Hôm nay,  

Lịch Sử Tỵ Nạn Việt Bắt Đầu Ra Sao 25 Năm Trước?

29/04/200000:00:00(Xem: 4409)
(Phần IV và hết)

Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Trong ba bài viết liên tục vừa qua của loạt bài “Lịch sử tỵ nạn Việt Nam bắt đầu như thế nào cách đây 25 năm”, quý thính giả và độc giả đã cùng chúng tôi ôn lại những giai đoạn người tỵ nạn Việt Nam rời bỏ quê hương đến Hoa Kỳ qua nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, sau 25 năm mất nước, cộng đồng Việt Nam đã có trên một triệu rưỡi người đang định cư tại Hoa Kỳ. Một nửa trong số này có thể đã trở thành công dân Hoa Kỳ, tạo nên một tiếng nói đáng kể mà chính giới Hoa Kỳ phải ra sức vận động trong những mùa bầu cữ địa phương hay trên toàn quốc.
Riêng trong lãnh vực bảo lãnh đoàn tụ, hơn 400 ngàn người đã ra đi qua chương trình ODP của chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dù cơ quan ODP đã ngưng hoạt động vào tháng 7 năm 1999, tổng lãnh sự Hoa Kỳ đã chính thức hoạt động tại Sàigòn vào tháng 8 năm 1999, khởi đầu cho một quy chế cứu xét lãnh sự, tương tự như những nơi khác trên thế giới. Giới chức Hoa Kỳ ước lượng hàng năm sẽ có trên 25 ngàn visa được cấp phát cho người Việt Nam.

Như thế câu hỏi ở đây là trong vòng 25 năm tới sẽ có bao nhiêu người Việt Nam đến Hoa Kỳ" Câu trả lời là khó ai có thể đoan chắc một con số nhất định là bao nhiêu, nhưng với nhu cầu di trú càng ngày càng gia tăng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, chúng tôi nghĩ rằng nó chẳng phải là một điều ngạc nhiên khi ước tính sẽ có gấp hai lần con số của 25 năm qua (tức 800 ngàn người).

Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sàìgon đang xét cấp nhiều loại chiếu khán di dân và phi di dân hơn là cơ quan ODP, tuy nhiên các đương đơn phải tự lo mọi việc trong tiến trình thiết lập và bổ túc hồ sơ, chớ không được ODP và các cơ quan thiện nguyện (JVA) hướng dẩn và giúp đở như trước.

THỦ TỤC ĐỊNH CƯ HIỆN NAY CÓ GÌ THAY ĐỔI KHÔNG"
Có một vài vấn đề được nêu lên từ khi Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sàigon bắt đầu hoạt động, như vấn đề xin thử máu để chứng minh quan hệ huyết thống, vấn đề hồ sơ bảo lãnh bị hết hạn, vấn đề cấp thơ giới thiệu (giấy LOI) để xin hộ chiếu ở Việt Nam, và vấn đề cứu xét hồ sơ tỵ nạn.

1-Về việc xin thử máu (DNA test) để chứng minh quan hệ huyết thống.
Đầu năm nay Tòa Tổng Lãnh Sự Sàigon đã cho thi hành thủ tục thử máu cho các hồ sơ bảo lãnh thân nhân bị bác khước trước đó. Tuy nhiên, khác với cơ quan ODP, Tổng Lãnh Sự Sàigon sẽ không có những biện pháp giúp đở việc thử máu cho các trường hợp bảo lãnh tỵ nạn bị bác hoặc việc thử máu trước khi nộp đơn xin chiếu khán di dân để chứng minh quan hệ huyết thống. Ngoài ra Phòng Di Trú của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok cũng chưa ấn định thủ tục lấy máu của người ở Việt Nam ra sao và Sở Di Trú Hoa Kỳ cũng chưa công bố rỏ ràng về kết quả thử máu sẽ có giá trị thế nào trong việc quyết định chấp thuận cho định cư ở Hoa Kỳ.

2-Vấn đề hồ sơ bảo lãnh hết hạn và bị đóng.
Song song với việc đồng nhất thủ tục xin chiếu khán tại tất cả các Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ trên thế giới, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sàigon đã đóng các hồ sơ bảo lãnh được xem như hết hạn, thường xuyên hơn là cơ quan ODP đã làm trước đây.
Hiện nay, nếu người đứng bảo lãnh ở Hoa Kỳ hoặc thân nhân ở Việt Nam không phúc đáp gì cả trong hai năm, sau khi nhận thư yêu cầu bổ túc hồ sơ của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ thì hồ sơ sẽ bị đóng. Trong quá khứ, cơ quan ODP và cơ quan JVA có phần dễ dãi và co giản hơn trong việc đóng hồ sơ này.

Do đó, người đứng bảo lãnh và thân nhân ở Việt Nam nếu có nhận giấy tờ của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ gởi đến thì cần phải điền đầy đủ và nộp trở lại ngay. Quan trọng hơn nửa là nếu không nhận được giấy tờ, thông báo gì cả, thì đương sự cần phải liên lạc với Tòa Tổng Sự Hoa Kỳ để biết tình trạng hồ sơ ra sao. Có thể liên lạc bằng điện thoại, bằng thư hay bằng e-mail, cần nhất là phải kiểm lại xem địa chỉ của hai bên (của người bên Hoa Kỳ và của người bên Việt Nam) có thật chính xác không.

