Hôm nay,  

Hoa Lục Chưa Đáng Sợ, 20 Năm Nữa Mới Là Hiểm Họa

16/08/199900:00:00(Xem: 5282)
Hồ Văn Đồng viết theo The New York Times

Từ vài tuần lễ nay, tình hình căng thẳng giữa Trung quốc và Đài loan vì một lời tuyên bố của TT Lý Đăng Huy, làm cho thế giới và dư luận Hoa Kỳ lo ngại rằng chiến tranh có thể xảy ra giữa lục địa và Đài loan trong đó Hoa kỳ khó có thể đứng ngoài vòng chiến cuộc.
Không đặt thành vấn đề liệu chiến tranh có thể xảy ra giữa Đài loan và lục địa hay không, ký giả Patrick E, Tyler, nguyên là văn phòng trưởng của báo NYT ở Bắc Kinh, một người được xem như am hiểu khá nhiều về tình hình Trung quốc, đặt câu hỏi: “Who’s afraid of China"” mà chúng ta có thể tạm dịch là “Trung quốc có đáng sợ không"” (Hay ai sợ Trung quốc")
Theo ý kiến của ký giả Patrick E. Tyler trong vòng hai chục năm tới, Trung quốc chẳng phải là mối hăm dọa cho Hoa kỳ hay cho thế giới vì những lý do sau đây.
Lập luận của ký giả Patrick E. Tyler rất đơn giản. Thứ nhứt ông cho rằng tất cả những người Trung Hoa mà ông gặp, từ một thường dân ở thôn quê tới những nhà cầm quyền cao cấp, qua những nhà khoa học danh tiếng của Trung quốc, không ai nghĩ tới việc gây hấn với Hoa kỳ. Vấn đề của họ là lo làm giàu như khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình: làm giàu là vinh quang.
Theo ký giả Patrick Tyler thì người dân cũng như các cấp lãnh đạo Trung quốc không ai nghĩ rằng Trung Quốc vừa muốn được phồn thịnh ở trong nước vừa muốn bành trướng quân sự ở bên ngoài. Hai công việc đó không thể đi đôi với nhau.
Theo ý kiến của nhà báo Tyler thì Trung Quốc không thể thực hiện hai mục tiêu đó cùng một lúc, vì lẽ Trung Quốc thiếu quá nhiều điện lực để xài và để kỹ nghệ hóa đất nước. Hiện nay ngay việc làm cái đập vĩ đại trên Dương Tử Giang, Trung quốc cũng không thể tìm thấy đâu đủ vốn để đầu tư hầu hoàn tất cái đập này, một công trình có thể giúp cho Trung quốc thỏa mãn được 10 phần 100 nhu cầu điện trong nước. Và theo sự tính toán của các chuyên viên thì muốn các nhà máy của mình hoạt động được với mức độ hiện nay, Trung quốc cứ mỗi năm phải xây thêm cho được 12 nhà máy điện công suất 1000 megawatts, cỡ như nhà máy điện lập trên sông Dương Tử nầy. Tại Hoa kỳ, người ta chỉ cần xây thêm một hay hai nhà máy như thế mỗi năm.
Việc thiếu điện lực không phải chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề dân số nữa. Với gần 1 tỷ 3 người hiện nay, dân số Trung quốc sẽ lên tới 1 tỷ 6 trong vòng 30 năm nữa. Trong trường hợp đó, Trung quốc cần nhiều đập nước và những sự đầu tư khác để tồn tại. Liên Xô đã sụp đổ vì đã không biết chọn: họ chọn việc đầu tư để chế tạo gươm giáo thay vì cày bừa. Chắc các nhà lãnh đạo Trung quốc phải hiểu rằng đi vào con đường phát triển quân lực chỉ là một chuyện điên rồ.
Các nhu cầu về kinh tế không phải là lý do duy nhứt để Trung quốc chỉ là một hăm dọa hạn chế đối với Hoa Kỳ. Người ta thấy rằng Trung quốc chẳng bao giờ chủ trương chỉ trích triệt để Hoa kỳ. Việc nầy không có trong chủ thuyết của họ.
