Hôm nay,  

Nhuộm Đỏ San Fran

20/07/200400:00:00(Xem: 4876)
Rợp trời cờ đỏ ở San Francisco" Dễ nhuộm đỏ vậy sao" Đúng vậy, nhưng đây là cờ của nhà nước Bắc Kinh, chưa phải cờ của nhà nước Hà Nội. Chỉ có điều lạc quan là tiến trình nhuộm đỏ thực ra lại không dễ tí nào.
Bài báo nhan đề "Political Winds Shift in S.F.'s Chinatown" (Gió Chính Trị Đổi Chiều Tại Phố Tàu S.F.) trên tờ Los Angeles Times hôm 18-7 đã mở đầu bằng hình ảnh rất là đăm chiêu của một viên chức Đài Loan khi nhìn thấy cờ đỏ bắt đầu bay hầu hết các nơi trong Phố Tàu. Vậy là kể như sắp xong chuyện Quốc-Cộng của người Hoa. Bây giờ chỉ còn là chuyện Quốc-Cộng của người Việt.
Đây là chỗ để cho mọi người Việt hải ngoại cần suy tư thêm, nhất là đối với những người đang quan tâm về cuộc chiến nhân quyền và dân chủ cho quê nhà. Không phải là chuyện khoanh riêng một mảnh đất như Đài Loan, không phải thế... bởi vì đất nước đã thống nhất, và sẽ không bao giờ cần thiết tách rời ra nữa. Vấn đề thực ra chính là, cuộc chiến nhân quyền và dân chủ cho cả dân tộc Trung Hoa sẽ đi về đâu, khi cờ đỏ rợp trời Phố Tàu như thế"
Nếu kể dài dòng, phải nhắc tới một dấu mốc lớn trong năm 2002 của Phố Tàu SF. Và đây cũng là chuyện đáng nhắc tới, bởi vì đây là hình ảnh bề ngoài trông có vẻ như hòa hợp hòa giải của Quốc-Cộng nơi đây. Không phải chuyện treo cờ chung đâu -- bàn cãi kiểu này chỉ xảy ra với người Việt, chứ người Hoa thực tiễn hơn... vì vắng mặt là thua vậy.
Theo tờ báo Sing Tao Daily, bài do ký giả Kai Lui tường thuật, trên số báo ngày 8-11-2002, thì:
"Trong buổi dạ tiệc của lễ bàn giao quyền lực chủ tịch của Lục Bang Hội, một trong những hội xưa cổ nhất của Hoa Kiều tại Mỹ, Tổng Lãnh Sự CSTQ Wang Yun Xiang, và Giám Đốc Li Shih-Ming, của Phòng Văn Hóa & Kinh tế Đài Loan, đã gác mọi dị biệt của 2 nước mà họ đại diện và được xếp vào ngồi chung một bàn..."
Thiệt sao" Bạn thử hình dung, xếp vô bàn tiệc trong tiệm ăn Soái Kình Lâm ở Chợ Lớn, cho ông Mao Trạch Đông và ông Tưởng Giới Thạch ngồi chung bàn. Làm sao mà ăn ngon, nhậu xỉn cho nổi" Đơn giản lắm, cả hai đều muốn chinh phục Lục Bang Hội (The Chinese Six Companies; xin ghi rõ, Six là Sáu, không nên viết nhầm là Sex thì ông Tưởng, ông Mao đều nổi giận), một hội Hoa Kiều quyền lực nhất và ảnh hưởng trong các hội Hoa Kiều toàn cầu.
Tờ Sing Tao Daily viết tiếp, "Đây là lần đầu tiên trong lễ giao quyền Lục Bang Hội mà cả các viên chức CSTQ và Đaì Loan được mời. Trước đó, chỉ có viên chức Đaì Loan được mời... Lễ giao quyền tổ chức mỗi 2 tháng, khi chủ tịch của một trong các hội thuộc Lục Bang luân chuyển nắm quyền chủ tịch Hội Đồng Giám Đốc... Hội Yan Wo Benevolent Association là tổ chức thành viên đầu tiên trong Lục Bang gần đây có treo lá cờ Hoa Lục. Giám Đốc Li Shih-Ming tiếp tục vai trò chủ lễ cho buổi bàn giao. Cả 2 phía (Quốc-Cộng) đều biết trước là có đại diện bên kia tham dự. Khi 2 viên chức bắt tay, mọi người cùng hoan hô nhiệt liệt.... Sau đó Li, và các viên chức Đài Loan khác, nói là họ còn phải tham dự 3 vụ khác tổ chức ở South Bay..."
Điều chúng ta ghi nhận của sự biến Phố Tàu 2002 (qua báo Tàu “Sing Tao”), những điều hết sức quan trọng để 2 năm sau thì nhuộm đỏ Phố Tàu: cả 2 viên chức Quốc-Cộng ngồi chung bàn tiệc, đứng lên bắt tay và mọi người hoan hô ầm ĩ... thiệt hết sức cảm động, nếu sau này Wang Yun Xiang đừng giở trò bắt Li Shih-Ming đi học tập cải tạo (nếu thôi)...
