Hôm nay,  

Khủng Bố Đổi Ngôi - Iran Thay Al-qaeda

19/01/200600:00:00(Xem: 5142)

- Vì sao Iran lại muốn chơi trò nguyên tử" - Họ muốn giành ngôi lãnh đạo Hồi giáo, của al-Qaeda.

Trên trang báo này, kỳ trước ("Cuộc cờ Iran" ngày 17 tháng Giêng 2006) chúng ta đã phân tách những nhược điểm của Hoa Kỳ khi phải xử lý hồ sơ nguyên tử của Iran, với kết luận là Hoa Kỳ có khi phải ra tay trừ khử các căn cứ nguyên tử của xứ này. Đây là một kịch bản đáng sợ cho thế giới nhưng thực ra lại không đáng sợ cho lãnh đạo Iran.

Vì sao lại như vậy"

Chúng ta phải bước qua tấm kính mờ để hiểu ra những tính toán của Tehran.

Những người điên lạnh lùng

Một giả thuyết nhiều người có thể đã nghĩ tới: các giáo chủ lãnh đạo xứ này là một lớp người điên.

Stalin, Hitler hay Mao Trạch Đông là những người điên. Pol Pot hay Hồ Chí Minh cũng vậy, với kích thước nhỏ hơn. Có điên mới mơ ước chiến tranh hay cách mạng toàn cầu để cải tạo nhân loại theo một dự kiến mơ hồ và sắt máu. Nhưng dù có hoang tưởng đến độ điên cuồng, họ cũng là những người lãnh đạo một tập thể chính trị và một quốc gia, với những tính toán tinh vi lạnh lùng về lợi và hại. Và gây vấn đề cho thế giới.

Osama bin Laden cũng có thể là một trường hợp tương tự.

Khi thấy kẻ khác hành xử khác thiên hạ thì người ta ưa đơn giản kết luận rằng họ điên.

Nhưng bảo rằng họ điên là một lối suy nghĩ lười biếng - và nguy hiểm - vì cho phép gác qua một bên mối nguy xuất phát từ dự tưởng điên khùng ấy. Ai chấp kẻ điên làm gì, chi bằng coi như không có… Âu châu đã suy nghĩ như vậy về Hitler và lùi dần cho đến khi đại chiến bùng nổ.

Kim Chính Nhật của Bắc Hàn và tại Iran, các Giáo chủ Ruhollah Khomeiny (khởi xướng cách mạng Hồi giáo năm 1979), Ali Khamenei (lãnh tụ thực tế ngày nay tại Tehran) hoặc Tổng thống Ahmadinejah mới được "bầu lên" là những kẻ điên rất tỉnh.

Và người ta phải hiểu ra cái lô gích của họ.

Trong rất nhiều năm, thế giới đã lầm lẫn gọi Ruhollah Khomeiny là "ông Đạo khùng" mà không hiểu ra dự tưởng của nhân vật này và vì vậy không thấy những tính toán rất lạnh lùng hợp lý của Iran ngày nay.

Ông Đạo khờ và ông Đạo khùng

Một người không điên mà khờ là Tổng thống Jimmy Carter.

Ông mơ ước dân chủ và khó chịu với chế độ độc đoán của Quốc vương Reza Pahlavi tại Iran - dù sao còn tự do và dân chủ hơn ngày nay gấp bội và nhất là thân Tây phương. Iran không là một chư hầu của Mỹ và sống nhờ "Mỹ quốc viện trợ" để canh cửa kho dầu của Mỹ. Iran là nước sản xuất dầu thô thứ nhì thế giới và có nền văn hóa lâu đời hơn trí tưởng tượng của người Mỹ.

Jimmy Carter bỏ rơi Quốc vương Iran (còn không cho ông ta vào Mỹ chữa bệnh) và vô tình tạo điều kiện cho Giáo chủ Khomeiny từ Pháp về Iran tiến hành cuộc Cách mạng Hồi giáo mà chẳng hiểu dự tưởng của các lãnh tụ Hồi giáo xứ này.