Tác giả bài báo cho rằng ông được biết điều nầy từ miệng của một nhà bác học Trung quốc danh tiếng. Đó là ông Hua Di, một chuyên viên về hỏa tiễn của Trung quốc, đang nghiên cứu về hỏa tiễn liên lục địa ICBM. Năm 1989, ông ta qua Hoa kỳ để dự một cuộc hội nghị rồi ở luôn bên này sau khi có vụ Thiên An Môn vì ông ta đã có lần lên tiếng bênh vực sinh viên và phong trào đòi tự do dân chủ. Hiện giờ thì ông bị giam ở Trung quốc vì sau khi ở Mỹ ít lâu ông đã trở về Trung quốc.
Tác giả bài báo đã gặp ông Hua Di lần đầu tiên năm 1994 tại trường Đại học Stanford và sau đó còn gặp nhau nhiều lần. Hai bên trao đổi ý kiến về các vấn đề chính trị, khoa học và các mục tiêu chiến lược của Trung quốc. Ông Hua Di nói nhiều lắm,nhưng có một lần ông làm cho ký giả Tyler ngạc nhiên khi ông ta nói rằng Mao Trạch Đông cũng như những người thừa kế ông chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện chọn các mục tiêu cho các hỏa tiễn của Trung quốc. Lý do theo ông nghĩ tới chuyện chọn các mục tiêu cho các hỏa tiễn của Trung quốc. Lý do theo ông nghĩ là nhà cầm quyền Trung quốc không nghĩ rằng hỏa tiễn của mình sẽ được dùng để tấn công mà dùng để trả đũa khi bị tấn công mà thôi. Theo Hua Di thì điều mà họ Mao lo nghĩ là không thể để bị tấn công bằng bom nguyên tử mà không thể trả đũa được. Dù bị Nga, Hoa kỳ hay Pháp tấn công bằng bom nguyên tử thì Trung quốc phải có thể “đối đáp” lại được.
Lẽ dĩ nhiên, chủ trương về nguyên tử của Trung quốc cũng đã thay đổi và tiến triển theo tầm quan trọng của nó, nhưng vì chính sách không bao giờ dùng bom nguyên tử đầu tiên và việc tham gia vào hiệp định tổng quát cấm thí nghiệm võ khí nguyên tử, Trung quốc sẽ không bao giờ là quốc gia xài võ khí nguyên tử bừa bãi như các TT Kennedy, Johnson hay Nixon lo sợ. Trung quốc chưa bao giờ dùng võ khí nguyên tử để hăm họa ai trong các cuộc bang giao quốc tế của mình.
Nhìn từ khía cạnh của người Mỹ thì người ta nghĩ gì về khả năng gây hấn của Trung quốc" Mỗi năm những chuyên viên Hoa kỳ về tiềm lực quân sự của Trung quốc họp nhau tại đồn điền Wye ở Maryland, nơi được nổi danh vì Do Thái và Palestine đã gặp nhau để nói chuyện hòa bình, hơn là chỗ để các nhân vật có trách nhiệm về Trung quốc hội họp.
Cuộc hội họp này qui tụ các chuyên viên về tình báo, ngoại giao, quốc phòng và các học giả, trong đó có cả ông John Culver, một nhân viên cao cấp CIA theo học về Quân đội Giải Phóng Nhân Dân, ông Michael Swaine của Rand Corporation, Paul Godwin của Đại Học quốc Phòng và James R. Lilley, cựu đại sứ Hoa kỳ ở Trung quốc.
Những cuộc thảo luận tại Wye rất là sôi nổi, nhưng có một sự đồng ý rõ rệt nhứt là Trung quốc là một quốc gia lạc hậu về quân sự, đang tìm cách hiện đại hóa một phần quân lực của mình có phận sự bảo vệ lãnh thổ, trong đó có Tây Tạng, Đài loan và những gì mà Trung quốc cho là của mình ở Biển Đông.
Nhìn về tương lai khoảng hai thập kỷ tới, các chuyên viên như ông Culver chấp nhận rằng Trung Quốc có thể tìm cách thay đổi các kỹ thuật cũ kỹ về chiến tranh của mình và phát triển một số vũ khí mới có thể là mối hăm dọa cho quyền lợi của Hoa kỳ và lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương. Nhưng hôm nay sự thật chứng minh rằng trong khi Trung quốc muốn mài dũa các kỹ thuật chiến tranh trong các phòng thí nghiệm của mình thì họ không có đủ chuyên môn và nguồn lực để xây dựng được một căn bản kỹ nghệ cần thiết cho việc trở thành một cường quốc quân sự.


