Hôm nay,  

Ht Quảng Độ Bổ Nhiệm Chư Tăng Phục Hoạt Giáo Hội

02/10/199900:00:00(Xem: 6055)
PARIS (VB) — Hòa Thượng Quảng Độ đã chính thức lên tiếng, theo bản Thông Cáo Báo Chí từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế loan báo, rằng Ngài đã ký tên vào “Lời Kêu Gọi Vì Tự Do Tôn Giáo...” với niềm tin rằng Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng sẽ ký vào như lời cam kết từ người vận động nhưng điều này đã không xảy ra. Bản thông cáo còn cho biết Viện Hóa Đạo đã bổ nhiệm thêm một số chư Tăng vào các nhiệm vụ quan trọng để phục hoạt Giáo Hội. Dưới đây là nguyên văn Thông Cáo Báo Chí.


THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ NGÀY 1.10.1999

- Sự thật về “Lời kêu gọi của các tôn giáo...” HT. Thích Quảng Độ lên tiếng
- Viện Hoá Đạo bổ nhiệm Đại diện tại Quảng Trị, Quảng Nam và Saigon
- Ba tổ chức Nhân quyền Quốc tế lên tiếng yêu sách Hà Nội chấm dứt việc sách nhiễu hai Thượng toạ Thích Không Tánh và Thích Tuệ Sỹ
- HT. THÍCH QUẢNG ĐỘ LÊN TIẾNG: Tuần lễ vừa qua, một “Lời kêu gọi của các tôn giáo về tự do tôn giáo ở Việt Nam” xuất hiện trên báo chí, đài phát thanh trong Cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Sau đấy, theo chỉ thị của Hoà thượng Thích Quảng Độ, ngày 26.9.99, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế lên tiếng đính chính, phủ nhận việc ký tên của Hoà thượng. Cũng từ đó, nhiều luồng dư luận khác nhau, trái chống nhau, thậm chí bình luận quá xa theo cách biểu đạt riêng, nhưng ít lưu tâm đến khởi nguyên và diễn biến của dự án “Lời kêu gọi...”
Chẳng riêng gì ở hải ngoại. Trong nước cũng đã có sự bất đồng. Theo bản tin Đức tấn xã DPA ngày 27.9.99, ký giả Ken Stier cho biết Đức Giám mục Nguyễn Sơn Lâm lên tiếng phủ nhận tính cách đại diện của Linh mục Chân Tín. Ngài bảo Linh mục Chân Tín đại diện cho cá nhân ông chứ không đại diện cho Giáo hội Công giáo Việt Nam. Dù rằng cũng qua bản tin này, Linh mục Chân Tín xác nhận với hãng tin, chẳng những ông đại diện cho Giáo hội Công giáo, mà ông còn đại diện cho cả Giáo hội Tin Lành.
Nhận thấy tình trạng nói trên có thể dẫn đến sự hiểu lầm vô cớ ở hải ngoại. Nên từ Saigon, Hoà thượng Thích Quảng Độ lên tiếng qua bản “Thông cáo của Viện Hoá Đạo”, ngày 30.9.1999, nói lên nỗ lực cùng thiện chí của Viện Hoá Đạo ở trong nước, diễn biến của sự kiện, cuối cùng là sự bội ước. Kèm đây chúng tôi xin gửi nguyên văn bản Thông cáo ấy để quý cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh tường lãm. Ở bản Thông cáo này, bốn sự thực được minh xác bởi chính người trong cuộc là Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo:
Một, điều kiện tiên quyết Hoà thượng đặt ra là người ký tên vào bản văn phải có tư cách đại diện chính thức ở cấp trung ương của mỗi giáo hội; về phía Giáo hội Công giáo Hoà thượng đề nghị phải có chữ ký của Đức Hồng y Phạm Đình Tụng thì Hoà thượng mới tham gia ký tên. Mọi người chấp thuận đề nghị này, nên mới có vụ Linh mục Chân Tín ra Hà Nội vận động chữ ký, bởi Linh mục cho biết ông là bạn thân của Đức Hồng y.
