Hôm nay,  

Đỗ Long Vân: Vô Kỵ Giữa Chúng Ta Hay Là Hiện Tượng Kim Dung (kỳ Chót)

17/11/200100:00:00(Xem: 3704)
VIII.
"Kỹ thuật không vô tội. Ấy là điều những kỹ thuật gia chưa chịu thừa nhận. Người làm văn tuy nhiên đã biết thế từ lâu."
"Trở lại Kim Dung, và để tóm tắt câu chuyện trong một câu, người ta có thể mượn ý của G. Lukacs để nói rằng ông đã mang truyện võ hiệp từ thể anh hùng ca sang thể tiểu thuyết."
"Khi truyện Kim Dung bắt đầu thì cái thời sáng tạo đã hết và những cá nhân lớn như Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư, Tạ Tốn vv… chỉ còn là những tiền bối đã về già, để lại sân khấu võ lâm cho những thiếu niên ngu ngốc, giằng co giữa Tà và Chính, cố vá víu lại một di sản tan hoang."
"Do những mâu thuẫn cam go ấy mà sự can thiệp võ trang của người ngoại quốc lại gia tăng gấp bội; chúng ta thường tự hỏi là chúng sẽ dẫn chúng ta tới đâu. Nhưng có những xã hội sống bằng sự nhất trí thì cũng có những xã hội dựa trên sự mâu thuẫn của nó để trường tồn."
"Xu hướng tư tưởng Kim Dung là một cố gắng để trả cho tự nhiên những xung đột giữa người và người. Ấy là một điểm tiến bộ."
"Người ta cũng nhớ rằng Marx muốn thủ tiêu những mâu thuẫn xã hội ngay trong nguyên nhân của chúng là những tương quan sản xuất bằng một cuộc cách mạng bởi và cho quần chúng vô sản. Nhưng thời đại này là của quần chúng bị đóng khuôn và của những mâu thuẫn có tổ chức."
"Người làm văn vào đời như xướng ca."
ĐLV

"Errors grow more unbearable as they become rrreparable."
G. Steiner (Errata)
(Lỗi lầm thật khó kham, khi vô phương sửa chữa)

"… Paul Celan's attempt at reinventing a language 'north of the future'."
G. Steiner (Errata)
(… toan tính của P. Celan, tái phát minh một ngôn ngữ 'phía bắc của tương lai').

Truyện Kim Dung lưu ý người ta trên hơn một quan điểm. Như một tài liệu văn học, nó làm chứng cho một thứ văn cổ truyền là văn võ hiệp. Một thế giới của những ý nghĩa rõ ràng chuyển mình sang một thế giới của nghi vấn. Tất cả cũng chuyển mình theo cách kể truyện, cách dàn cảnh, cách cấu tạo nhân vật. Ngay quan niệm võ học, như người ta thấy, cũng đã chịu ảnh hưởng sâu xa. Tham vọng duy nhất trong bài này là trình bày sự mạch lạc của sự chuyển mình ấy, theo một giả thuyết mà giờ ai cũng thừa nhận, rằng một văn thể không phải là một cái bình rỗng có thể chứa bất cứ một thứ nội dung nào mà tự nó đã có một cách tổ chức thế giới để cho thế giới nghĩa, cũng như dụng cụ của người sưu tầm đã bao hàm những kết quả có thể của sự sưu tầm của ông; như ngôn ngữ mà người ta dùng đã qui định trước những tư tưởng người ta có thể có. Kỹ thuật không vô tội. Ấy là điều những kỹ thuật gia chưa chịu thừa nhận. Người làm văn tuy nhiên đã biết thế từ lâu. Một văn thể là một hệ thống diễn tả mà tất cả những yếu tố gắn liền nhau trong một thế tương biến, nghĩa là người ta không thể biến đổi một yếu tố mà không làm những yếu tố khác cùng biến đổi theo một chiều. Trở lại Kim Dung, và để tóm tắt câu chuyện trong một câu, người ta có thể mượn ý của G. Lukacs để nói rằng ông đã mang truyện võ hiệp từ thể anh hùng ca sang thể tiểu thuyết.

