Hôm nay,  

Chơi Với Mỹ - Nên Chăng?

22/02/200600:00:00(Xem: 5298)
- Quân khủng bố Hồi giáo sẽ quản ký các hải cảng của Hoa Kỳ"

Câu hỏi giật gân này là đề tài được các chính khách ưa chuộng. Nhưng, an ninh của nước Mỹ có khi lại quá quan trọng để có thể giao phó cho các chính khách. Chuyện hải cảng là một ví dụ.

Ngày xửa ngày xưa có một công ty của Anh, có cái tên rất cổ kính là Peninsular &and Oriental Steam Navigation Co. Tuần qua, công ty này được mua lại với giá sáu tỷ. Loại tin ấy thì ngày nào cũng có. Khốn nỗi, công ty thủ đắc lại là Dubai Ports World, một cơ sở quốc doanh của chính quyền United Arab Emirates. Vương quốc UAE này ngồi trên kho dầu và đang đa diện hóa hoạt động đầu tư của họ. Tin này bắt đầu đáng được chú ý.

Ngày xửa ngày xưa, người Mỹ không biết và cũng chẳng cần biết là Peninsular & Oriental Steam Navigation Co. là công ty quản trị các thương cảng lớn của Hoa Kỳ tại New York, New Jersey, Baltimore, Philadelphia, New Orleans và Miami. Không ai thấy phiền hà chuyện ấy - kinh tế toàn cầu hóa mà. Thiếu gì công ty Mỹ đang quản trị các thương cảng của xứ khác" Nhưng bây giờ, một công ty Hồi giáo trong khối Á Rập lại thay thế doanh nghiệp Anh đi vào quản trị những thương cảng lớn của Hoa Kỳ!

Giới chính trị gia thính mũi bèn nhảy vào cuộc để bày tỏ mối quan tâm của mình với nền an ninh quốc gia. Nghị sĩ Dân chủ của New York là Charles Schumer nghiêm trọng nêu vấn đề: "Trong thế giới hậu 9-11, liệu chúng ta có thể tin được họ để quản trị các hải cảng của mình không""

Câu hỏi rất hợp lý này là một trò đạo đức giả.

Sau vụ 9-11, chính quyền thường bị phe tả đảng Dân chủ đả kích rất mạnh nếu chẳng may như nhân viên an ninh đặc biệt khám xét những người có nhân dạng Trung Đông hay Ả Rập. Họ cho là chính quyền có tinh thần kỳ thị Hồi giáo khi quá chú ý đến yếu tố chủng tộc ở bề ngoài, dù khi nhiều người có thể đồng ý là giữa một bà cụ da trắng và một thanh niên rậm râu sâu mắt, viên chức kiểm soát an ninh của phi trường mà khám xét chàng thanh niên thì cũng là phản ứng bình thường thôi. Nước Mỹ có những cấm đoán phi lý và kỳ cục như vậy, ngay trong thời "hậu 9-11".

Câu hỏi của Nghị sĩ Schumer không hề được coi là có tinh thần kỳ thị Á Rập hay Hồi giáo mà còn có vẻ rất hợp lý dễ hiểu. Trước mối quan tâm ấy của vị đại diện dân cử New York - nơi có thành phố bị khủng bố tấn công năm 2001, Tổng trưởng Nội an là Michael Chertoff phải cố trả lời: "Chúng tôi phải đảm bảo là việc này có những cam kết khả dĩ thỏa mãn chúng ta về mặt an ninh quốc gia." Nghĩa là cũng trả lời chung chung cho phải đạo. Nếu có gì, bộ Nội an sẽ lại bị Quốc hội đem ra hạch tội.

Toàn bộ vấn đề thực ra rắc rối hơn những đòn phép chính trị ngoài da kiểu ấy.

Vương quốc UAE là một nước Hồi giáo Á Rập thân Mỹ, chính quyền xứ này thuộc loại gắn bó nhất với Mỹ trong một khu vực mà chống Mỹ là trào lưu phổ biến. Đấy là một ốc đảo tự do và tư bản giữa một đại dương hận thù cuồng tín. Bây giờ, khi họ đầu tư vào việc kinh doanh thương cảng mà bị chặn vì màu da hay tôn giáo, thì lý luận của Hoa Kỳ về tự do kinh tế có còn giá trị gì không"

Quan trọng hơn thế, là đồng minh của Mỹ mà lại bị gạt ra ngoài vì dân Mỹ sợ chết, thì còn mấy ai muốn chơi với Mỹ"

Hoa Kỳ chủ trương tiêu diệt các lực lượng Hồi giáo cực đoan quá khích và hợp tác với các nước Hồi giáo ôn hòa để cô lập quân khủng bố. Từ chối một quyết định đầu tư của UAE là đi ngược chiến lược tranh thủ Hồi giáo của chính quyền Bush.

