Hôm nay,  

Thơng Cáo Về Các Trường Hợp Pip

29/06/199900:00:00(Xem: 5207)
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển — Ngày 26 tháng 6, 1999

Số người Việt đến Hoa Kỳ theo diện PIP được chia làm 2 loại. Loại một là những người lẽ ra được tị nạn nhưng bị chuyển qua PIP. Những người này đều đã được vào phỏng vấn tị nạn và bị từ chối, nhưng sau đó được cho phép đi theo diện PIP nếu có người thân bảo lãnh. Loại một này nằm trong tiêu chuẩn được đổi quy chế theo Tu Chính Án Lautenberg. Họ có quyền chuyển sang quy chế thường trú nhân sau một năm ở Hoa Kỳ, và thời gian thường trú được tính kể từ ngày đặt chân đến Hoa Kỳ. Như vậy, những ai hội đủ tiêu chuẩn nhưng mãi 5 năm sau mới xin thẻ xanh thì ngay khi được thẻ xanh là có thể xin nhập tịch ngay, vì thời gian thường trú đã trên 4 năm 9 tháng.
Loại hai gồm những người con đi ké theo cha mẹ theo chương trình di dân. Đây là trường hợp của những gia đình được con cái là công dân Hoa Kỳ đứng ra bảo lãnh. Người con này làm đơn bảo lãnh cho cha mẹ và các anh chị em trong nhà. Trên nguyên tắc, đơn bảo lãnh cho cha mẹ chỉ một năm sau là đáo hạn để được cứu xét, trong khi đơn bảo lãnh cho anh chị em phải chờ đến mười năm rưỡi. Trước đây, khi chưa có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ có chính sách đặc miễn cho các anh chị em được đi ké với cha mẹ thay vì phải chờ cho đến khi hồ sơ đáo hạn; nhưng cũng chính vì hồ sơ chưa đáo hạn để được cứu xét theo diện di dân, các người này chỉ được nhập cư Hoa Kỳ theo diện PIP. Sau đó họ sẽ phải chờ cho đủ số năm còn lại (mười năm rưỡi kể từ ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận) thì mới được xin thẻ xanh. Trong một số trường hợp, bố mẹ sau khi đã có thẻ xanh có thể quay ra làm lại bảo lãnh cho con cái theo diện PIP để rút ngắn phần nào thời gian chờ đợi.
Trên đây chỉ là phần hướng dẫn khái quát để tự bắt mạch. Muốn biết chắc mình nằm trong loại nào thì phải hỏi văn phòng ODP (hiện đang di chuyển từ Bangkok qua Sàigòn). Việc này quý vị có thể tự làm lấy và không phải tốn tiền dịch vụ. Kèm đây là lá thư mẫu để quý vị gởi cho văn phòng ODP nhờ phối kiểm. Thường phải mất 6 tháng trước khi họ trả lời. Nếu được cho biết là quý vị đủ điều kiện để xin thẻ xanh, thì bước kế tiếp là điền mẫu I-485. Mẫu đơn này quý vị có thể xin miễn phí tại văn phòng Sở Di Trú ở địa phương. Ngoài ra quý vị còn cần phải lăn dấu tay và khám sức khoẻ. Khi nộp đơn quý vị cần gởi kèm lá thư xác nhận của văn phòng ODP.
Trong thời gian qua chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bị mất tiền vô ích vì không được thông tin chính xác. Một số đồng hương đã tốn bạc ngàn (có một trường hợp đã tốn mười ngàn Mỹ kim) cho những lời hứa hẹn giúp làm thẻ xanh. Sau thời gian dài không kết quả, họ mới đem hồ sơ đến cho chúng tôi. Hoá ra các văn phòng dịch vụ (kể cả luật sư) đã không hề phối kiểm với ODP mà cứ nộp đơn xin đổi quy chế. Đến khi chúng tôi phối kiểm với ODP thì nhiều trường hợp không nằm trong loại một và chưa đến thời hạn để đổi quy chế. Như vậy họ không những mất toi tiền đóng cho dịch vụ, mà cả tiền khám sức khoẻ, lăn dấu tay, đóng cho Sở Di Trú và Nhập Tịch và cũng mất rất nhiều thì giờ, công sức một cách vô ích. Ngay cả những trường hợp hội đủ tiêu chuẩn theo Tu Chính Án Lautenberg mà không có thư xác nhận của ODP thì hồ sơ cũng bị Sở Di Trú và Nhập Tịch từ chối.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã gặp hơn chục trường hợp dù hội đủ điều kiện, đã có thư xác nhận của ODP, nhưng vẫn bị nhân viên di trú ở địa phương bác hồ sơ. Chính các nhân viên di trú này cũng không hay biết gì về Tu Chính Án Lautenberg và đã làm sai. Đối với số trường hợp này chúng tôi đã liên lạc trực tiếp với văn phòng Tham Mưu Trưởng của Sở Di Trú và Nhập Tịch để yêu cầu can thiệp. Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu văn phòng Tham Mưu Trưởng ra một thông tư nội bộ để giải thích cho nhân viên di trú về Tu Chính Án Lautenberg. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đã soạn một tài liệu giải thích rõ ràng cho nhân viên di trú về tu chính án này để đồng hương gởi kèm với đơn xin đổi quy chế.