Không quân Trung quốc là một trường hợp điển hình nhứt. Trung Quốc không có những nhà máy hay nhân viên khéo léo để phát triển những máy bay tân tiến hay để duy trì cho nó có thể hoạt động. Ví dụ người ta đồn rằng Trung quốc sắp sửa cho ra đời một phi cơ siêu thanh: F-10. Nhưng các kỹ sư Trung quốc không làm sao cho một chiếc ra khỏi kho chứa để bay thử. Vì vậy mà năm 1992, không quân Trung quốc không còn làm việc đó nữa mà đi mua một số phi cơ SU-27 với giá rẻ. Nói tóm lại phi cơ tàng hình B-2 không phải là cái gì mà Trung quốc có thể vớ tới trong tương lai xa gần.
Hải quân Trung quốc cũng thế thôi. Tàu bè thì cũ kỹ, kỹ thuật đóng tàu thì lỗi thời. Sau hơn một thập kỷ vẽ sơ đồ thiết kế và đóng tàu, Trung quốc đã hạ thủy được một chiếc tiềm thủy đĩnh có thể phóng hỏa tiễn liên lục địa từ dưới nước năm 1988. Nhưng dự án đó cũng chỉ là một thất bại. Chỉ có một chiếc loại “Xia”, được đóng xong và ít khi dám ra khơi, và nếu có, thì chỉ chạy dọc theo bờ biển của mình, hỏa tiễn có phóng ra cũng khó tới được Hoa kỳ hay Guam. Càng tệ hại hơn nữa là tàu không được bảo đảm an ninh hoàn toàn, bởi chất phóng xạ của máy rò rỉ ra, làm cho thủy thủ không thể ở trên tàu lâu ngày mà không bị nhiễm độc.
Ông John Culver, trong một cuộc thuyết trình tại trường Đại Học Quốc phòng, cho biết rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn tin tưởng ở số vũ khí của mình. Phần lớn các vũ khí đó, đã vũ trang cho các đơn vị từ 30 năm nay. Nên các chuyên viên quân sự cho rằng Trung quốc cần có hàng trăm tỷ mỹ kim để canh tân quân đội của mình. Và ông Paul Godwin cho rằng nếu Trung quốc không bước được lên con tàu kỹ thuật thì công việc hiện đại hóa quân đội, theo một trong 4 hiện đại hóa của họ Đặng, chỉ là ảo mộng.
Để kết thúc việc chứng minh của mình, ký giả của báo “The New York Times” đưa ra ý kiến của các chuyên viên nguyên tử lực và một số khoa học gia Mỹ.
Hồi tháng 7 vừa rồi, ký giả Tyler đã tới dự một cuộc hội thảo của các chuyên viên nguyên tử lực Hoa kỳ tại trường Đại học Stanford. Tới dự cuộc hội thảo có ông Wolfgang Panofsky, một người đã ngồi trên chiếc phi cơ B29 để bay trên sa mạc Trinity, nơi thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của Hoa kỳ. Mặc dầu là cố vấn về chính sách võ khí nguyên tử cho các tổng thống Eisenhower, Kennedy và Carter, ông Pief - được gọi tắt như thế - chẳng làm cho ai chú ý tới mình trong phòng họp đông người. Nhưng khi ông nói lên thì ý kiến của ông được chăm chú theo dõi. Ông cho biết là ông đọc bản phúc trình Cox như thế nào và ông cho rằng bản phúc trình đó chứa đựng quá nhiều sai trái, đầy những nhận định chủ quan, chẳng có ích gì cho những người nghiên cứu về quân đội Trung quốc như ông.
Để chứng minh cho sự hiểu biết của mình, ông đưa ra những phóng ảnh cho thấy rằng Trung quốc chỉ là một “tiểu nhược quốc” về nguyên tử lực, với không đầy 30 hỏa tiễn liên lục địa có thể bắn tới Hoa kỳ. Trái lại, Tổng thống Hoa kỳ có trong tay bất cứ lúc nào 10.000 võ khí nguyên tử, trong đó có 6.000 hỏa tiễn được bố trí nhắm vào các mục tiêu ở Trung quốc.
