Hôm nay,  

Sao Lại Yêu Quê Hương Đến Thế?

17/01/200600:00:00(Xem: 5260)
- Ai trong chúng ta, những kẻ lưu vong, xa nhà lại không yêu quê hương" Ai không có những kỷ niệm đẹp về thời thơ ấu để nhớ, để thương" Những người thành thị chắc nhớ đến những khu phố ngóc ngách, những buổi tối lên đèn, tiếng xe xích lô máy gầm rú nửa đêm về sáng, tiếng "xực tắc" lẻ loi, lời rao hàng nghe như tiếng khóc của người bán hàng rong đêm... Người thôn quê nhớ đến giọt sương trải trên vườn bàng bạc, con giếng đầy ánh trăng, giọng ru em trong trẻo, và những câu hò lả lướt trên sông...

Còn tôi, một kẻ si tình, lãng mạn, yêu quê ngào nghẹn. Cứ nhớ đến quê hương, nước mắt lại rưng rưng và trái tim quặn thắt. Có lẽ, tại Mẹ tôi đã cho tôi ngắm cảnh đẹp quê hương từ những ngày còn thơ ấu.

Hồi đó, từ khi tôi mới lên 5 tuổi, Mẹ tôi luôn cho tôi đi theo Người trong những chuyến đi xa, lênh đênh qua nhiều vùng trên đất Bắc có rất nhiều huyền thoại. Rời Hà Nội đến Phủ Lý, qua Nam Định, tới Hà Đông, Hà Nam, vào Hải Dương, đến Kiến An, rồi Bùi Chu, Hải Phòng... và nhiều địa danh tôi không thể nhớ hết.

Chỉ biết rằng những hình ảnh núi đồi chập chùng sương khói, mầu đậm chen với mầu sương lam, những mảng vàng rực rỡ tràn qua các vùng trắng xóa, những làn sóng bạc nhấp nhô trên các tảng đá kỳ dị đen thẫm... đã khắc ghi những hình ảnh tuyệt vời vào trí óc non nớt của tôi làm tôi mê mẩn suốt đời. Nhất là vào một buổi chiều thu, đứng trước cửa sổ một căn lầu miền trung du nào đó, thấy một mảnh "Đồi Thông Hai Mộ" với những thân cây mờ mờ ẩn hiện xa xa, trí óc thơ ngây của tôi như tê dại. Mảnh đồi xanh xám có hai ngôi mộ song song, chứa đựng một câu chuyện lãng mạn về một người tráng sĩ đã trúng tên, lảo đảo giục ngựa chạy về với người con gái đang chờ đón, rồi gục chết. Dì tôi, người chủ của căn lầu sương khói ấy, kể cho tôi hay, người thiếu nữ ấy, sau khi vuốt mắt cho nguời yêu thì rút mũi tên oan nghiệt kia mà đâm vào trái tim mình...

Nghe xong câu chuyện, tâm hồn tôi như bồng bềnh theo mây, như một làn gió nhẹ bay đến đứng trước hai ngôi mộ, và lặng lẽ cúi đầu... Tôi vẫn còn nhớ như in, Dì cho tôi đọc cuốn thơ nói về "Đồi thông hai mộ" có trang sách dài và hẹp vẽ hình người tráng sĩ cưỡi ngựa giữa một vùng mờ mờ nhân ảnh và trang bên kia có người thiếu nữ tóc thả xuôi theo thân mình, ngồi nghiêng vai nhìn xuống chàng tráng sĩ đang gục đầu trên đùi. Mũi tên hờ hững trên lưng. Có lẽ, từ độ ấy, giòng máu lãng mạn và anh hùng của người tráng sĩ kia đã từ từ thấm qua trái tim non nớt của tôi để sau này, mãi mãi, tôi vẫn như dập dình trên vó ngựa.

Tôi cũng không thể nào quên được những ánh đèn bão chao đi chao lại khi mẹ tôi giục tôi bước nhanh xuống thuyền, buổi sáng chớm Đông nào đó. Tiếng chân lội trong nước bì bõm. Tiếng người gọi nhau khe khẽ.

-Đâu" Đưa tay đây! Tôi nắm cho!

-Đây, tôi đây này!

-Cẩn thận đấy, sắn quần lên chưa" Nuớc đục lắm đấy!

Rồi tiếng miếng ván gác từ bờ sông tới thuyền kẽo kẹt. Và mui thuyền đan bằng tre hiện ra trước mắt. Bên trong là tấm chiếu hoa chập chờn sáng dưới sự đu đưa của cây đèn bão khác được treo tòong teng trong mui thuyền. Tôi ngồi dựa đầu vào lòng Mẹ tôi, lắng nghe tiếng chèo khua nước lõng bõng đâu đây.