Trong anh hùng ca, truyện võ hiệp cổ điển, ngoài cái nhân loại anh hùng, có những ý nghĩa cố định, cái cơ cấu đường thẳng, cái trình bày ngoại tại, nói tóm lại, một thế giới rõ ràng trong ấy không có gì xảy ra mà người ta không thể đoán trước là sẽ kết thúc ra sao. Nhưng sự bất trắc, sự bất ngờ, sự trông chờ là cái thú của tiểu thuyết. Lẽ dĩ nhiên tiểu thuyết không phải chỉ có thế, và người ta có thể cho rằng Kim Dung không phải là tiểu thuyết gia mà là một người kể chuyện tài tình. Nhận xét ấy không phải là không có lý: càng ngày ông càng làm chủ nghệ thuật của mình thì người ta thấy nhân vật của ông càng trở nên sơ sài như không có trọng lực nào hơn là những con tốt trong một thế cờ cực kỳ biến hóa mà sự giải quyết chỉ còn là một thú trí thức thanh cao. Nhưng làm sao phủ nhận được rằng, ngoài những cám dỗ thông thường của phiêu lưu, Kim Dung, ở khắp nơi trong truyện ông, đã mang lại một sức sáng tạo tâm lý mà văn võ hiệp chưa từng có. Cái tâm lý phức tạp ấy, sự bất trắc ấy, những xung đột ở bên kia đạo lý ấy là tiểu thuyết. Người ta đã đón tiếp những đặc tính ấy ở truyện Kim Dung như là một cái gì thật mới. Nhưng cái mới của Kim Dung là đã làm mới lại tiểu thuyết tính bằng cách đưa nó vào văn võ hiệp. Vì tiểu thuyết - nếu người ta có thể định nghĩa thứ văn không biên giới ấy - đã bắt đầu khi những ý nghĩa cố định sụp đổ, thế giới trở nên một huyền bí; con người không còn là một vai trò mà phải tự làm ra mình, giác ngộ mình như một cá nhân mà định mệnh thường xuyên bị nghi vấn hóa.

Người ta biết rằng tiểu thuyết bắt đầu khi, tiếp theo sự phát triển của thương mại và của kỹ nghệ, nghĩa là của văn minh thành phố, cuộc đời hết bị qui định bởi những giáo điều và những nghi lễ truyền thống của một xã hội nông nghiệp, xô cá nhân vào một thế giới của nghi vấn, của phiêu lưu và của sự tranh sống. Sự bùng nổ của tiểu thuyết tính trong Kim Dung có lẽ cũng phản ánh một xu hướng tương tự trong xã hội đương thời của chúng ta. Nhưng sự mở mang của những thành phố của chúng ta đã không phải là một sự kiện phát triển từ trong ra mà đã diễn tiến theo những kế hoạch với tài nguyên của tư bản quốc tế để phụng sự cho quyền lợi của họ. Nhất là cái tư bản ấy lại là thứ tư bản độc quyền mà ưu tư tiên quyết là tập trung, tổ chức, và kế hoạch. Ấy là cái lý do người ta có thể tạm lấy để giải thích tại sao trong Kim Dung giai đoạn anh hùng lại quá ngắn và sự nổi loạn lãng mạn trong truyện sao sớm bị thâu hồi trong trật tự. Cách tổ chức theo kiểu truyện trinh thám của truyện ông cũng đủ cho người ta thấy rằng xã hội tiêu thụ những truyện ấy không phải là một xã hội sống trong sự lo sợ ngày mai. Nếu tôi không lầm thì truyện trinh thám đã ra đời dưới thời nữ hoàng Victoria, ở giai đoạn phát triển tối đa của đế quốc Anh. Khi truyện Kim Dung bắt đầu thì thời của sáng tạo đã hết và những cá nhân lớn như Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư, Tạ Tốn vv… chỉ còn là những tiền bối đã về già, để lại sân khấu võ lâm cho những thiếu niên ngu ngốc, giằng co giữa Tà và Chính, cố vá víu lại môt di sản tan hoang.

