bay trên vùng:
- Bây giờ tôi bắn đạn lửa để anh biết vị trí của tôi, xong tôi cho khoảng cách và hướng súng của tụi nó để anh dọn giùm.
- OK, bạn ở đâu mà có phương pháp chỉ định mục tiêu hay quá vậy- Anh em phi công khen Cửu Long nức nở...
- Dân Hạ Lào mà bạn, không hay không sống được...
Trong trận chiến tại phía Tây Quảng Trị, tiểu đoàn 9 Nhảy Dù do Cửu Long chỉ huy đã linh động áp dụng rất nhiều nguyên tắc tác chiến, từ nguyên tắc trong binh thư Tôn Tử, cho đến các nguyên tắc chiến thuật được giãng dạy tại quân trường cùng với những kinh nghiệm xương máu ở chiến trường. Ví dụ như về cách chống và bắn hạ chiến xa CQ: Không chắc không bắn, chưa trúng chưa bắn, bắn trúng bắn bồi. Cửu Long nói: Phải áp dụng từng điểm một, trật một điểm là đi đoong. Ví dụ như đêm 6 tháng 7, 15 chiếc lên từ 5 phía, cứ 3 chiếc một xếp hàng ùa vào, luống cuống chậm một giây là tăng nó cán như con mực.
Trong gần một tháng, án ngữ ở hướng Tây, tiểu đoàn 9 Nhảy Dù đã “khóa họng” các khẩu pháo của vùng Tân Lê, Phước Môn, giữ cạnh sườn cho đơn vị bạn “phủ” hết phía Tây Nam và Nam thị xã Quảng Trị. Mặt trận phía Tây đã lắng dần khi tiểu đoàn 9 Nhảy Dù đóng quân ở đây, nhưng trận chiến ở vòng đai Quảng Trị vẫn khốc liệt với các trận mưa pháo từ bên kia sông…

Kỳ sau: Tiểu đoàn 5 và 6 Nhảy Dù, những trận đánh quyết định.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.