3-Vấn đề cấp thơ giới thiệu (LOI) để xin giấy xuất cảnh.
Hiện nay Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sàigon không có cấp thơ giới thiệu (Letter of Introduction) như trước kia cơ quan ODP đã cấp cho thân nhân ở Việt Nam để dùng xin giấy xuất cảnh. Thay thế vào đó, thân nhân ở Việt Nam dùng giấy thông báo chấp thuận đơn xin chiếu khán (Mẫu I-797) của Sở Di Trú cấp để nộp vào hồ sơ xin giấy xuất cảnh. Nếu trên giấy thông báo chấp thuận của Sở Di Trú có sự sai sót nào đó, thí dụ như đánh máy sai tên họ, hoặc thiếu sót tên những người trong gia đình thì thân nhân sẽ gặp trở ngại trong vấn đề này.

4-Vấn đề cứu xét các hồ sơ tỵ nạn.
Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sàigon vẫn còn duy trì sự điều hành của Phòng Cứu Xét Tỵ Nạn và Định Cư (Refugee and Resettlement Section) để tiếp tục cứu xét các hồ sơ tỵ nạn gồm các hồ sơ mới và các hồ sơ củ đang kháng cáo hoặc chưa giải quyết, thuộc các diện như con lai, ROVR, McCain, HO và Visa 93. Phòng Cứu Xét Tỵ Nạn và Định Cư cũng phối hợp việc mở lại các hồ sơ xin định cư của các cựu nhân viên Sở Mỹ mà trước đây đã bị đình chỉ.

Sau hết, thời gian chờ đợi để được phỏng vấn có thể rút ngắn hơn nhiều trong tương lai. Hiện nay, nếu đã nộp xong tập bổ túc hồ sơ số 3 (Packet 3) mà chờ đợi quá 5 tháng không thấy giấy gọi phỏng vấn thì có thể có vấn đề bất bình thường và đương sự nên liên lạc ngay với Tòa Tổng Lãnh Sự để hỏi thăm tình trạng hồ sơ ra sao.

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI:
Câu hỏi 1: Xin cho biết là người Việt Nam có thể xin chiếu khán du học loại H1B được không"
Đáp: Xin đáp là có thể được nếu hội đủ tiêu chuẩn qui định. Trở ngại chính yếu là trình độ học vấn. Tối thiểu đương sự phải có bằng BS về khoa học vi tính (computer science) hoặc ngành liên hệ. Phần lớn những người đủ tiêu chuẩn để được chấp thuận chiếu khán H1B là những người đã tốt nghiệp một trường Đại Học ở Hoa Kỳ và nộp đơn xin chiếu khán H1B tại Hoa Kỳ.

Câu hỏi 2 : Tôi nghe nói là việc xin chiếu khán du học Hoa Kỳ càng ngày càng khó. Xin cho biết là trong tương lai có thể được dễ hơn không"
Đáp : Thật ra thì hiện nay việc xin chiếu khán du học Hoa Kỳ cũng không khó gì hơn là cách đây 5 năm khi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội bắt đầu nhận đơn xin chiếu khán du học. Một nguyên do có thể làm cho việc chấp thuận chiếu khán du học dễ dàng hơn là nếu tình trạng kinh tế Việt Nam càng ngày càng khá hơn thì giới chức cứu xét hồ sơ sẽ nghĩ rằng sau khi học xong, người sinh viên có chiều hướng muốn trở về Việt Nam hơn là tìm cách ở lại Hoa Kỳ.

Câu hỏi 3: Cha mẹ của tôi đang xin visa du lịch Hoa Kỳ, có thể nào em trai của tôi, mới 23 tuổi, còn đi học, xin tháp tùng với cha mẹ tôi"
Đáp: Không được, người em trai của bạn phải lập một hồ sơ riêng. Tuy vậy, anh ta không có hy vọng được cấp visa vì còn độc thân và đang đi học.

Câu hỏi 4: Tôi được biết có thể xin thẻ xanh nếu đầu tư một triệu Mỹ Kim vào Hoa Kỳ, việc này có áp dụng cho người Việt Nam không"
Đáp: Diện này được gọi xếp loại-5 thuộc công việc làm (EB5). Quy chế này dành cho những đương đơn muốn di cư đến Hoa Kỳ với mục đích thành lập một công ty thương mại tại Hoa Kỳ, có số vốn tối thiểu là 1 triệu Mỹ Kim, tạo ít nhất 10 công việc toàn thời gian và giúp phát triển kinh tế quốc gia. Nếu được chấp thuận, đương đơn, người phối ngẫu và con cái độc thân, dưới 21 tuôỉ có thể sẽ được cấp thẻ xanh.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Sáu từ 6PM, sáng thứ Bảy từ 0 giờ 30AM và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830, Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.