Qua một đêm với giấc ngủ bập bềnh, buổi sáng, mặt trời hiện lên rực rỡ. Những tia nắng vàng óng ánh tràn ngập chung quanh tôi. Được dìu lên ngồi trên nóc mui thuyền, tôi ngắm mê mải những cảnh vật trên bờ liên tiếp thay đổi. Các mái nhà nhỏ xíu xa xa. Bãi cát sát bờ sông cũng vàng rực, chan hòa trên các khóm cây, bụi cỏ. Bất chợt tôi thấy dưới chân một dẫy núi xa xa, một đàn ngựa non đang đùa giỡn tung tăng. Bỗng đâu, một chú ngựa non đứng thẳng trên hai chân sau, cất tiếng hí vang dài trong không gian vắng lặng. Tiếng hí của chú vang dội trong óc tôi như tiếng kèn đồng diễn hành ngày nào trên phố Hà Nội, nhưng độc đáo hơn, nhọn sắc hơn, xuyên thẳng vào tim tôi làm tôi chết lặng. Tôi say sưa ngắm bức tranh thiên nhiên đồng quê ấy đến nỗi người phu thuyền tôi lay tôi vài lần mới tỉnh.

-Ơ! Cái thằng bé này! Làm gì mà như mất hồn vậy" Mẹ đang gọi kìa!

Tôi bẽn lẽn đưa tay cho anh phu thuyền dìu xuống khỏi mui, nhưng mắt vẫn ngoái nhìn đàn ngựa tung vó xa xa.

Rời thuyền, tôi theo Mẹ đi xe kéo trong tỉnh lị nhỏ, đến nhà một ông cậu nào đó, leo lên gác, buớc qua tấm bình phong khảm xà cừ để thấy hai nguời đàn ông nằm bên khay đèn thuốc phiện. Khói thuốc vờn quanh một nguời phụ nữ trắng ngồi tiêm thuốc. Trên vách, một bức tranh tiên nữ Trung Hoa cũng đang lả luớt với những giải luạ uốn luợn và bộ xiêm áo xổ tung. Ngay đầu nằm cuả hai tiên ông, ba bốn chú tắc kè mập mầu xám trắng, đang say thuốc phiện, há mồm ngây dại hít từng luồng khói thuốc do hai ông tiên nhả ra. Ông cậu cuả tôi, thấy tôi mê mẩn ngắm mấy chú tắc kè, chỉ tay vào chúng, hể hả:

-Này, thích chưa" Thích thì cậu cho một con.

Rồi ông ngồi dậy, với tay lấy chiếc điếu thuốc lào cũng chạm trổ bằng xà cừ, nhét một nắm thuốc lào vào, châm lửa, rít một hơi say sưa. Đoạn ông chu miệng thổi ra một làn khói dài cho bay mù mịt khắp căn phòng. Thở xong, ông mới nhìn tôi cuời:

-Này, nhưng cậu nói cho cháu biết, mấy con tắc kè đó hả, có các vàng, chúng nó cũng không chịu bỏ đi. Chúng nghiện còn hơn cậu nữa!

Ông cuời ha hả, thích thú một hồi rồi mới nhìn sang Mẹ tôi lúc đó, kiên nhẫn ngồi tiêm một miếng trầu cho vào miệng, nhai chậm rãi:

-Chị có hút không" Thuốc lào Nam Định đó. Không bằng thuốc lào Vĩnh Bảo cuả chị, nhưng cũng ngon tuyệt.

Mẹ tôi chỉ ậm ừ cho qua. Hai mẹ con ở đó chừng một buổi, ăn một bữa cơm gạo thơm với giò luạ, dưa cải, và thịt đông rồi lại ra đi vào sáng sớm. Khi bình minh chưa lên, Mẹ tôi dắt tay tôi đi về phía chợ. Cả ngôi chợ cũng còn đang ngủ. Chỉ có một gánh bánh cuốn nóng đầu chợ. Từ xa, tôi đã thấy gánh bánh cuốn nổi bật lên trong đêm vì ánh đèn treo đung đưa trên đầu quang gánh. Nguời phụ nữ bán hàng chít khăn mỏ quạ đon đả mời chúng tôi ngồi xuống trên hai chiếc ghế con con. Bà thoăn thoắt bóc từng lát bánh cuốn ra đĩa, cắt xoen xoét, rồi thả mấy lát gìo luạ lên trên, ruới nuớc mắm vào.

Chao ôi! Chắc trên đời này không có món gì ngon bằng đĩa bánh cuốn nóng hổi đó, buổi sáng lành lạnh, suơng mờ, ánh đèn lung linh truớc một không gian còn đen thẫm, khuôn mặt nguời phụ nữ sáng bừng lên với nụ cuời tuơi nở, hai mẹ con yên lặng thuởng thức huơng vị thơm nồng cuả nuớc mắm, xuýt xoa với ớt cay, ngọt miệng với mầu trắng tinh nõn nà như luạ cuả từng lát bánh cuốn mỏng... Tôi chia tay với gánh bánh cuốn nóng sáng hôm đó như chia tay một tình nhân nhỏ bé như tôi, một cậu bé còn mắt tròn như hai viên bi thuỷ tinh xanh biếc.