Hai, trước khi đi Hà Nội Linh mục Chân Tín và Cụ Lê Quang Liêm cử một người trung gian đến đề nghị Hoà thượng Thích Quảng Độ ký tên trước, để Linh mục dễ thuyết phục Đức Hồng y. Vì nhiệt thành với công cuộc chung và vì tin người, Hoà thượng ký trong ý nghĩa duy nhất trợ thủ Linh mục Chân Tín đi làm nhiệm vụ. Tuy Hoà thượng đặt điều kiện trước khi ký : nếu Đức Hồng y không chịu tham gia ký tên chung, thì phải huỷ ngay chữ ký của Hoà thượng “không được dùng vào bất cứ việc gì khác”. Hoà thượng ký tại Văn phòng Viện Hoá Đạo trước mặt người trung gian, tuyệt nhiên không có mặt Linh mục Chân Tín và Cụ Lê Quang Liêm như hai vị xác nhận qua báo chí đăng tải ở California.
Ba, vì Đức Hồng y Phạm Đình Tụng không chịu tham gia ký tên, nên tính cách đại diện chính thức của 4 tôn giáo không thành, điều kiện tiên quyết do Hoà thượng Thích Quảng Độ đặt ra, mà mọi người đã chấp thuận, không được thực hiện. Theo tinh thần dân chủ, theo nguyên tắc xử lý tập thể, và sự thành tín tối thiểu, “Lời kêu gọi...” bị vô hiệu hoá và không được quyền đơn phương công bố như đã thực hiện.
Bốn, lập trường vận động cho tự do tôn giáo và nhân quyền Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hoà thượng Thích Quảng Độ minh định trong bản Thông cáo, nguyên văn như sau: “Còn việc vận động cho tự do tôn giáo, đòi trả lại mọi giáo sản do Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975, chống lại các sắc luật, nghị định bài trừ tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã thực hiện từ lâu. 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2.11.1975 tại Chùa Dược Sư ở Cần Thơ đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền là một. Còn nhiều vận động khác nữa, như: Hoà thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống, từng công khai nêu rõ trong “Yêu sách 9 điểm” gửi Đảng, Nhà nước và tung ra trong dư luận quốc tế ngày 25.6.1992. Việc đòi bỏ Điều 4 trên Hiến pháp, Hoà thượng Thích Huyền Quang cũng đã yêu sách trong “Tuyên cáo giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn” công bố trên toàn thế giới ngày 20.11.1993, được báo chí quốc tế đăng tải hỗ trợ, được đại diện của Giáo hội chúng tôi phát biểu tại Hội trường Liên Hiệp Quốc 5 năm trước”.
Giá thử “Lời kêu gọi...” ấy được tung ra với ĐỘC NHẤT một chữ ký thôi, hoặc Linh mục Chân Tín, hoặc Cụ Lê Quang Liêm, hoặc Cụ Trần Quang Châu, thì đã là một bước tiến quan trọng của cuộc vận động cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, một biến cố lớn lao trên dư luận quốc nội cũng như quốc tế. Cần gì phải cố quyết sự có mặt của Hoà thượng Thích Quảng Độ, khi các điều kiện Hoà thượng đưa ra không được thi hành nghiêm chỉnh, các cam kết tín nghĩa không được được tôn trọng" Đương nhiên, ai chẳng trông chờ, mong đợi sự lên tiếng chung của các tôn giáo trong cùng một bản văn" Nhưng muốn đạt kết quả này, cần sự đồng tâm, đồng ý, thông cảm và chấp nhận nhau trong một tiến trình hợp nhất có tính kế hoạch, vượt xa sự biểu dương nhất thời.


