Hôm nay,  

Gọng Kềm Hoa Lục

30/07/200000:00:00(Xem: 4982)
Chúng ta từng nói về một hiểm họa Hoa Lục. Điều ai cũng dễ dàng hình dung, và đã thực sự nhiều phen nhìn thấy. Những tàu chiến Trung Quốc ở bể Đông. Trên đảo Hoàng Sa, trên một số đảo Trường Sa. Về những màn lấn đất các tỉnh phía Bắc. Và mới nhất là về trường hợp nước Lào, với những vụ nổ bom gần nhất, mà tổ chức tình báo kinh tế Stratfor nhận xét là do chính ông Ngoại Trưởng Lào, vốn người gốc Hoa và được Bắc Kinh hỗ trợ, muốn tạo thế lực và nắm quyền trong Chính Trị Bộ Đảng CS Lào. Và về hiểm họa Trung Quốc xúi giục những nhóm sắc tộc, như Hmong, quấy rối và đòi ly khai. Rõ ra rằng đàn anh phương Bắc của Hà Nội không hiền lành gì. Nhưng tới đây mới là độc chiêu: Trung Quốc đang từ từ nắm ảnh hưởng tại Cam Bốt, nơi mà Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đang từ từ mất ảnh hưởng. Đây mới là đòn đánh cạnh sườn nhức nhối cho Việt Nam. Mặc dù Hà nội đã cấy đủ thứ người, cũng lấn đất lấn sông vào Cam Bốt, nhưng về lâu dài sợ cũng có thể hỏng giò nơi đây.

Trong truyền thống, Cam Bốt vẫn có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Theo Paul Marks - một thiếu tá Hoa Kỳ từng làm việc trong Tòa Đại Sứ Mỹ tại Nam Vang các năm 1996-1999 - thì Mỹ không nắm vững và lại đánh giá thấp truyền thống tình thân Hoa-Miên này, trong bài viết trên tờ Wall Street Journal hôm Thứ Sáu 28.7.2000. Năm 1860, khi nhà thám hiểm Pháp Henry Mouhot tới giao điểm của 4 dòng sông chính của Cam Bốt tại cảng Nam Vang, ông khám phá ra một thị trấn 10,000 cư dân, hầu hết là người Hoa nói tiếng Quảng Đông. Và rồi D.O. King, một nhà thám hiểm Anh Quốc khi viết về Cam Bốt, cũng xác nhận như vậy. Mà chuyện đó vốn có từ xa xưa trước đó nữa. Đến từ năm 1693, khi Vua Khmer tại Oudong đã ban sắc lệnh bổ nhiệm một người Hoa chịu tarch nhiệm về luật pháp tại Phố Tàu này. Và họ nắm hầu hết các giao dịch buôn bán.

Gần nơi bờ sông đó, có Trường Tiểu Học Hoa Kiều Duanhua, thuộc quyền sở hữu của Bang Tiều Châu tại Nam Vang, nhưng giáo viên toàn là người Hoa Lục tới. Sáng lập từ năm 1914, trường Duanhua bây giờ có hơn 10,000 học trò toàn thời, và được biết là trường tiểu học Hoa Ngữ lớn nhất thế giới.

Gần bờ sông hơn, là Trường Hoa Ngữ Minsheng của Hội Hokkien. Xây từ năm 1927, nhưng đóng cửa từ 1970 tới 1999, trường đã mở lại với cơ sở tối tân hơn, trong đó có các sân bóng rổ và phòng lab máy điện toán. Chính phủ Bắc Kinh đã cấp học bổng cho các HS giỏi vào TRung Quốc học, trong khi đó một đại học cho Hoa Kiều mở tại tỉnh Phúc Kiến lại ưu đãi lấy học phí thấp. Hiện các trường Hoa Ngữ mọc như nấm ở Cam Bốt - có 69 trường với hơn 50,000 học trò - và trong mục tiêu cung cấp nhân sự cho các công ty Hoa Lục nơi đây.

Các hãng Hoa Lục lại ào vào kahp ngõ ngách kinh tế Cam Bốt. Người Hoa đã xây, sở hữu hay điều hành các xưởng điện, dược phẩm, xi măng và xưởng may mặc, và hàng chục ngân hàng, bệnh viện, tiệm ăn, khách sạn và quán nhạc ở Cam Bốt.