Họ muốn Iran trở lại chế độ thần quyền và chiếm lại vị trí cường quốc Hồi giáo trong khu vực để trở thành quốc gia Hồi giáo lãnh đạo cuộc chiến giữa đạo Hồi và các xã hội "tà giáo", "phản đạo", đứng đầu là Hoa Kỳ, "quỷ Satan" dưới mắt Khomeiny.

Trong dự tưởng của các Giáo chủ Iran, ta có kích thước tâm linh và tâm thần đi cùng những tính toán lạnh lùng và tinh vi về địa dư chiến lược.

Kể từ 1979, Iran trở thành kẻ thù của Mỹ, vụ bắt giữ con tin người Mỹ khiến Jimmy Carter thất cử và khi Ronald Reagan thắng cử thì con tin lập tức được thả: dù có điên, các Giáo chủ Iran không phải là không biết lẽ phải quấy lợi hại!

Chính Iran đã đi tiên phong trong đòn khủng bố tự sát khi thổi lên nhóm Hezbollah.

Chính Iran đã tự xác định là đối thủ của các nước Hồi giáo ôn hòa (Egypt), thân Tây phương (Saudi Arabia) hay các lãnh tụ thế tục trong thế giới Hồi giáo (Saddam Hussein hay Yasser Arafat). Chính Iran đã tính toán việc diệt dân Do Thái và xóa bỏ xứ Israel. Trước khi có Osama bin Laden thì thế giới đã có Giáo chủ Khomeiny và giấc mơ lãnh đạo thế giới Hồi giáo chống lại Tây phương, Hoa Kỳ và Israel.

Phong trào cách mạng Hồi giáo xuất hiện từ đấy mà đa số người dân Hoa Kỳ lại không thấy.

Nước cờ Iran

Iran theo xu hướng Shia, một thiểu số trong thế giới Hồi giáo nhưng lại chiếm đa số tại Iran và Iraq. Giấc mơ của Khomeiney là giấc mơ bá chủ của đạo Shia trong thế giới Hồi giáo. Khi đó, Iraq lại do thành phần Sunni lãnh đạo, dưới chế độ độc tài của Saddam Hussein.

Khi Saddam Hussein tấn công Iran, các Giáo chủ tại Tehran chẳng khùng chút nào. Họ kín đáo hợp tác với Hoa Kỳ, qua trung gian của Israel. Nhiệm kỳ hai của Tổng thống Reagan đã bị tai tiếng về vụ Iran-Contra: Mỹ nhờ Israel chuyển giao võ khí cho Iran để chống Iraq!

Chẳng phải chỉ có chính quyền Reagan mới tính đến thế liên kết tay đôi trong cục diện tay ba (Iran, Iraq và Hoa Kỳ), nước nào cũng vậy mà thôi. Dùng đồng minh giai đoạn để diệt một đối thủ có khi cũng chỉ là giai đoạn là chuyện cổ kim thường tình.

Nhưng, sau cuộc chiến tám năm chống Iraq, Iran bỗng lỡ trớn: lãnh đạo thế giới Hồi giáo mà lại hợp tác với Satan và Do Thái là chuyện tà đạo! Các Giáo chủ Iran vô tình nhường sân khấu cho một lực lượng mới nổi là al-Qaeda, xuất phát từ giáo phái Wahhabi của tộc Sunni tại Saudi Arabia!

Dưới con mắt của xu hướng Shia tại Iran, al-Qaeda là một sản phẩm của hai đối thủ tôn giáo và chiến lược là Saudi Arabia và Pakistan. Vì vậy, ngay từ đầu, Iran không có thiện cảm với mạng lưới al-Qaeda và càng không muốn bin Laden giành được ngôi vị vô địch chống Mỹ.

Bài toán của Iran vì vậy là giới hạn được ảnh hưởng của al-Qaeda, giành thế lãnh đạo Hồi giáo chống Mỹ lại bảo vệ được quyền lợi chiến lược của mình. Cục diện tay ba lại tái diễn, ngay sau vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ, cho đến ngày nay.

