Hôm nay,  

Úc - Quê Hương Thứ Hai Của Tôi!

18/06/200000:00:00(Xem: 5385)
"Ở Nơi Nào Cũng Nhớ Về Quê Hương; Ở Nơi Nào Cũng Có Tình Yêu Thương!"

Lời Giới Thiệu: Hưởng ứng cuộc thi viết về "Người Việt Trên Đất Úc" do tuần
báo Sàigòn Times tổ chức, tuần qua, cô Nguyễn Thị Thanh Thủy đã là người đầu
tiên gửi bài dự thi. Chúng tôi chân thành cảm ơn thiện chí và lòng nhiệt tình
của cô Thủy. Qua bài viết, chúng tôi được biết, cô Thủy quê ở Gò Công, tỉnh
Tiền Giang, được sang Úc đoàn tụ với chồng, và hiện cô cùng chồng và con gái
cư ngụ tại vùng Dulwich Hill, NSW. Đọc bài viết của cô Thủy, qúy độc giả sẽ
thấy rõ những suy tư chân thành của cô, những khó khăn cô phải đối diện, những
bỡ ngỡ cô đã trải qua, cùng những niềm vui, nỗi buồn của một người con gái
phải sống xa quê hương, xa ba má, xa tất cả những người thân thương, để cùng
chồng tạo lập cuộc sống mới ở một vùng đất xa xôi cách quê nhà cả chục ngàn
cây số. Đặc biệt, qua những dòng chữ mộc mạc, giản dị, nhưng nhất mực chân
thành của cô Thủy, chúng ta cũng sẽ rất xúc động khi cô Thủy trích dẫn câu
hát, "Ở nơi nào cũng nhớ về quê hương, ở nơi nào cũng có tình yêu thương". Một
lần nữa, thay mặt tòa soạn, chúng tôi chân thành cảm ơn sự đóng góp của cô
Thủy, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết của cô.

*

Từ ngày qua Úc định cư đến nay gần hai năm mà sao tôi cứ ngỡ như là mình đến
Úc đã lâu lắm rồi. Tôi đến Úc định cư theo diện vợ chồng. Tôi sinh ra ở một
miền quê nước mặn đồng chua với cái tên thân thương là Gò Công, thuộc tỉnh
Tiền Giang. Là chị lớn trong gia đình nên phải nghỉ học sớm, đi làm mướn để
phụ ba mẹ nuôi ba đứa em. Tôi lên Sài Gòn phụ bán quán phở với người dì rồi
tình cờ gặp một người đàn ông sau trở nên thân quen. Trải qua ngày tháng, hai
chúng tôi yêu nhau và anh ấy lấy tôi làm vợ. Làm thủ tục bảo lãnh 15 tháng tôi
mới được sang Úc. Ngày lên máy bay tôi bỡ ngỡ, bâng khuâng vui buồn lẫn lộn.
Vui vì sắp được đoàn tụ với chồng mình, buồn vì phải xa cha mẹ và những người
thân của tôi. Quê hương tôi không biết bao giờ mới có dịp về thăm. Khi tôi đi
cha mẹ và những người thân ai cũng giàn giụa nước mắt. Tôi xách giỏ đi một
mạch vào trong phòng đợi không dám quay mặt lại vì nước mắt tôi cũng rơi lã
chã xuống nền gạch.

Vì mọi người không biết cuộc sống ở Úc thế nào trong khi tôi không có một
người thân ở đó! Ngày tôi đi, tôi đang mang thai được 8 tháng. Nhưng vì tôi
cao nhòng nên các nhân viên hải quan tưởng tôi chỉ có thai độ 6 tháng nên mới
cho tôi lên máy bay. Tôi không đi máy thẳng đến Úc mà ghé qua Singapore. Khi
xuống sân bay Singapore tôi bỡ ngỡ vô cùng. Sân bay ở đấy rộng lớn đến nỗi tôi
không biết cửa nào để ra ngoài, lại không biết tiếng Anh để hỏi. May là có một
chú người Việt Nam đi cùng chuyến với tôi, dắt tôi đến trước mặt anh nhân viên
trong sân bay và nhờ anh này giúp đỡ giùm tôi vì chú ấy bay tiếp trong chuyến
về Perth. Anh nhân viên ấy hỏi tôi gì tôi cũng không biết, chỉ biết lắc đầu.
Thế là anh ấy dắt tôi đi qua bao nhiêu cửa rồi lo thủ tục cho tôi. Sau cùng
anh ấy đưa tôi đến tận hàng ghế ở máy bay để bay sang Úc anh ấy mới quay trở
lại. Xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi ở Singapore và mong một
ngày gặp lại.