Nhưng năm 2004 thì khác rồi. Tờ báo Mỹ Los Angeles Times mô tả như sau. Rằng viên chức Đài Loan Paul Chang nhìn từ cửa sổ văn phòng lầu 5 của ông, mới gần đây, coi như mới năm ngoái cho gọn, còn thấy rợp trời biển cờ Quốc Gia "bầu trời xanh, mặt trời trắng" phất phới. Bây giờ Chang đã thấy hầu hết là đỏ, cờ Hoa Lục chiếm hầu hết Phố Tàu.
Như thế vẫn chưa có nghĩa là thành trì xưa cổ 150 năm của người Hoa Kiều Quốc Gia đột nhiên đầu hàng cộng sản. Nhưng các lãnh tụ địa phương nói đó ghi dấu sự tách rời lớn đối với Quốc Dân Đảng, bản doanh ở Đài Loan.
David Lee, giám đốc Uûy Ban Giáo Dục Cử Tri Mỹ Gốc Hoa, nói sự trở cờ này là chiến thắng lớn cho chính phủ Bắc Kinh trong chiến dịch nắm khúc ruột xa ngàn dặm, chinh phục cộng đồng Hoa Kiêù hải ngoại. Lee nói, "Đây là thủ đô người Hoa hải ngoại. Đây là nơi tất cả các hội đoàn văn hóa đều đặt tổng hành dinh. Các chính phủ ngoại quốc nhìn về Phố Tàu San Francisco như trận chiến chính yếu đối với Hoa Kiều tại Mỹ. Họ công nhận rằng những gì mà Phố Tàu SF làm sẽ ảnh hưởng bầu không khí toàn bộ [Phố Tàu] tất cả các nơi khác."
Chiến lợi phẩm không chỉ là quả tim, nhưng cũng là cả khối tiền bạc. Hoa Kiều vốn là các nhà đầu tư lớn ở Đài Loan và Trung Quốc. Những người Hoa già đã vinh danh tổ tiên họ bằng cách xây trường học và tân trang nhà cũ trong các ngôi làng cổ của họ.
Câu chuyện mới nhất về "đón gió trở cờ" ở San Francisco là khi 2 lãnh tụ Lục Bang Hội tách rời truyền thống và từ chối tuyên thệ nhậm chức trước lá cờ Đài Loan hay là hát quốc ca Đài Loan trong hội trường Lục Bang, một tòa nhà xây từ thời nhà Thanh gác bởi 6 con sư tử đá.

Khi người Quốc Gia phe ta ra tòa kiện, xin cản việc nhậm chức ngày 3-7-2004 của một trong 2 lãnh tụ trở cờ này - tức Tony Lok Kwan, người tới phiên nắm chức Lục Bnag Hội Chủ - thì một chánh án tiểu bang ra phán lệnh bác bỏ việc kiện tụng đó. Rồi thì chàng trở cờ Kwan mới làm lễ đăng quang riêng trong một tiệm ăn địa phương, nơi cờ Trung Cộng treo khắp nơi và Tổng Lãnh Sự Peng Keyu là khách danh dự. Đại diện Đài Loan theo truyền thống vẫn chủ tọa các lễ như thế, nhưng bây giờ thì không ai mời vào đây cả. Thời kỳ ngồi chung bàn Quốc-Cộng qua rồi; Đó là chuyện năm 2002. Bây giờ là năm 2004, cờ đỏ rợp trời San Fran rồi; Không cần thò tay hòa hợp hòa giải qua bên kia eo biển nữa. Mà cũng không cần bày trò bắt tay nhau làm gì nữa.
"Thời gian đổi khác rồi," theo lời Kwan, một kỹ sư tốt nghiệp UC Berkeley 64 tuổi, một trong các tác nhân chính cho chiến dịch trở cờ. Cùng với bạn là Daniel Hom, cũng là 1 lãnh tụ Phố Tàu, Kwan thúc giục các hội đoàn văn hóa San Fran hãy cùng nhau treo cờ đỏ. Theo ước tính của Kwan, hơn phân nửa các hội đoàn quan trọng ở San Fran đều đã "triều cống" Bắc Kinh cả rồi.
Đối với Kwan và nhiều người khác, việc gắn bó với Đài Loan "không còn ý nghĩa bao nhiêu nữa như hồi trước, lúc mà Hoa Lục còn là một xã hội đàn áp, khép kín. Hoa Lục, Kwan nói, đã thay đổi. Với nền kinh tế bùng nổ, nó không còn áp dụng chủ nghĩa cộng sản truyền thống. Kwan nói, 'Chính phủ là cộng sản, nhưng chỉ tên gọi thôi'. Nhưng Đài Loan cũng đã thay đổi, và đó mới là yếu tố quan trọng hơn để đổi hướng chính trị nơi đây."
