Hôm nay,  

Thắp Nén Hương Lòng: Lão Đại Vẫn Còn

09/03/200200:00:00(Xem: 3939)
Trong điện thoại Trần Dạ Từ chỉ nói một câu ngắn:
-Lão Đại mất rồi.

Tôi khẽ thở dài. Nhiều người đã ra đi, những người bạn thân của tôi, những người đồng lứa tuổi với tôi đã lần luợt ra đi trong mấy năm gần đây. Tôi không ngạc nhiên, chỉ thấy buồn. Nhưng tin Mặc Thu Lưu Đức Sinh từ trần làm tôi nặng trĩu tâm tư. Nói chuyện xong với Từ, tôi còn đứng tần ngần nhìn máy điện thoại, bao nhiêu kỷ niệm cũ và hình ảnh thân thương của Mặc Thu như hiện ra trước mắt tôi.

Trước năm 1975, miền Nam Việt Nam có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Phần lớn những người chuyên nghiệp đều biết nhau, thân hay sơ tùy theo hoàn cảnh có được gần gụi nhau hàng ngày vì công tác hay không. Nhưng riêng trong làng báo, ít khi họ được gặp nhau lâu, nhiều lắm là qua một lúc uống cà-phê hay bữa ăn trưa gấp rút để rồi người nào lại đi việc đó. Tôi với Mặc Thu ở trong hoàn cảnh này. Từ giữa thập niên 60, vì công việc tòa soạn của Việt Tấn Xã tôi càng ít khi có mặt ra bên ngoài.

Những người Cộng sản Việt Nam đã giúp chúng tôi ngồi chung vào một chỗ, không phải chỉ vài ngày mà cả chục năm liền. Họ bắt chúng tôi đưa đi tù cải tạo với tội danh "văn nghệ sĩ phản động". Họ không giam chúng tôi trong cùng một khu mà rải rác các khu và nếu trong cùng một khu, cũng rải rác trong nhiều nhà giam. Mặc Thu và tôi cùng một số anh em khác có may mắn được ở gần nhau trong một khu. Ngoài Mặc Thu và tôi, còn có hai anh Nguyễn Sỹ Tế và Trần Dạ Từ thường ngồi nói chuyện gẫu với nhau ở ngoài sân hay ở trong nhà giam mỗi khi hết giờ lao động về nghỉ. Bốn anh em chúng tôi có mối quan hệ gì chung mà thích nói chuyện với nhau như vậy" Trong bốn người chúng tôi thì ba, Mặc Thu, Nguyễn Sỹ Tế và Trần Dạ Từ (vào lúc đó) là thi sĩ hơn là ký giả, còn tôi là nhà báo hơn là nhà thơ. Trần Dạ Từ chuyên về thơ mới, còn Mặc Thu và Nguyễn Sỹ Tế hay dịch thơ Đường. Tôi không biết làm thơ, nhưng lại thích nghe thơ. Tôi có dịp học được thi pháp của ba nhà thơ đó.

Tôi không có thi pháp, nhưng tôi có "chưởng pháp", có lẽ điều này làm ba nhà thơ mến yêu tôi và thích nói chuyện với tôi. Trong tù tôi đâu có dịp đánh chưởng như các vị hiệp khách ở ngoài đời, nên tôi đành thi thố bằng mồm, kể lại những chuyện "chuởng" của Kim Dung cho các bạn nghe giải sầu trong cơn hoạn nạn ở tù cải tạo. Bởi vậy gọi đó là "khẩu chưởng pháp" thì đúng hơn. Về sau các bạn đồng tù của tôi, nhất là mấy ông sĩ quan quân đội, gán cho tôi danh hiệu "chuyên gia quay phim", vì chuyện chưởng theo "khẩu pháp" của tôi cũng linh động như chiếu một cuốn phim chưởng. Ba ông bạn của tôi cũng giúp tôi rất nhiều trong công tác quay phim vì cả ba với tinh thần văn nghệ sĩ thường pha thêm chút gia vị vào những đoạn trữ tình cho nó thêm lâm ly. Cả bốn chúng tôi đều có đầu óc "tếu", nên nhiều khi chúng tôi cùng "Tiếu Ngạo Giang Hồ" khiến thiên hạ xúm lại nghe và cười bò.

Chính từ những "phim khẩu chưởng" này danh hiệu "Lão Đại" được tặêng cho Mặc Thu. Trong cuốn "Lục Mạch Thần Kiếm" của Kim Dung có nói đến bốn tên đại ác nhân, mỗi tên có một hỗn danh bốn chữ với đặc điểm là biệt hiệu kẻ đại ác thứ nhất phải có chữ Ác đứng đầu, kẻ thứ hai chữ Ác đứng thứ hai, và cứ như vậy đến kẻ ác thứ ba và thứ tư. Kẻ "em út" này cố nhiên có chữ Ác đi sau chót. Trong "Lục Mạnh Thần Kiếm", kẻ đại ác đứng đầu có biệt hiệu là "Ác quán Mãn Doanh", nghĩa là ác trùm thiên hạ. Kẻ thứ hai là "Vô Ác Bất Tác", nghĩa là không có cái ác nào mà không làm. Kẻ thứ ba là "Hung Thần Ác Sát", nghĩa là vị hung thần giết người rất ác. Kẻ thứ tư là "Cùng Hung Cực Ác", ở đây cái hung ác đi đến cùng cực rồi. Ác như vậy mà vẫn phải làm em út, sự sắp đặt của Kim Dung càng cho thấy "kỹ thuật" ác của ba vị ngồi trên khủng khiếp đến độ nào.