Theo ông Panofsky thì dù cho Trung quốc có đánh cắp toàn bộ những hiểu biết kỹ thuật của họ từ các viện nghiên cứu nguyên tử của Hoa kỳ thì cũng chẳng thay đổi được gì cả. Cho tới nay, chưa thấy Trung quốc sản xuất hay bố trí những võ khí mà người ta tố cáo là Trung quốc đã đánh cắp các bí mật từ Hoa kỳ.
Theo nhận định của báo “The New York Times” thì có một sự đe dọa nặng nề mà Trung quốc đặt ra cho Hoa kỳ là sự tấn công hay phong tỏa Đài loan. Việc này có thể làm cho Á Châu mất ổn định và lôi cuốn Hoa kỳ vào cuộc chiến. Sự hăm dọa đó là có thật, nhưng nó cũng có thể bị hiểu sai và phóng đại.
Cho tới năm 1995 thì tình hình tương đối ổn định. Cũng không hiểu vì sao chính phủ Clinton lại cấp cho TT Lý Đăng Huy Đài Loan chiếu khán để tới Nữu Ước dự lễ mãn khóa của trường Đại học cũ của mình trên con đường ông đi Trung Mỹ. Việc này không những làm cho Trung quốc ngạc nhiên mà còn gây ra nhiều rắc rối vì Bắc kinh nghĩ rằng Hoa kỳ đã nghiêng về phía Đài loan, ủng hộ việc Đài loan muốn độc lập. Sự thật có lẽ không phải vậy, nhưng hỏa tiễn của Trung quốc đã bay lên, chỉ là để thao diễn nhưng Hoa kỳ cũng đã cấp tốc phái tới eo biển Đài loan 2 hàng không mẫu hạm với một số tàu hộ tống.
Mặc dầu cuộc khủng hoảng yên dần, nhưng nó có thể bùng nổ trở lại bất cứ lúc nào. Hôm tháng 7 rồi, TT Lý Đăng Huy lại gây sóng gió bằng cách định nghĩa cho cuộc bang giao giữa Đài loan và Trung quốc như là sự “bang giao đặc biệt giữa quốc gia với quốc gia” chứ không phải là giữa một chính quyền trung ương với chính quyền của một tỉnh phản loạn như là quan niệm của nhà cầm quyền Trung quốc.
Trung quốc lại được dịp nổi giận, cho rằng Đài loan rõ ràng có ý muốn độc lập nên tuyên bố sẵn sàng dùng võ lực để giải phóng Đài loan, mặc dù cho tới nay Trung quốc chưa từ bỏ việc tham gia những cuộc đàm phán vào tháng 10 tới đây tại Đài Bắc giữa Đài loan và Trung quốc để nói về việc thống nhứt đất nước.
Và hỏa tiễn lại được dịp phóng ra để thí nghiệm, nhưng lần này Hoa kỳ không lo ngại như năm 1995, mà lại lo ngại về phía khác. Cộng sản Bắc Hàn đang chuẩn bị cũng thí nghiệm hỏa tiễn.
Như vậy, theo ý kiến của ký giả báo “The New York Times” thì Trung quốc chẳng phải là mối hăm dọa đối với Hoa kỳ. Đó có thể là một nhận định đúng, đúng với Hoa Kỳ, nhứt là trong vòng vài ba thập kỷ nữa. Nhưng chắc chắn là không đúng với Việt nam hay các quốc gia Đông Nam Á Châu. Nếu ông Patrick Tyler là một người Việt nam, có một lịch sử 1.000 năm đô hộ giặc Tàu thì chắc chắn lập luận của ông ấy sẽ khác đi. Trung quốc không phải là quốc gia đáng sợ đối với nước Mỹ, nhưng đời đời vẫn là mối nguy cho đất nước Việt Nam.
Kết luận này phải đưa chúng ta, người Việt tị nạn Cộng sản, tới một kết luận kế tiếp là chúng ta đừng có bao giờ “sắp hàng” chính sách của Hoa kỳ, dù là đối với cộng sản Trung quốc hay cộng sản Việt nam, mà chúng ta phải có một chính sách riêng thích hợp với khả năng kinh tế, quân sự và chính trị của chính chúng ta, chứ không thể cứ tin tưởng ở bất cứ ai để bảo vệ sự tồn vong của dân tộc và đất nước của chúng ta được.
Có như thế thì sự chiến đấu vì tự do dân chủ vì Việt nam hiện nay mới có thể thành tựu và mang lại những kết quả mà chúng ta mong muốn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.