Thực tế và kinh nghiệm lịch sử là bài học thực tiễn: Chưa có chế độ độc tài nào, với chính sách bài trừ tôn giáo và bần cùng hoá nhân dân, sụp đổ vì một bài Diễn văn đanh thép, một Tuyên ngôn nẩy lửa, hay một Lời kêu gọi thống thiết. Trái lại, chẳng có chế độ độc tài nào đứng vững với chính sách tiêu diệt tôn giáo, huỷ diệt đời sống tinh thần dân tộc, chà đạp nhân phẩm con người, khi quần chúng đứng lên phản ứng, khi khối lượng quần chúng này ý thức được nhu cầu kết hợp, không hậu ý, và chân thành nắm tay nhau tiến bước. Tại Việt Nam hôm nay, nói đến khối lượng quần chúng là nói đến tuyệt đại đa số quần chúng Việt Nam là tín đồ các tôn giáo, ngoại trừ 2 triệu tín đồ Cộng sản.
- ĐẠI DIỆN GHPGVNTN TẠI CÁC TỈNH THÀNH VÀ HẢI NGOẠI: Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), đang chấn chỉnh lại các cơ cấu hành chánh địa phương của giáo hội, mà ngoại chướng làm ngưng trệ trên 22 năm qua. Ngày 22.9.1999, Hoà thượng Viện trưởng Thích Quảng Độ đã ký tên ban hành bốn Quyết Định mang số 03, 04, 05, 06/VHĐ/VT/QĐ công cử Thượng toạ Thích Hải Tạng, Đặc trách Phật sự của GHPGVNTN tại tỉnh Quảng Trị; hai Thượng toạ Thích Quảng Huệ và Thích Tâm Định, Đặc trách Phật sự của GHPGVNTN tại Quận 4, Saigon; Thượng toạ Thích Thiện Tường, Đặc trách Phật sự của GHPGVNTN tại tỉnh Quảng Nam; và Thượng toạ Thích Thanh Huyền, Phụ tá Tổng Thư ký VHĐ kiêm Trưởng phòng Hành chính Văn phòng Viện Hoá Đạo.
Trên lĩnh vực truyền thông, ngày 27.8.1999, Hoà thượng Thích Quang Độ ký Quyết định số 01/VHĐ/QĐ công cử Đạo hữu Võ Văn Ái tiếp tục nhiệm vụ Giám đốc “Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế” trực thuộc Viện Hoá Đạo trong nước, nhiệm vụ này vốn đã được Hoà thượng Thích Huyền Quang chỉ thị thiết lập từ năm 1992. Tiếp đấy Thông Báo của Viện Hoá Đạo mang số 10/VHĐ/VP ký ngày 27.9.1999 xác nhận với “các Cơ quan truyền thông, Báo chí, Đài phát thanh và chư bằng hữu trên thế giới” rằng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế là Cơ quan truyền thông chính thức của Viện Hoá Đạo, và Đạo hữu Võ Văn Ái là Phát ngôn nhân chính thức của GHPGVNTN. Trụ sở của cơ quan này đặt tại Paris ở số 25, rue Jaffeux - Gennevilliers (Pháp quốc); Điện thoại Paris: (331) 47 93 10 81; Fax: (331) 47 93 41 38; E.mail: ubcv.ibibỴbuddhist.com. Quyết định mang số 02/VHĐ/VP ký ngày 27.8.1999 chỉ thị thành lập
“Phòng Thông tin Phật giáo Quốc nội” và công cử Thượng toạ Thích Không Tánh làm Trưởng phòng, trụ sở đặt tại Chùa Liên Trì, 153 Lương Định Của, Quận 2, TP HCM.
- BA TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ LÊN TIẾNG: Sau bản Thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ngày 17.9.1999 về tình trạng câu lưu, thẩm tra, hăm doạ hai Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ và Thích Không Tánh, dư luận thế giới đã công phẫn trước sự đối xử thô bạo của cơ quan Công an và Nhà nước tại Saigon. Khắp nơi, các tổ chức Nhân quyền quốc tế, các tổ chức Công đoàn, cũng như hãng thông tấn, báo chí trên thế giới đã gửi điện chia sẻ, hỗ trợ và hỏi thêm chi tiết.
Ba tổ chức quốc tế đã chính thức lên tiếng. Ngày 24.9.99, ông André Barthelemy, Chủ tịch tổ chức “Hành động Chung Cho Nhân Quyền” (Agir Ensemble Pour les Droits de l’Homme), một tổ chức có quy chế tham vấn tại Liên Hiệp Quốc, đã viết thư gửi ông Trần Đức Lương, Chủ tịch nước CHXHCNVN, phản đối việc công an ở TP Hồ Chí Minh công khai sách nhiễu, hăm doạ hai Thượng toạ Thích Không Tánh, Thích Tuệ Sỹ cũng như Hoà thượng Thích Quảng Độ. Bức thư kết thúc bằng 4 yêu sách: 1) Chấm dứt việc sách nhiễu và hăm doạ các Tăng sĩ Phật giáo; 2) Chấm dứt việc sách nhiễu những ai hoạt động cho nhân quyền và những quyền tự do căn bản; 3) Bảo đảm sự thực thi của “Tuyên ngôn của những Người Bảo vệ Nhân quyền” được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 9.12.1998, đặc biệt Điều 1 quy định: “Bất cứ ai, một mình hay liên hệ với người khác, đều có quyền xúc tiến sự bảo vệ và thực hiện những nhân quyền và những quyền tự do căn bản tại quốc gia mình hay trên thế giới”; 4) Bảo đảm hiệu quả sự tôn trọng các quyền và sự tự do quy định trong “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” và trong “Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” đã được Việt Nam tham gia ký kết”.
Ngày 27.9.1999, hai tổ chức quốc tế có quy chế tham vấn tại Liên Hiệp Quốc là Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation of Human Rights - Fédération Internationale des Ligues des Droits de l’Homme - FIDH) và Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (World Organisation against Torture - Organisation Mondiale Contre la Torture - OMCT) hợp lực trong một cơ quan chung mang tên Đài Quan sát nhằm bảo vệ những Người (đấu tranh) Bảo vệ Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders - L’Observatoire pour la Protection des Défenseurs des Droits de l’Homme) — đã tung một hành động khẩn gửi đến 90.000 địa chỉ trên thế giới liên hệ với cơ quan, trình bày tỉ mỉ mọi diễn biến xẩy ra ở trụ sở công an Saigon trong ba ngày, 14, 16 và 17.9.1999 đối với hai Thượng toạ Thích Không Tánh và Thích Tuệ Sỹ, và yêu cầu khắp nơi viết thư phản đối gửi về Hà Nội, đòi hỏi Nhà cầm quyền Việt Nam thực thi 3 điều: 1) Bảo đảm tự do và an ninh cho hai Thượng toạ Thích Không Tánh và Thích Tuệ Sỹ; 2) Chấm dứt các hành động sách nhiễu đối với bất cứ ai tranh đấu cho sự bảo vệ và thăng tiến các quyền con người cũng như các quyền tự do căn bản; và 3) Thực thi “Tuyên ngôn của những Người Bảo vệ Nhân quyền” được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 9.12.1998, đặc biệt Điều 1 quy định: “Bất cứ ai, một mình hay liên hệ với người khác, đều có quyền xúc tiến sự bảo vệ và thực hiện những quyền con người và những quyền tự do căn bản tại quốc gia mình hay trên thế giới.”

Làm tại Paris, ngày 1.10.1999
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.