Những kỷ niệm chập chùng trong tôi laị đưa tôi về lần đi "ca nô", một loại phà cũ kỹ, trông như một cái hộp, không có giuờng, không ngăn, chạy ọc ạch, thở phì phò như nguời sắp chết, lẩn quẩn ven sông. Từ trên bờ xuống "ca nô", hành khách phải buớc đi trên một tấm ván nhỏ, rung động duới từng buớc chân, đã bao lần hất hành khách văng xuống sông, khi có hai ba nguời cùng mang đồ nặng xuống một luợt. Mẹ con tôi vội vã kiếm đuợc một chỗ ngồi dưạ vào vách tầu xong là Bà mở túi lấy ra một gói cơm nắm nhuyễn như bột, vài lát giò luạ, vài con tôm rang đỏ để ăn sáng.

Hai mẹ con im lặng ăn trong khi khách đi thuyền thì ồn ào tìm chỗ lăn ra ngủ ngay trên sàn tầu. Họ nằm giáo đầu đuôi như cá hộp, chân nguời nọ đạp vào đầu nguời kia. Chỉ một lúc sau khi tầu rú lên một tràng còi ghê rợn, và xành xạch tách bến, có nguời đã ngáy khò khò. Ba bốn nguời bỏ bài ra đánh, cãi lộn um xùm.

Ăn xong, Mẹ tôi lấy ra một cuốn truyện, đưa cho tôi đọc. Hồi ấy, tuy mới học Tiểu học đuợc hơn một năm, tôi đã có khả năng đọc truyện làu làu. Mẹ tôi thích lắm, đi đâu cũng mang truyện theo và bảo tôi đọc cho Bà nghe. Những cuốn "Đôi Bạn", "Đoạn Tuyệt", "Nửa chừng xuân", "Hồn buớm mơ tiên", "Gánh hàng hoa"... cuả Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam... trong Tự Lực Văn Đoàn, tôi đọc gần hết. Đọc trên tầu thuỷ, đọc trên thuyền đinh, đọc cạnh võng nơi Bà nằm thiu thiu, đọc trên giuờng ngủ truớc khi hai mẹ con nhắm mắt... Tôi vừa đọc vừa nhập hồn vào cốt truyện. Đoạn giận dữ, tôi cao giọng lên. Đoạn tình tự, tôi nhỏ giọng xuống. Có lẽ vì đọc những câu truyện lãng mạn cổ điển kiểu xưa ấy từ khi trí khôn tôi mới mở, cho nên tâm hồn tôi, sau này cũng lãng mạn, cũng dở dở dang dang. Nhưng trên hết, tôi đã yêu quê huơng tôi từ dạo ấy. Tôi yêu những nhân vật cùng khổ, quanh năm suốt tháng lặn lội, long đong, chỉ kiếm đủ ăn mà không cần đủ mặc. Yêu anh thợ hồ, yêu chị bán hàng. Yêu những con nguời can đảm, dứt bỏ ái tình để theo sự nghiệp giang hồ. Yêu nhân vật Dũng, vai đeo đàn, tay xách túi, vạch lau lách buớc xuống thuyền, để lại sau lưng một cặp mắt thăm thẳm. Và thuơng đứt ruột khi nghe chị Lực thều thào: "Thằng Bò, Cái Nhớn, Cái Bé...Thôi, anh phải sống..." rồi chị lẳng lặng buông tay bám vào vai anh, để chìm duới làn nuớc lạnh lùng trôi xuôi...

Nuớc mắt tôi chan hoà, dàn duạ mỗi khi có con nguời bất hạnh gặp chuyện đau thuơng. Máu tôi sôi sục lên khi thấy nguời bị ức hiếp. Tôi căm ghét những bà Phán, Thầy Thông, Thầy Ký, Tri Huyện, Tri Phủ... những con mọt dân, những đưá, mà theo tôi, không "đáng giống nguời"... Cho nên, khi lên gần 10 tuổi, có lần mẹ tôi gửi tôi ở nhà một bà Phán để Bà đi buôn xa, tôi ghét cay ghét đắng con bé Liên, cũng nhàng nhàng tuổi tôi, con bà chủ nhà cho tôi ở nhờ. Mặc dù, bà Phán đối với tôi tốt như con ruột, một điều "con ơi, ra đây ăn bánh giò đi!", hai điều "Cậu út cuả tôi đâu rồi""... và con bé Liên, xinh đẹp, mũm mĩm, trắng nõn, thơm mùi con nhà giầu, lúc nào cũng quấn lấy tôi, nhõng nhẽo, tôi cứ lờ đi, khinh khỉnh. Để tránh đuợc cưng chiều từ mẹ đến con, tôi cứ cắm đầu vào đọc sách, tủ sách khổng lồ cuả ông Phán, không biết bao nhiêu là sách. Đến khi bà Phán gợi ý muốn nhận tôi làm con nuôi, tôi dẫy ra, chống cự như điên.