Các hãng xây cất Hoa Lục đã thắng thầu những hợp đồng của ADB để xây xa lộ tại Cam Bốt, trong khi các chuyên viên TRung Quốc đi đào giếng tại các làng Cam Bốt. Thậm chí, bọn băng đảng Tam Hoàng, Mafia Tàu từ Hồng Kông và Macau cũng đổ xô vào Cam Bốt.

Cứ vào Cam Bốt thì thấy chỗ nào cũng có hình ảnh Hoa Lục. Các toán thợ của Công ty Hợp tác Kỹ Thuật Tỉnh Jilin của Hoa Lục đã kẻ các lằn đường trên Đại Lộ Mao Trạch Đông giữa Nam Vang. Kế hoạch khu phát triển miễn thuế tại Cảng Sihanoukville là sáng kiến của Wang Jun, chủ tịch hãng China International Trust and Investment Corp., một hãng thuộc Hội Đồng Quốc Gia Trung Quốc.

Thậm chí, Đài Loan cũng bị hất cảng khỏi Cam Bốt gần đây, và các hãng thân Đài Loan phải chạy vào Chợ Lớn của Việt Nam. Bắc Kinh giải thích đó là nhờ bản thương ước Miên-Hoa năm 1996. Nhưng tình hình xảy ra năm 1997 mới là quyết liệt: khi cuộc nội chiến suýt bùng nổ thì Đồng Thủ Tướng Hoàng Tử Ranariddh và đại diện Đài Loan tại Nam Vang bị buộc phải rời Cam Bốt. Thời gian sau thì Ranariddh trở về Làm Chủ Tịch Quốc Hội Cam Bốt, nhưng Thủ Tướng Hun Sen vẫn kiên quyết cấm cửa, không cho đại diện Đài Loan nào vào lại.

Trung Quốc bèn thưởng cho Cam Bốt các khoản vay nhẹ lãi (trị giá 200 triệu đô năm ngoái, lãi suất 0%), viện trợ quân sự và đưa các hãng Hoa Lục ào ạt vào đầu tư.

Ngay cả các bệnh viện Trung Quốc, như Bệnh Viện Số 5 Nhân Dân Hồ Bắc, đã mở cửa ở Cam Bốt với nhân viên toàn là người Hoa. Bắc Kinh còn đưa hấun luyện viên sang dạy thể thao, thâm chí còn tài trợ xây một cao ốc mới cho Thượng Viện Cam Bốt.

Người ta đóan là Hải Quân Trung Quốc sẽ vào Cảng Sihanoukville trong 5 năm tới. Cam Bốt không có gì, hay là có rất ít, để bị mất khi chơi với Trung Quốc. Với nền kinh tế trì trệ, Cam Bốt phải chịu cái giá đó để Hoa Lục tăng ảnh hưởng trong cộng đồng 500,000 người Hoa tại Cam Bốt. Tòa Đại Sứ Hoa Lục tại Nam Vnag tài trợ các hội người Hoa, tân trang các trường Hoa Ngữ, mua sách giáo khoa, huấn luyện giáo viên. Một đài truyền hình quốc doanh còn phát tin hàng đêm bằng tiếng Quan Thoại, đó là chưa kể nhiều báo Hoa Ngữ tại Nam Vang. Trong kỳ bầu cử năm 1998, các đảng chính trị Cam Bốt cũng phải phát truyền đơn Hoa Ngữ.

Trong khi đó thì ngân sách năm 2000 về viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ lại cấm viện trợ tài chánh cho chính phủ Nam Vang, lại còn buộc Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ phải ngăn chận các khỏan vay quốc tế cho Cam Bốt. Thế là Cam Bốt phải ngả vào tay Hoa Lục.

Cũng vậy, Hà Nội lại không để ý gì bao nhiêu tới cạnh sườn này. Chỉ cứ nghĩ tới đưa quân qua Lào, cứ lo đưa cột biên giới vào sâu biên giới Cam Bốt để chọc giận người đàn em phương Nam, và liên tục đàn áp những người có lòng tại quê nhà. Tại sao Đảng CSVN cứ nhìn dân mình như kẻ thù, mà lại nhìn Hoa Lục như gương lớn cần noi theo - giữa lúc chính đàn anh này đang xiết dần các gọng kềm vùng Đông Nam Á" Làm ơn, tỉnh lại giùm đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.