Xung đột giữa Tà và Chính ấy có lẽ đã diễn tả một mâu thuẫn chính yếu trong những xã hội còn ở trong tình trạng bán thuộc địa như xã hội chúng ta. Một đằng thì những xã hội ấy, mà những điều kiện lịch sử không cho phép sự hình thành một giai cấp tư sản đủ sức tự lập, trong chừng nào nền kinh tế của họ còn thiết yếu dựa trên sự tự do doanh thương thì dường như khó tránh được một sự phụ thuộc chặt chẽ vào cái tổ chức liên lục địa của Tư bản chế, và đằng khác cũng không thể để sự phụ thuộc ấy trở nên một sự lệ thuộc mới, người ta thường thấy họ thường xuyên phải duy trì áp lực của một ý thức hệ quốc gia cực đoan. Ấy là điều dễ hiểu. Nhưng tai họa bắt đầu khi ý thức hệ ấy lại trở nên một dụng cụ để đàn áp những thành phần khác của xã hội, và dưới những nhãn hiệu khác nhau người ta gọi là phi dân tộc để biến những thành phần khác thành những dụng cụ để bảo vệ chính cái phi dân tộc của chế độ tư bản. Do những mâu thuẫn cam go ấy mà sự can thiệp võ trang của người ngoại quốc lại gia tăng gấp bội; chúng ta thường tự hỏi là chúng sẽ dẫn chúng ta tới đâu. Nhưng có những xã hội sống bằng sự nhất trí thì cũng có những xã hội dựa trên sự mâu thuẫn của nó để trường tồn. Sự mai mỉa là tất cả xảy ra như trên sự đổ vỡ của quê hương những mâu thuẫn của chúng ta càng ngày càng làm chúng ta trở nên phì nộn. Cho nên không có gì lạ nếu sau cùng Tà và Chính, Thiện và Ác, Phúc và Họa, Kim Dung coi như Âm và Dương, nghĩa là những sức mạnh của tự nhiên, có khi thuận và có khi nghịch nhưng không thể tách rời nhau, điều cần thiết cho sự tiến hóa như chiến tranh thuộc địa cần thiết cho sự phồn thịnh của thương mại.

Xu hướng tư tưởng Kim Dung là một cố gắng để trả lại cho tự nhiên những xung đột giữa người và người. Ấy là một điểm tiến bộ. Tại chỉ trong chừng nào thế giới hết bị chế ngự bởi những cái thiêng liêng thì con người mới tìm thấy tự do và sức sáng tạo của mình. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà những xu hướng tư tưởng như thế, từ "Thái Hòa Luận" của Leibnitz đến gần chúng ta hơn, "Cơ Cấu Luận" của Lévi-Strauss thường xuất hiện ở những thời mà sự bành trướng của Tây phương đã mang lại cho nhân loại không biết bao nhiêu đau khổ.