Chúng tôi là "bọn bốn tên" đã kết nghĩa anh em trong cơn hoạn nạn, nên người em út của chúng tôi đưa ý kiến lấy luôn danh hiệu Tứ Đại Ác Nhân và tất cả chúng tôi đồng ý ngay. Trong tù khỏi cần hỏi tuổi, "ác" trên "ác" dưới cũng là anh em đã thân nhau rất "ác" rồi còn câu nệ làm chi, cứ ước lượng mà phân định ngôi thứ. Mặc Thu là Đệ Nhất Ác Nhân, tức Ác Quán Mãn Doanh. Tôi là Đệ Nhị, tức Vô Ác Bất Tác. Nguyễn Sỹ Tế là Đệ Tam tức Hung Thần Ác Sát. Trần Dạ Từ là Đệ Tứ tức Cùng Hung Cực Ác. Trong thói quen xưng hô trong bọn bốn tên ác chúng tôi, Mặc Thu được gọi là Lão Đại, tôi là Lão Nhị, Tế là Lão Tam và Từ là Lão Tứ. Về sau mỗi khi nói đến Lão Tứ, chuyên gia khẩu chưởng Vô Ác Bất Tác vẫn không quên nhắc đến biệt tài của tên Cùng Hung Cực Ác này là "nghề" đi hái hoa, nghĩa là chuyên môn bắt phụ nữ về hãm hiếp. Mỗi lần nghe nhắc lại tài nghệ, Lão Tứ thích chí cuời lên ha hả...khi Nhã Ca không có mặt.

Mặc Thu rất xứng đáng làm Lão Đại không phải vì "Ác" mà vì anh dáng người nho nhã, tôi thường nói theo chuyện cổ là anh có vẻ "tiên phong đạo cốt", làm người ta kính nể. Mấy năm sau khi ra khỏi tù chúng tôi mới biết Mặc Thu kém tôi một tuổi, nhưng đối với chúng tôi, anh vẫn là Lão Đại.

Chúng tôi qua Mỹ trước Mặc Thu. Năm 1997 anh chị Mặc Thu qua Mỹ đoàn tụ với gia đình trưởng nữ là Lưu Mặc Lan cùng chồng là Chử Vương Anh ở miền Nam California. Mặc Thu sang Mỹ chậm có lẽ vì còn nhiều chuyện trong gia đình phải giải quyết. Anh Chị Mặc Thu còn 8 người con và đông đảo các cháu sống ở Saigon. Tôi và Trần Dạ Từ đến gặp lại anh, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Tôi ôm lấy tấm thân già nua gầy yếu của anh, ngậm ngùi thì thầm một câu bên tai anh: "mình hạc xác ve". Còn đâu là dáng dấp năm xưa. Tôi biết sức khỏe của anh đã mòn mỏi nhiều. Anh đã hẹn gặp nhau là phải uống cho say, nên hôm đó chúng tôi đã uống rượu, nhắc lại chuyện xưa bao năm cũ trong thời còn sống trong trại cải tạo.

Tôi hỏi:
-Anh vẫn làm thơ"

Mặc Thu mỉm cười buồn buồn, rồi đọc cho tôi nghe bốn câu thơ chữ Hán của Bạch Y Đồ Giang:

Ngã tri nhất khứ thậm nan phản,
Diệc tỉ Kinh Kha nhập bạo tần,
Tuy vô bạo chúa ưng mưu sát,
Đán hữu đa đa hiểm mệnh thân.

Tôi nghe bài thơ, hơi ngạc nhiên. Bất giác tôi nhìn anh đăm đăm, muốn hỏi mà không thể hỏi.

Mặc Thu chậm rãi nhắp chén rượu, trầm ngâm một lát rồi nói:
- Khi ra khỏi tù cải tạo tôi nhớ các anh, nhớ các bạn thơ văn. Tôi có làm một bài thơ gửi Mai Thảo, để tôi đọc cho anh nghe.

Mặc Thu liền ngâm bài thơ như sau:

Quê người nghe nói ngươi buồn lắm,
Rượu uống ngày đêm chẳng vợi sầu,
Ta ở bên này tình cũng thế,
Một mình một rượu đắng canh thâu.
Lúc buồn thơ cũng viết dăm câu,
Viết rồi chẳng lối gởi cho nhau,
Câu thơ ủ mãi như men rượu,
Nhấm thấy cay mà thấm cũng sâu.

Mai Thảo ngày nay đã ra người thiên cổ. Không biết Mặc Thu ngâm bài thơ đó có phải là một điềm gì không, nhưng bây giờ hai anh chẳng cần phải tìm "lối gởi cho nhau" nữa.

Trần Dạ Từ nói với tôi trong điện thoại:
- Bây giờ anh thành Lão Đại rồi.

Tôi thẫn thờ không biết đã nói gì vì tôi không dể ý nghe. Trong lòng tôi có một ý niệm mờ mờ như một giấc mơ thẳng thốt không biết là gì. Nhưng giờ đây khi tôi ngồi viết những kỷ niệm về Mặc Thu, ý niệm đó đã thành văn.

Lão Đại Mặc Thu vẫn còn, còn trong lòng của anh em chúng tôi, những người còn sống.

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Ngày 6-3-02

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.