Hôm nay,  

Hiệp Định Genève 50 Năm Nhìn Lại, Kỳ 10: Hội Nghị Trung Giá (bắc Việt) Bàn Về Tiến Trình Ngưng Bắn

17/07/200400:00:00(Xem: 5744)
LTS. Trong tinh thần tưởng niệm ngày 20 tháng 7 năm 1954, Việt Báo giới thiệu đến bạn đọc loạt bài chiến sữ " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nhìn lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955( Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi ký của các cựu Tướng lãnh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
* Lựọc ghi về tình hình chiến sự tại Việt Nam trong Hè 1954
Như đã trình bày trong kỳ trước, từ tháng 3/1954 đến tháng 5/1954, tình hình chiến sự tại Bắc Việt vô cùng sôi động với trận chiến Điện Biên Phủ. Cùng thời gian này, Việt Minh thường mở các cuộc phục kích các đoàn quân xa của Liên quân Pháp-VN trên các trục lộ Hải Phòng- Hà Nội, và Hà Nội- Nam Định. Từ tháng 5/1954 đến cuối tháng 6/1854, trong khi hội nghị Genève đang khai diễn, thì tại khu vực đồng bằng Bắc Việt, đã diễn ra nhiều trận giao tranh giữa các đơn vị Quân đội Quốc gia Việt Nam, các binh đoàn chiến thuật của Pháp, và các đơn vị của Việt Minh. Trước tình hình chiến sự ngày càng gia tăng, Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Pháp tại Bắc Việt đã mở cuộc hành quân Auverge.Đây là cuộc hành quân triệt thoái lực lượng VN và Pháp khỏi vùng Nam của Đồng bằng Bắc Việt. Với cuộc hành quân này, Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Pháp thu hẹp phòng tuyến đồng bằng Bắc Việt và cho triệt thoái các đơn vị hoạt động tại Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Nam Định, và Phủ Lý về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và Quốc lộ 5.
Cuộc hành quân khai diễn ngày 29-6-1954 và chia làm 2 đợt:
Đợt 1 diễn ra từ 29 đến 30-6-1954: Trong đợt này, triệt thoái bằng đường sông các đơn vị Việt Nam tại Ninh Bình, Phát Diệm và Bùi Chu.
Đợt 2: từ 1 đến 2-7-1954:Triệt thoái bằng đường thủy các đơn vị Việt Nam tại Thái Bình, và triệt thoái bằng đường bộ các đơn vị tại Nam Định về Bình Lục, rồi từ Bình Lục về Phủ Lý và Hà Nội.
Tại miền Trung, từ tháng 1 đến tháng 7/1954, liên quân Việt Nam-Pháp đã mở cuộc hành quân bình định các tỉnh Bình Định, Phú Yên thuộc Liên khu 5 của Việt Minh. Tại Cao nguyên Trung phần, lực lượng Liên Hiệp Pháo triệt thoái khỏi Kontum, tập trung lực lượng bảo vệ Pleiku.Tại miền Nam, tình hình chiến sự Hè 1954 không sôi động như ở Bắc Việt, chỉ có những trận giao tranh ở cấp tiểu đoàn.
* Diễn tiến Hội nghị Trung Giá
Trong khi Hội nghị Genève đang tiến hành, thì tại miền Bắc VN, Hội nghị Trung Giá đã khai sinh từ 1 cuộc họp sơ bộ ngày 29 tháng 5/1954. Hơn 1 tháng sau, hội nghị chính đã khai diễn ngày 4 tháng 7/1954 và bế mạc ngày 27/7/1954
Thành phần phái đoàn VN tham dự hội nghị gồm có Trung tá Trang Văn Chính ( trưởng phái đoàn), sau đó Trung tá Lâm Ngọc Huấn thay thế. Thiếu tá Nguyễn Phước Đàng, Đại úy Nguyễn Bửu, sau thay thế bởi Đại úy Trần Ngọc Huyến. Phái đoàn Việt Minh do Văn Tiến Dũng (thiếu tướng) làm trưởng đoàn, Lê Ninh, Lê Quang Đạo (đại tá). Song Hào, Nguyễn Văn Lung (trung tá), thông dịch viên tên Lê (thiếu tá). Phái đoàn Pháp do Đại tá Lennuyeux làm trưởng đoàn, Trung tá Le Roy, Thiếu tá Le Flahec, Sanani, Sacquin và Đại uý Lohmann thông dịch viên.
Hội nghị Trung Giá đã thỏa thuận và quyết định "đại diện các Bộ Tư lệnh tối cao hai bên phải gặp nhau tại Genève và các cuộc tiếp xúc cũng phải được thực hiện tại chỗ. Quyết định này cũng định rõ vai trò của các đại diện Bộ Tư lệnh tối cao phải nghiên cứu tình trạng quân sự để thiết lập ngay sau khi đình chiến các dữ kiện đình chỉ mọi hoạt động chiến đấu. Hội nghị tại chỗ phải thông báo càng sớm càng tốt cho Hội nghị tại Genève các kết quả rút tiả được cùng những đề nghị của họ."