Hai trăm năm trước, Voltaire, ở thời đang lên của tư bản, đã từ chối những lý thuyết cho rằng ác nghiệp ở trên đời là một phần thiết yếu cho sự quân bình của cái Toàn thể, và ông trở nên một chiến sĩ tiền phong trong cuộc tranh đấu chống lại những giáo điều mà, trong quan niệm của người thời ấy, ông cho là một cản trở của tiến bộ và sự thực đã gây ra không biết bao nhiêu xung đột đẫm máu. Người ta cũng nhớ rằng Marx muốn thủ tiêu những mâu thuẫn xã hội ngay trong nguyên nhân của chúng là những tương quan sản xuất bằng một cuộc cách mạng bởi và cho quần chúng vô sản. Nhưng thời đại này là của quần chúng bị đóng khuôn và của những mâu thuẫn có tổ chức. Cho nên người ta không ngạc nhiên nếu Kim Dung không nhìn thấy một tổng hợp mới, và chủ trương một đạo lý xuất thế và của sự từ bi. Hình như ông cho rằng ác nghiệp ở trên đời là một phần đã được dự trù sẵn trong trật tự của tự nhiên. Nhưng trên phương diện cá nhân thì ông nghĩ rằng ác nghiệp ấy không hẳn là không chữa được như Vô Kỵ đã chữa cho Vi Nhất Tiếu khỏi cái bệnh hút máu người đã từng làm cho con người nghĩa hiệp ấy mang tiếng là một đại ma đầu của võ lâm. Y học trong Kim Dung giữ một phần quan trọng và Vô Kỵ cũng là một thầy thuốc. Cũng như thế, người ta thấy rằng tác phong cổ quái của nhân vật trong truyện ông không bao giờ có tính cách, mà trái lại ông thường cho nó có một nguyên nhân trong tiểu sử của họ.

Cái đạo lý Thụy Sĩ ấy không phải là không cao quí. Người ta có thể chê nó là đạo lý của một người ngoài cuộc. Ấy tuy nhiên là một điều dễ hiểu nếu người ta nhớ rằng Kim Dung là một nhà văn ăn khách nhất của cái vùng mà một đồng bào danh tiếng của ông đã gọi là vùng bão tố. Nhưng ở thời đại của "những nhà cách mạng có giấy phép", khi những "anh hùng" có thể sản xuất hàng loạt như xe Ford, khi để cứu những trẻ con nghèo đang chết đói ở những vùng chậm tiến, người ta thấy rằng cái việc đầu tiên là phải tiêu hủy đồng ruộng của họ, thì ai biết đâu nó đã chẳng là sự trung thực cuối cùng của người làm văn" Người làm văn vào đời như xướng ca. Nhưng thế giới từ nghìn xưa vẫn thuộc những người có khí giới và những người có của. Ngôn ngữ cũng của họ, thì làm văn có nghĩa gì hơn là phải xin vâng lời" "Xin vâng lời, nhưng mà". Cái "nhưng mà", theo Roland Barthes, có thể tóm tắt thái độ của Kafka trước cuộc đời. Cũng chính vì nó mà vẫn có người đang chết.

Nhà xuất bản Trình Bày, Sài Gòn, 1967.

***
Ghi chú:
Tại sao "Vô Kỵ giữa chúng ta""

Đây là một bản văn lạ, đẹp như mơ, theo nghĩa này:

"Tất cả những giấc mơ đều có chút huyền bí, và đây là vẻ đẹp của chúng; nhưng có một vài giấc mơ quá mức huyền bí, không làm sao hiểu được; chúng giống như những câu đố. Nhưng những câu đố còn có giải đáp, chúng thì không. Bạn có thể cho chúng hàng trăm nghĩa khác nhau, nghĩa nào cũng được cả."
G. Steiner (trích dẫn "Il Serpente", một ngụ ngôn của Luigi Malerba, trong "Sử tính của những giấc mơ", "The historicity of dreams", in trong "No Passion Spent").

"Liệu Eurydice mong muốn trở lại trần gian, nếu nàng tìm thấy một chút bình yên, một chút hơi ấm ở Địa Ngục" Và Kafka thêm vô: âm nhạc, thứ đã nhất, đẹp nhất, được hát ở địa ngục, bởi những kẻ trầm luân." (G. Steiner. Errata).

Liệu chúng ta có thể đọc Đỗ Long Vân, nghe nhạc Trịnh Công Sơn, đọc thơ Thanh Tâm Tuyền… theo nghĩa trên; nghĩa là, đọc, nghe, hát, cầu, tụng… trong cơn hấp hối của chúng, để rồi tắt lịm, nhường chỗ cho "phía bắc của tương lai""

Nguyễn Quốc Trụ giới thiệu, 2001

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.