Chúng ta sẽ thấy nơi đây một yếu tố hết sức quan trọng để thấy nhiều người trở cờ chỉ vì không hài lòng với Đài Loan. Hãy hình dung thế này, nếu có những người chống cộng nào hô hào tách riêng Đảo Phú Quốc ra mà tự trị hay tuyên bố độc lập, thì sẽ làm cho cuộc chiến nhân quyền và dân chủ ở VN mất sức mạnh liền. Đó là chuyện đã xảy ra ở Phố Tàu San Fran.
Trong năm 2000, gần nửa thế kỷ thống trị của Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã kết thúc sau khi thua cuộc bầu cử Tổng Thống - và Tân Tổng Thống Trần Thủy Biển, lãnh tụ Đảng Dân Tiến (DPP) vốn có lập trường đòi độc lập cho Đài Loan. Thay vì chiêu dụ Hoa Kiều như Quốc Dân Đảng trước giờ, DPP lại tập trung xây dựng một căn cước dị biệt cho Đài Loan.
Chỗ naỳ thấy rõ là phải có chiến tranh rồi (bạn hãy hình dung Đảo Trưởng Đảo Phú Quốc nổi hứng tách riêng một cõi sơn hà, tuyên bố thẳng thừng độc lập thì sẽ hiểu được sóng gió ở Phố Tàu). Chính phủ Đài Loan vẫn giữ Phòng Văn Hóa và Kinh Tế Đài Loan ở SF, nhân viên vẫn hầu hết là Quốc Dân Đảng như Paul Chang. Nhưng điểm tập trung công tác đã đổi. Trần bổ nhiệm Chang Fu-Mei, người có lập trường độc lập Đài Loan hăng say, làm Bộ Trưởng Hoa Kiều Vụ.
Bà Tân Bộ Trưởng họ Chang này, nguyên là nhà nghiên cứu ở Viện Hoover thuộc Đại Học Standford, tuyên bố rằng các di dân xưa cũ từ Hoa Lục, thí dụ như đa số Hoa Kiều ở San Fran, không quan trọng đối với chính sách của bà như người Đài Loan hải ngoại nơi đây. Sau đó thì bà có xin lỗi Lục Bang Hội, nhưng vết thương thiệt khó hàn gắn lại.
Chỗ này ai cũng thấy rõ: nếu chính phủ họ Trần nói Đài Loan không phải Trung Hoa, thì Hoa Kiều San Fran còn theo Đài Loan làm chi, vì theo lãnh tụ cộng đồng Rose Pak, "Trước cuộc bầu cử, điều kích thích Hoa Kiều ở đây là lý tưởng thống nhất Đài Loan vào Hoa Lục. Vậy mà Trần và tân nội các đó lại bắt đầu nói người Đài Loan không phải người Hoa."
Còn nhiều thay đổi tiệm tiến khác nữa. Theo phóng viên Rone Tempest của L.A. Times, nhiều trường Hoa Ngữ đã ngưng dùng sách giaó khoa Quốc Dân Đảng trong đó cứ gọi Cộng Sản TQ là "bọn thổ phỉ." Các lớp đã được dạy bằng chữ Trung Hoa ít nét đang xài trong Hoa Lục. Chỗ này thực ra cũng dễ hiểu, vì học trò khi ra trường cần phải kinh doanh với cả khối khổng lồ 1.3 tỉ dân trong kia.
Lặng lẽ, các hội từ thiện và hội đoàn bắt đầu gửi giấy mời Tổng Lãnh Sự CSTQ và cán bộ sứ quán này dự các lễ hội. Thành trì cuối cùng chưa chịu trở cờ là Lục Bang Hội, hội từ thiện lớn nhất của Hoa Kiều trên toàn cầu, theo lời sử gia Phố Tàu Him Mark Lai.
Nhưng thành trì này cũng từ từ bị xói mòn. Bắc Kinh đã tung ra chương trình mời gọi Hoa Kiều về thăm quê hương. Bởi vì đại đa số Hoa Kiều ở San Fran xuất thân từ các ngôi làng trong lục địa, nên chiến dịch chiêu đãi "núm ruột xa ngàn dặm" đã thành công lớn.
Rose Pak, nhà hoạt động cộng đồng cũng là một tham vấn cho Phòng Thương Mại Người Hoa ở SF, nhìn vấn đề thực dụng hơn. Pak và nhiều người nơi đây nói là tranh cãi về thế "liên hệ quốc tế" làm dân chúng quên các nhu cầu cần thiết hơn. Phố Tàu SF suy thoái kinh tế nhiều năm nay. Mặc dù dân Mỹ gốc Hoa chỉ chiếm hơn 20% dân số San Francisco, ảnh hưởng của họ đối với bầu cử địa phương lại không quan trọng gì...
Đó cũng là một quan điểm, dĩ nhiên là thực dụng. Nhưng chuyện cờ đỏ rợp trời hiển nhiên cũng là một khía cạnh thực dụng khác... Bây giờ trở đi, có muốn treo cờ đảo quốc xen kẽ chỉ sợ là cũng khó dư chỗ... Phố Tàu chật lắm, đi ra là đụng vai chạm tay nhau hoài hà...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.