Hội nghị quân sự tại chỗ là hội nghị quân sự địa phương (tức là Hội nghị Trung Giá) có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các phái đoàn tại Hội nghị Genève. Trong hơn 3 tuần, từ 4/7 đến 27/7/1954, Hội nghị Trung Giá đã thảo luận các vấn đề tù binh, ngưng bắn, và thiết lập các tiểu ban hỗn hợp về tù binh, tiểu ban nghiên cứu thủ tục thi hành ngưng bắn và các tiểu ban hỗn hợp lãnh thổ. Cuối cùng có những thỏa hiệp được ký kết nhằm "làm cho các đơn vị đối lập cách biệt nhau ra, trở về các căn cứ, hoặc tập trung ở những địa điểm trú quân tạm thời cốt để tránh mọi giao tiếp có thể gây ra xung đột giưã hai bên."
Hội nghị Trung Giá bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiệp định Genève nên việc tổ chức kiểm soát các thỏa hiệp và quyết định bởi các ban hỗn hợp đã không mang lại kết quả. Trong thực tế, các ban hỗn hợp cũng không có quyền hạn gì ngoài những nhận xét, báo cáo và trình cấp trên của mỗi bên để xin giải quyết.
* Phái đoàn Quân đội Quốc gia VN tại Hội nghị Trung Giá
Hội viên chính thức của Hội nghị Trung Giá là Pháp và Việt Minh. Đại diện của Quân đội Quốc gia Việt Nam là một bộ phận tháp tùng phái đoàn Pháp và theo giao kết thì chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Việt Minh phát biểu ý kiến. Đây là thâm ý của Việt Minh không cho đại biểu của đoàn Quốc gia VN phát biểu, để vai trò trở nên phụ thuộc trong Pháp chỉ muốn được việc của họ. Mọi vấn đề đem ra thảo luận để quyết định với Việt Minh hoàn toàn do Pháp đưa ra và thông báo cho phái đoàn Quốc gia VN. Trong các buổi họp thu hẹp, chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Việt Minh tham dự, đại biểu của Quốc gia VN không được mời dù với tính cách quan sát viên. Đáng lý hội nghị phải được tổ chức tại 1 địa điểm không thuộc hẳn khu vực kiểm soát của một bên nào, thế nhưng, Hội nghị Trung Giá lại diễn ra trong vùng kiểm soát của Việt Minh đã khiến cho 2 phái đoàn Pháp- Quốc gia Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Việt Minh đã cố tình không treo cờ Quốc gia Việt Nam tại hội nghị, chỉ treo cờ Pháp và cờ Việt Minh. Trong khi Pháp có thái độ vội vã trong buổi họp, thì Việt Minh lại cố tỏ ra ung dung thong thả để tạo thêm lợi thế khi thảo luận.
* Hậu thân của Hội nghị Trung Giá
Hậu thân của Hội nghị Trung Giá là Uỷ ban hỗn hợp trung ương đã được 2 Bộ Tư lệnh của Pháp và Việt Minh thỏa hiệp trong quyết định số 3 ký tại Trung Giá ngày 3 tháng 8/1954. Uỷ ban này đã được thành lập do các điều khoản 30, 31, 32 và 33 của Hiệp định Genève quy định: "Để làm dễ dàng cho việc thực hiện các điều khoản can đến sự phối hợp hoạt động của hai bên trong những điều kiện quy định dưới nay, sẽ thành lập một ban liên hợp ở VN. Ban liên hợp gồm có một số đại biểu bằng nhau của Bộ Tư lệnh hai bên. Các trưởng phái đoàn đại biểu trong ban liên hợp là cấp tướng. Ban liên hợp thành lập những nhóm liên hợp với số lượng bao nhiêu là do hai bên thỏa thuận quy định. Các nhóm liên hợp gồm một số sĩ quan bằng nhau của hai bên. Hai bên sẽ căn cứ vào nhìệm vụ của Ban liên hợp mà quy định nơi đóng của các nhóm ấy trên giới tuyến các vùng được tập trung".
Việc tổ chức các ban và nhóm liên hợp diễn ra như sau:
-Ủy ban hỗn hợp trung ương với mỗi bên có 6 đại diện, mới đầu đặt tại Trung Giá, sau dời về Bắc Ninh, rồi về Phủ Lỗ, sau chuyển đến gần Hải Dương.
-Các tiểu ban hỗn hợp lãnh thổ với mỗi tiểu ban có từ 3 đến 5 đại diện chia thành cố định hay lưu động, gồm có mỗi bên từ 1 đến 3 đại diện. Các tiểu ban hỗn hợp đặt tại Quỳnh Khê (Bắc Việt), Quảng Trị (Trung Việt) và Phụng Hiệp (Nam Việt).
Ngay từ ngày Bộ Tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương giải tán, Chính phủ Pháp tức thời thông báo cho 2 đồng chủ tịch Hội nghị Genèv là Anh và Nga về việc này, cũng như việc rút phái đoàn Pháp ra khỏi Uỷ ban hỗn hợp kể từ ngày 28-4-1956. Tuy có lời yêu cầu của 2 đồng chủ tịch, Pháp vẫn không giữ nguyên tình trạng như cũ, và với sự đồng ý của Quốc gia Việt Nam, đã đề cử 1 tổ của Quân đội Quốc gia Việt Nam bên cạnh phái đoàn Pháp tại Đông Hà (Quảng Trị), và ngày 30-7-1956, Phái đoàn của Quốc gia Việt Nam liên lạc với Uỷ hội Quốc tế được thành lập, chuẩn bị nhận lãnh nhiệm vụ của phái đoàn Pháp chuyển giao. (Kỳ sau: Lịch trình ngưng bắn theo quy định của Hiệp định Genève).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.