Cuối cùng tôi cũng đến được Úc, và đây cũng là quê hương thứ hai của tôi vào
ngày 21.10.98. Vì tôi không biết tiếng Anh, nên các cô tiếp viên hàng không ra
dấu cho tôi ngồi lại ở đó, và cuối cùng giao tôi lại cho cô nhân viên trong sân
bay Sydney. Không phải khen lấy lòng, nhưng thật sự các nhân viên ở Úc tiếp
khách rất niềm nở và vui vẻ nên tôi cũng cảm thấy ít ngượng hơn. Chồng tôi
đứng đón tôi ở sân bay, sau đó anh ấy chở tôi về nhà. Tôi bỡ ngỡ vô cùng vì
nhà cửa ở Úc nhìn có vẻ cổ xưa. Những con đường lên xuống rất đẹp, và điều làm
tôi thích thú là hầu như nhà nào cũng trồng hoa rất đẹp. Vào đến nhà, tôi lăn
ra ngủ vì quá mệt mỏi.

Đến sáng hôm sau thức dậy, tôi thấy bụng đau. Chồng tôi đưa tôi vô bệnh viện
để khám. Các nhân viên ở bệnh viện King George rất tận tình và chu đáo. Ở đây
cũng có thông dịch viên Việt Nam cho những người không biết tiếng Anh. Khi
khám xong, các cô y tá cho tôi biết là tôi có thể sanh bất cứ lúc nào trong


ngày. Tôi vui mừng và nghĩ con tôi cũng chờ đợi khi đến đất nước tự do nó mới
ra đời. Trong thời gian chờ đợi sanh, chồng tôi đưa tôi đi shopping ở
Marrickville. Khi vừa vào cửa bỗng lòng tôi nao nao một cảm giác rất thân quen
lúc nghe giọng hát của ai vọng lại: "Ở nơi nào cũng nhớ về quê hương, ở nơi
nào cũng có tình yêu thương". Lòng tôi thấy thật ấm cúng. Phải nói khu
shopping ở đây lớn quá, lần đầu tiên tôi mới được chứng kiến. Việt Nam quê
hương tôi chỉ có vài cái siêu thị nhỏ thôi. Bỗng lòng tôi chợt buồn cho quê
hương của mình, cho những người ở quê hương tôi, quanh năm làm việc cực khổ
vẫn không đủ ăn. Và cả đời cũng không được nhìn thấy sự phát triển cũng như sự
tiến bộ của xứ người, nói chi có cơ hội lo cho con cháu sau này.

Vào khoảng 9 giờ tối, tôi bỗng thấy bụng đau dữ dội, chồng tôi đưa vào bệnh
viện để chờ sinh. Lúc nằm trên giường sanh, tôi thấy tủi thân vô cùng, không
một người thân nào bên cạnh ngoại trừ chồng tôi. Trong cơn đau bụng, tôi thấy
thương nhớ mẹ tôi vô cùng. Tôi thầm nghĩ: chắc khi sanh tôi mẹ tôi cũng đau
bụng như tôi vậy. Ôi mẹ của con! Tôi nhớ mẹ tôi và thương mẹ tôi vô cùng...
Rồi mọi nguy hiểm cũng qua, tôi sanh được một bé gái. Vì thiếu tháng nên con
tôi chỉ nặng có 2.8 kg, nhưng cháu rất khỏe mạnh. Tôi nằm bệnh viện một mình
chỉ có chồng tôi vào thăm, trong khi những giường chung quanh, họ có gia đình,
bè bạn tới lui tấp nập với những bó hoa. Hoa nhiều đến đọ họ vứt vào thùng
rác. Trong khi tôi không có lấy một bông để tặng cho cô con gái của mình. Nhìn
con nằm cô quạnh, nước mắt tôi giàn giụa...