Chuyện này cũng hợp lý chứ"

Nhưng, trong số 19 tên khủng bố của al-Qaeda đã thi hành vụ 9-11 có một đặc công là công dân của xứ UAE này, tên là Marwan al-Shehi. Làm sao mà đặc công khủng bố không trà trộn xâm nhập vào công ty quản trị thương cảng Dubai Ports World để tái diễn một màn khủng bố khác" Mối lo hợp lý!

Nhưng, đã lo thì lo cho hết: nước Anh từng có nhiều công dân theo đạo Hồi đã nhúng tay vào vụ đánh bom London tháng Bảy năm ngoái. Thiếu gì công dân Anh (hay Pháp, Đức, Ý) vẫn dùng thẻ thông hành của các xứ này ra vào nước Mỹ" Nếu muốn thì với thông hành Anh, các tay đặc công có thể xin việc và xâm nhập công ty Peninsular and Oriental Team Navigation Co. của Anh để tấn công các hải cảng Mỹ. Nếu muốn ngăn, Hoa Kỳ phải kiểm soát nhân viên của các doanh nghiệp này, hoặc mọi kiều dân dù cầm thẻ thông hành Âu châu mà có dáng vẻ Hồi giáo hay Á Rập! Không khéo thì lại bị cơ quan thiên tả ACLU hay các đại diện dân cử bên đảng Dân chủ kết tội kỳ thị màu da sắc tộc, hoặc hạn chế tự do của dân chúng!

Bảo rằng tình báo của Anh làm việc hữu hiệu hơn nên có thể ngừa được khủng bố giỏi hơn xứ UAE là nói chơi cho vui. Anh cũng bị tấn công ngay tại thủ đô. Và chẳng xứ nào trên thế giới lại có tình báo đủ hữu hiệu để ngừa được mọi chuyện bất trắc, kể cả tình báo Hoa Kỳ (bị bao nhiêu vụ khủng bố rồi") hay của Israel (Thủ tướng Yitzhak Rabin bị ám sát năm 1995). Cho nên, nhân viên doanh nghiệp Anh hay UAE đều có thể bị khủng bố xâm nhập để tấn công an ninh Hoa Kỳ. Đã không kỳ thị doanh nghiệp Anh nay lại ngăn doanh nghiệp UAE thì còn lý do nào để xứ này sát cánh với Mỹ tại vùng Vịnh"

Chơi với Mỹ có khi bị khủng bố ở nhà, và vào Mỹ làm ăn thì bị chặn cửa, thế thì ai chơi với Mỹ" Và kế hoạch phát huy tự do dân chủ để giải trừ khủng bố trong thế giới Hồi giáo có còn giá trị gì không"

Ngần ấy câu hỏi linh tinh dẫn ta đến một kết luận: lãnh đạo là người phải giải quyết các bài toán lưỡng nan. Bài toán bất toàn, chống cũng không hoàn toàn đúng mà thuận cũng có khi sai!

Nếu trong thời chiến, vì lý do an ninh, Hoa Kỳ phải có chánh sách dè dặt với các nước Hồi giáo thì đấy là một chọn lựa hợp lý, dù bất toàn và sẽ gây căm phẫn trong khối Hồi giáo thân Mỹ. Ngược lại, nếu Hoa Kỳ muốn tranh thủ thế giới Hồi giáo để cô lập quân khủng bố thì phải đón chào các dự án hợp tác kinh tế với khối Hồi giáo, và chuẩn bị áo giáp cho dày, kiểm soát cho chặt. Đấy cũng là một chọn lựa hợp lý không kém.

Dù ngả theo hướng nào thì chính quyền cũng phải có câu trả lời khả tín về chuyện thương cảng này.

Và nếu chẳng may Hoa Kỳ vẫn bị khủng bố phá lưới thì các chính khách khi ấy sẽ đừng om xòm đổ lỗi cho chính quyền như người ta đã thấy từ mấy năm nay.

Chuyện an ninh không là trái banh cho các chính khách tung hứng trong mùa bầu cử! Khi thấy dư luận nhao nhao việc "bán đứng an ninh thương cảng cho dân Hồi giáo" thế giới bên ngoài có nghi ngờ nước Mỹ thì cũng chẳng oan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.