-Này, cậu út nhé, cậu mà làm con tôi thì tha hồ muốn gì đuợc nấy nhé! Kẹo, bánh này! Quần áo này... Cậu lớn lên, tôi mua cho cậu cả chiếc xe hơi nữa! Tội gì theo mẹ đi buôn bán cực khổ như thế!

Những lời chào mời hấp dẫn thế, tôi lờ tuốt. Chỉ vì trong đầu tôi cứ hình dung ra những nguời mang tên "Phán" đều độc ác, đểu giả, lừa gạt ái tình như mụ Phán Phom trong "Số Đỏ" cuả Vũ Trọng Phụng cả. Những tay truởng giả già thì một lũ giống như ông già mất nết, hết răng trong "chị Dậu", đã bú sữa nguời rồi lại còn đòi làm bậy với chị nữa làm chị phải bỏ chạy ra đuờng trong một đêm tối trời như mực.

Cho nên, khi cái con Liên cứ dứ dứ cái kẹo Tây truớc mặt tôi, dụ dỗ, tôi phát bẳn.

-Đằng í ăn kẹo không"

Tôi dấm dẳng:

-Chả í với éo gì cả!

Con Liên chu mỏ lên:

-Thế, đằng í muốn tớ gọi bằng anh à"

-Anh gì, anh đóng đanh lỗ đít!

Con nhỏ xụ mặt xuống, hậm hực phủi tay, rồi ngoe nguẩy bỏ đi.

Việc xin con nuôi vì thế mà bất thành. Mẹ tôi thì chỉ cuời nhẹ nhàng:

-Con có muốn làm con nuôi bà Phán không"

Tôi giận dữ, luờm mẹ tôi một cái dài dễ sợ. Mẹ tôi không biết rằng, ngoài tình mẹ con ra, tôi còn tình quê huơng chan chưá. Bà cũng không nhớ rằng, để thêm vào các cuốn truyện sách tôi đã đọc, chính Bà đã làm tôi mê quê huơng hơn khi Bà vẫn đọc thơ cho tôi nghe, những bài Giáo Huấn Ca, thơ vịnh các Thánh, và một số bài thơ "cách mạng" nói về một tay tri huyện theo Tây bị "cách mạng" giết, hoặc kêu gọi cải cách dân sinh... Lâu lâu, bà cũng đọc ít Kiều, hay Chinh Oán ngâm khúc, hoặc Chinh Phụ Ngâm, những đoạn bốc đầy hào khí.

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung

Thành liền mong tiến bệ rồng

Thuớc guơm đã quyết chẳng dung giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngưạ

Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao...

Tất cả những lời thơ ấy, cốt truyện ấy cùng bao nhiêu hình ảnh tôi gặp trên đuờng phiêu lưu đã gieo vào đầu tôi những ấn tuợng quê huơng khó quên. Để đến khi lớn lên, lại vì hoàn cảnh mà tôi bỏ nhà đi từ năm 17 tuổi, giang hồ trôi nổi trên những con tỉnh lộ Hậu Giang, Tiền Giang, nhìn lục bình trôi trên sông Sa Đéc, ngắm Long Xuyên qua Bến Bắc đục lờ, ngồi bên bến Cần Thơ nhìn chiều chạng vạng xuống, nằm trong những khách sạn rẻ tiền nghe những cô điếm gấu ó, và nhất là khi đi qua những chiếc cầu khỉ chênh vênh, tôi lại thuơng đất nuớc hai miền Nam Bắc tha thiết. Để đến một ngày, tôi ngồi trên chiếc Mobilette cuả thằng bạn thân đến trình diện tại Sân Cộng Hoà, tình nguyện đi lính, rồi cũng tình nguyện chọn đơn vị là Cà Mâu hay Bến Hải, nhưng rất tiếc, giấc mơ đuợc đứng ở điạ đầu đất nuớc không thành.

Cuộc sống lính tráng tôi không lênh đênh như ngày xưa còn trẻ. Rồi mất nuớc. Tù ngục. Vuợt biên. Càng ngày, quê huơng càng hiện rõ lên những mất mát, đau thuơng. Mẹ Việt Nam cũng như Mẹ tôi, điêu đứng, lênh đênh. Nên tim tôi, cho đến cuối cuộc đời, vẫn tràn đầy tình quê huơng ngào nghẹn.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.