Ở bệnh viện hai ngày tôi xin về nhà. Khi tôi về nhà, hàng ngày có y tá và
thông dịch viên đến thăm tôi, đúng một tuần. Chung quanh nhà tôi toàn người
Tây, tôi không biết có làm điều gì không vừa lòng họ không" Họ thấy người Á
Châu là họ không thích, họ nhìn tôi với cặp mắt khinh rẻ làm lòng tôi thấy
buồn rười rượi. Ở Việt Nam tuy thiếu thốn vật chất hơn ở đây nhưng tình làng
nghĩa xóm rất thân thiện đậm đà. Khi chồng tôi đi làm về tôi hỏi:

- Ở đây bộ người Tây họ thấy mình người Việt họ không thích hả anh""

Chồng tôi trả lời:

- Không có đâu em, chỉ có hai nhà hàng xóm mình thôi. Vì họ vẫn còn phân biệt
màu da. Họ cho mình người da vàng không thông minh bằng họ. Và chúng ta là
người lưu vong, ăn nhờ ở đậu đất nước họ, dù cho trên thực tế ta được xác nhận
là người Úc gốc Việt.

Những ngày tiếp theo là những ngày khó khăn cho tôi vì chồng tôi đi làm nên
tôi phải đi mua đồ ăn hàng ngày. Khi đi shopping, tôi giống như một người câm,
cứ đi thẳng lại quày lấy đồ và trả tiền. Tôi chỉ nhìn vào cái máy tính tiền,
thấy nó nổi bao nhiêu thì trả chớ họ nói tôi không hiểu, dù rằng tôi cũng biết
chút ít tiếng Anh nhưng chỉ hiểu trên chữ viết thôi.

Chiều chiều tôi thường đẩy con ra sân banh của trường học gần nhà chơi. Cũng
có những người Úc dắt con lại nói chuyện với tôi, họ cũng thông cảm cho tôi vì
tôi không nói được tiếng Anh nên họ chỉ ra dấu, và tôi cũng vậy. Nói thật lòng
mình tôi rất thích giao thiệp với mọi người nhưng lại sợ ai nói chuyện với tôi
bằng tiếng Anh. Từ đó tôi quyết định học tiếng Anh. Hàng ngày, lo cho con và
làm việc nhà xong, những giờ rảnh tôi lấy sách vở ra tự học một mình. Những
chữ nào không hiểu tối về tôi hỏi chồng và anh ấy tận tình chỉ dạy thêm cho
tôi. Đến hôm nay thì tôi đi shop và giao thiệp với những người chung quanh tôi
bằng tiếng Anh cũng tạm được rồi. Nhưng dù sao đi nữa tôi cũng thích đi
Marrickville - Bankstown - Cabramatta. Vì những nơi này hầu như toàn người
Việt Nam, tôi thấy gần gũi như đang sống ở quê hương mình.

Xin chào tạm biệt

Nguyễn Thị Thanh Thủy

(*) Tòa soạn xin thông báo để cô Thủy biết, số tiền nhuận bút tượng trưng $50
đã được gửi về địa chỉ của cô Thủy. Sàigòn Times cũng tha thiết kêu gọi qúy
độc giả tích cực hưởng ứng cuộc thi. Mong qúy độc giả nên hiểu, đây là cuộc
thi không phải căn cứ trên khả năng văn chương, mà căn cứ vào lòng chân thành
cùng giá trị của những kỷ niệm, những vấn đề được người viết trình bầy trong
bài. Ngoài ra, cũng mong qúy độc giả khi gửi bài dự thi, nếu có thể được, xin
vui lòng gửi kèm theo hình ảnh về quê hương, chân dung của mình hoặc của người
thân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.