Khủng bố al-Qaeda và Địa dư Chiến lược

Cuối năm 2001, Tehran kín đáo hợp tác với Mỹ trên chiến trường Afghanistan để thu hẹp và tiêu diệt ảnh hưởng của al-Qaeda. Kể từ 2003, Iran cũng kín đáo hợp tác với Hoa Kỳ trên chiến trường Iraq trong cùng mục tiêu, và nhất là để bành trướng ảnh hưởng trong cộng đồng Shia đa số tại Iraq.

Al-Qaeda càng bị suy yếu và tộc Sunni càng yếu thế tại Iraq thì Iran càng có lợi.

Nhưng cái giá phải trả trong thế giới Hồi giáo là bị mang tiếng hợp tác với quỷ Satan.

Đã thế, ngay tại Iraq, Tehran cũng bị thất thế: Chính quyền Bush có dựa vào tộc Shia (và Kurd) để gây áp lực cho các lãnh tụ Sunni phải tham gia tiến trình đấu tranh chính trị thay vì ủng hộ khủng bố ngoại nhập. Và Iraq càng có hướng ổn định sau ba đợt bầu cử năm ngoái, thì thế lực của tộc Shia tại Iraq và của cả Iran ở đằng sau càng bị giới hạn. Một xứ Iraq có Hiến pháp và bầu cử hẳn hòi là Iran mất một đòn bẩy.

Suốt ba năm của chiến dịch Iraq, từ 2003 đến 2005, các lãnh tụ Iran đã phải nghĩ ra trận thế khác vì al-Qaeda bị đẩy lui khắp nơi và Hoa Kỳ đang có hướng chuyển bại thành thắng tại Iraq.

Họ phải chiếm lại diễn đàn chống Mỹ, củng cố ảnh hưởng thần quyền bên trong và phải chọn một chiến trường biểu diễn quyết tâm.

Dưới quyền lãnh đạo của Giáo chủ Ali Khamenei, Iran chọn một nhân vật thành danh từ năm 1979, cựu thủ lãnh sinh viên chống Mỹ là Ahmadinejad làm Tổng thống. Các Giáo chủ loại bỏ ứng cử viên Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, một người thân tín của Khomeiny nhưng cũng là một lãnh tụ thực tiễn của thời chiến tranh chống Iraq. Ahmadinejad là tiếng nói của xu hướng cực đoan có nhiệm vụ nói ra những điều có lợi cho chiến lược lãnh đạo Hồi giáo.

Ông ta không là kẻ bốc đồng nói nhảm mà chỉ là phát ngôn viên cho một chiến lược mới.

Iran và tam cường Âu châu

Sau khi bị tỳ vết là hợp tác với Mỹ và Israel để chống Iraq và nay lại không làm chủ tình hình tại Baghdad qua trung gian là khối Shia ở đây, Iran phải gột bỏ cái tội "tà đạo" là đánh đu với Israel.

Vì vậy, lên chức Tổng thống, Ahmadinejad lập tức phủ nhận việc người Do Thái bị vứt vào lò thiêu xác (vụ Holocaust), đòi đuổi dân Do Thái về Âu châu và xóa bỏ Israel trên bản đồ Trung Đông. Người ta cứ tưởng nhân vật này nói sảng và gây hấn với Âu châu.

Thực ra, ông ta hoàn thành mục tiêu Iran đề ra từ lâu: giành lại vai trò chống Tây phương và Do Thái đồng thời chấm dứt màn kịch hợp tác với Âu châu của Tổng thống Mohammed Khatami. Khatami đã mua thời gian được ba năm để phân hóa mặt trận Âu-Mỹ và khiến các nước Âu châu ngăn cản Hoa Kỳ can thiệp vào chuyện Iran.

Liên hiệp Âu châu tung ra giải pháp Tam cường (Anh, Pháp, Đức) can gián Iran và Khatami chơi trò ỡm ờ với giải pháp cù cưa ấy, khiến Pháp và Đức tưởng rằng mình có thế giá về ngoại giao và cho nước Mỹ một bài học về cách ứng xử đa phương. Chuyện ấy nay đã xong.

Ahmadinejad lật qua trang mới sau khi lột truồng sự kiêu mạn mà bất lực của Âu châu, và nhất quyết tiến hành kế hoạch nguyên tử.