Qua bài viết này chúng tôi mong rằng đồng hương sẽ nắm vững được một vấn đề căn bản để tránh không bị mất tiền, mất công, mất thì giờ một cách vô ích. Thủ tục phối kiểm và nộp đơn xin đổi quy chế như trình bày ở trên tương đối đơn giản; quý vị có thể tự lo liệu lấy hoặc nhờ người quen rành Anh Văn giúp đỡ để không bị tốn tiền. Chúng tôi tóm tắt lại thủ tục từng bước một ở cuối bài.
Đối với những đồng hương vì lý do nào đó mà không thể hay không muốn tự làm lấy, quý vị có thể liên lạc với Trung Tâm Dịch Vụ S.O.S. Trung Tâm này sẽ giúp quý vị phối kiểm với lệ phí 25 Mỹ kim. Trong trường hợp cần giúp trong tiến trình nộp đơn I-485 thì Trung Tâm Dịch Vụ S.O.S. sẽ tính lệ phí theo công lao phải bỏ ra; lệ phí này cũng sẽ chỉ tính vừa đủ để giúp cho Trung Tâm trang trải chi phí nhân sự, hành chánh, bưu phí, điện thoại... Xin lưu ý là khoản lệ phí này không bao gồm các phí khoản như tiền khám sức khoẻ, lệ phí lăn dấu tay, chụp hình, và lệ phí đóng cho Sở Di Trú và Nhập Tịch.

Mọi thư từ xin gởi về: Trung Tâm Dịch Vụ S.O.S. Attn: PIP 2800 Juniper Street, # 8, Fairfax, VA 22031-4411

Thủ Tục Xin Đổi Quy Chế Từ PIP Sang Thường Trú Nhân

Sau đây là thủ tục để giúp quý vị tự thực hiện việc truy hỏi về trường hợp của mình và thủ tục để xin đổi quy chế trong trường hợp hội đủ điều kiện.
1. Viết thư gởi cho ODP nhờ phối kiểm xem mình có nằm trong tiêu chuẩn Tu Chính Án Lautenberg hay không. Sau đây là thư mẫu.
Ngày tháng năm
Dewey Pendergrass Director, ODP Box 58, US Embassy/Thailand APO AP 96546
Dear Mr. Pendergrass:
I would like to request your verifying my qualification for adjustment of status in accordance with Section 599E of Public Law 101-167.
Following is the information pertinent to my case.
Name: (Tên của những người trong gia đình trong diện PIP) Current ađress: (điạ chỉ của mình) IV/V number: (Số phỏng vấn ODP) A Number: (Số alien number trên giấy I-94)
Ađress of INS office handling my case: (địa chỉ của văn phòng Sở Di Trú và Nhập Tịch (INS) nơi địa phương mình ở).
If I am qualified for such adjustment of status, please send a Lautenberg Approval Letter to both my residence and the INS office listed above.
Sincerely,
Tên

2. Trong trường hợp đủ tiêu chuẩn thì cần điền đơn I-485 (các văn phòng Sở Di Trú và Nhập Tịch ở địa phương đều phát miễn phí). Lệ phí là $220 cho những ai trên 14 tuổi và $160 cho những ai duới 14 tuổi. Ngoài ra còn phải đóng lệ phí $25 cho việc lăn dấu tay (dưới 14 tuổi không phải đóng lệ phí lăn dấu tay). Kèm với đơn là các giấy tờ, như:
- Thư xác nhận của văn phòng ODP. - 2 tấm hình của đương đơn.
- Mẫu I-693 (kết quả khám sức khoẻ). - Đơn I-864 (bảo đảm tài chánh) của người đứng đơn bảo lãnh có thị thực chữ ký.
- Nếu đương đơn có công ăn việc làm thì cần giấy xác nhận của nơi làm việc.
- Thẻ I-94 hoặc chứng cớ về ngày nhập cư Hoa Kỳ. - Hôn thú và khai sinh kèm với bản dịch có thị thực.
- Thẻ an sinh xã hội. - Mẫu đơn G-325A (tờ khai lý lịch) và mẫu đơn 9003 (tờ khai lý lịch bổ túc). Cả hai mẫu đơn này sẽ được phát kèm với đơn I-485).

3. Nếu thư hồi đáp cho biết là không hội đủ tiêu chuẩn thì phải chờ cho đủ số năm là 10 năm rưỡi kể từ ngày giấy bảo lãnh được chấp thuận. Nếu đã chờ đủ số năm thì cũng theo thể thức như trên nhưng thay vì thư xác nhận của văn phòng ODP thì nộp giấy chấp thuận đơn bảo lãnh của thân nhân (mẫu I-171 hay I-797). Xin lưu ý là nếu chưa đủ năm thì đừng tốn tiền cho bất kỳ dịch vụ hay luật sư nào vì họ không thể làm cho nhanh hơn. Chúng tôi đã thấy nhiều trường hợp như vậy mất toi cả bạc ngàn vì những lời hứa hẹn đường mật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.