Sau màn biểu diễn huê dạng và tàn khốc của al-Qaeda tại Hoa Kỳ năm 2001, Iran đang nổi lên thành một thế lực mới, có khả năng chế tạo nguyên tử, có ý chí tiêu diệt Do Thái và đơn phương thách thức cả Hoa Kỳ lẫn Âu châu. Còn có ai hơn Iran trong thế giới Hồi giáo không"

Al Qaeda là chuyện đã khê, chuyện đáng nói là Iran.

Kế hoạch nguyên tử và Võ khí nguyên tử

Iran công khai cho biết là mình có quyền và đang tiến hành kế hoạch nguyên tử.

Kế hoạch ấy nghĩa là gì" Là Iran có khả năng chế tạo ra võ khí nguyên tử. Nhưng, từ đấy cho đến ngày tung võ khí vào một xứ khác, Israel hay Saudi Arabia, họ còn phải mất nhiều thời gian, và có thể là không bao giờ.

Nhưng trong khi chờ đợi, Iran vẫn đạt được một kết quả là làm thế giới chấn động.

Các quốc gia lân cận như Israel, Saudi Arabia, Turkey và cả các Cộng hòa Trung Á quanh Afghanistan đều không yên tâm với viễn ảnh đó. Ấn Độ, Pakistan và cả Israel đều có võ khí nguyên tử có thể sử dụng được, nhưng không ai tin là các xứ ấy lại tung võ khí này vào Hoa Kỳ hay phá tung các giếng dầu Trung Đông. Với Iran thì chưa chắc!

Vì vậy, thế giới có phản ứng với kế hoạch nguyên tử của Iran thì cũng là bình thường, và là điều Tehran mong muốn.

Trong cả chục quốc gia đang lên ruột vì chuyện nguyên tử này, Tehran biết chắc là chỉ có hai nước dám có phản ứng và có khả năng ra đòn. Đấy là Israel và Hoa Kỳ. Tehran cũng biết là nếu hai xứ ấy tấn công thì sẽ dùng giải pháp quân sự thu hẹp vào các căn cứ khả nghi là trung tâm chế tạo võ khí nguyên tử. Israel và Hoa Kỳ là những nước dân chủ và lệ thuộc vào ý dân nên không thể tung đòn tàn sát thường dân hoặc tiêu diệt các mục tiêu "phi nguyên tử".

Nghĩa là rủi ro tối đa của một đòn không tập, kể cả bằng võ khí nguyên tử loại nhỏ của Israel hay Hoa Kỳ, không là một đòn tàn sát. Iran vẫn tồn tại sau đợt tấn công ấy. Và tồn tại như một nước Hồi giáo đáng sợ nhất mà cũng là một nước Hồi giáo duy nhất, đầu tiên, bị lãnh bom nguyên tử của Israel hay Hoa Kỳ.

Osama bin Laden có thể hy sinh mấy ngàn dân Mỹ và mấy chục đặc công Hồi giáo để minh chứng quyết tâm của mình. Các Giáo chủ tại Tehran cũng có thể đánh một đòn hy sinh như vậy. Với hậu quả lớn lao hơn nhiều.

Cả một quốc gia "tuẫn đạo" vì bom Mỹ thì làm gì mà Allah chẳng xúc động!

Ngoại giao Tâm lý và Tâm thần

Kết luận ở đây là các Giáo chủ Iran đang đùa với lửa, cố đạt thành tích chống Mỹ để lãnh đạo thế giới Hồi giáo mà vẫn tránh được bom Mỹ. Vả lại, có tháu cáy hụt mà lãnh bom Mỹ thì cũng chưa bị tiêu diệt, chỉ có thường dân chết oan. Và càng làm sáng danh Allah.

Họ có lối tính toán lạnh lùng mà rất hợp lý của những người điên tỉnh táo.

Sau Iraq và sau al-Qaeda, chính quyền Bush sẽ phải xử trí với lối tính toán ấy. Và mệt nhất là phải trù tính cả phản ứng thất thường và bất thường của Pháp, Liên bang Nga và Trung Quốc trong trận đấu trí này. Mỹ đánh Iran thì họ càng có lợi chứ sao!

Thành ra điên nhất vẫn chưa phải là các Giáo chủ ở Tehran.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.