Hôm nay,  

Bài Học Vô Thường

17/01/200600:00:00(Xem: 5240)
Thế giới đang chứng kiến một dân tộc đang bị đồng hóa từ hơn nửa thế kỷ nay, và bây giờ vẫn đều đặn có những bà mẹ dẫn con vượt núi rừng Hy Mã Lạp Sơn trên tuyến gian nan ba tuần lễ để vào Nepal hay Ấn Độ, gửi con nhỏ cho các ngôi trường của người Tây Tạng lưu vong -- và rồi các bà mẹ này lại vượt núi rừng về lại quê nhà Tây Tạng. Các bà mẹ hy vọng rằng con mình sẽ được hưởng nền giaó dục Tây Tạng để rồi sẽ gìn giữ được giáo pháp của Phật Giáo Tây Tạng...

Nhưng mọi chuyện có vẻ như tuyệt vọng. Dù là nhìn từ trong hay ngoaì Tây Tạng.

Vị lãnh đaọ tinh thần của dân tộc Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hôm chủ nhật 15-1-2006 bày tỏ hy vọng rằng người Tây Tạng đang sống lưu vong ở Ấn Độ sẽ sớm về lại Tây Tạng, “Họ không thắc mắc nữa về chuyện thống nhất vào Trung Quốc...”

Giọng nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm động, trong khi nhiều ngàn người Tây Tạng khóc sụt sùi, sau khi ngài loan báo rằng nghi lễ Quán Đảnh Mật Pháp Kalachakra 2006, cũng là lễ lần thứ 30 của thế giới, đã kết thúc.

Trong bài diễn văn cuối buổi lễ, ngài cảm ơn chính phủ Ấn Độ đã giúp đỡ cho lễ Kalachakra thành công. Ngaì nói rằng thế giới đang biến đổi mau chóng và hy vọng tới ngày mà Tây Tạng và Trung Quốc làm việc chung nhau.

Buổi lễ vừa kết thúc tuần qua cũng là buỗi lễ lớn nhất mà ngài thực hiện ngoaì trời, với khoảng 100,000 người Tây Tạng và nhiều ngàn vị sư nhiều qúôc tịch từ khắp thế giới về dự -- trong đó có hơn 200 nhà báo Ấn Độ và quốc tế. Ngài nói rõ, tương lai Tây Tạng sẽ tùy thuộc vào ý muốn của người đang sống ở Tây Tạng. Ngài cũng nói rằng nếu có các điệp viên Trung Quốc trà trộn trong buổi lễ đang tổ chức ở tiểu bang Andhra Pradesh, thì họ nên học về pháp Trung Đạo và nên thực hành Phật Pháp.

Buổi lễ Kalachakra tổ chức ở thị trấn Amravati có ý nghĩa đặc biệt, vì thánh địa này theo truyền thuyết là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hơn 2,500 năm trước đã làm lễ quán đảnh Kalachakra ở đây, khi Phật giảng bài Kinh Kalachakra. (Cần ghi chú: Pháp môn Kalachakra thuộc Mật Tông, chỉ có trong Tạng Sanskrit, và Tạng Hán Văn; không có trong Tạng Pali của Phật Giaó Nam Tông.)

Trong Lễ Kalachakra kéo dài gần 2 tuần lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng giảng về giaó lý Trung Quán của Đại Sư Long Thọ (Nagarjuna) -- vị tổ sư này cũng đã tới Amravati để ngồi viết các bộ Luận, và gaỉng pháp nơi đây -- Đức Đạt Lai Lạt Ma noí với người Tây Tạng về tầm quan trọng của khoa học, nói họ đừng dựa vào mê tín dị đoan, “Có những phần trong Phật Pháp giaỉ thích về vũ trụ không nhất thiết phải được hiểu chấp chặt từng chữ, mặc dù tôi nghĩ rằng Phật Giaó có nhiều giáo pháp thâm sâu để giúp hiểu về vật lý lượng tử [quantum physics]...”

Buổi lễ bùi ngùi cảm động lắm. Bởi vì mới vài tuần trứơc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảnh báo khi họp với 450 người Tây Tạng mới vượt biên vào Ấn, “Chúng ta đang đối diện cơ nguy tuyệt chủng,” theo bản tin ngày 20-12-2005 trên tờ Economist. Hầu hết những người trong buổi tiếp xúc này là mới tới Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, nơi ngài đặt trụ sở chính phủ lưu vong, bên này bờ Hy Mã Lạp Sơn trong khi quê nhà bên bờ kia.

Dân tộc Tây Tạng có tổng dân số 6 triệu người, trong đó bây giờ 130,000 người đang lưu vong, và 3/4 số dân lưu vong là cư ngụ ở Ấn Độ. Mỗi năm, giấc mơ về lại quê nhà càng nhạt dần đi. Đường xe lửa nối liền Tây Tạng với Hoa Lục sắp hoàn tất, và khi mở ra cho hành khách lưu thông vào năm 2007, thì tốc độ di dân của người Hán sẽ mau hơn. Hiện nay, dân Tây Tạng đã trở thành thiểu số tại các thành phố, tới lúc đó thì kể như tràn ngập. Mà bây giờ là năm 2006 rồi.

Một nền văn minh sẽ biến mất" Tiếng chuông mõ tu viện sẽ bị tràn ngập, lấn áp bởi tiếng nhạc karaoke từ các phòng trà đầy các cô mắt xanh mỏ đỏ từ Thượng Hải, Bắc Kinh lên Tây Tạng đón khách du lịch quốc tế"

Ngay cả những người đã từng chỉ trích về nền văn hóa Tây Tạng -- thí dụ, chỉ trích về số tu viện quá nhiều, và thường cho trẻ em học kinh, đi tu từ khi còn nhỏ -- cũng không nỡ nhìn văn hóa Tây Tạng bị xóa sổ. Chính phủ Trung Quốc đã chính thức xin lỗi đã tàn phá trong thời Cách Mạng Văn Hóa các năm 1966-76, và nhấn mạnh rằng chính phủ bây giờ biết tôn trọng truyền thống Tây Tạng.. Nhưng dân Tây Tạng vẫn liên tục gửi con đi qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, vì muốn con mình học về văn hóa Tây Tạng.

Đó là một trong các lý do mà nhiều ngôi làng trẻ em Tây Tạng -- Tebetan Children’s Village, viết tắt TCV -- được thành lập ở Ấn Độ. Một trường TCV tại Dharamsala hiện đang nuôi và dạy 1,900 em. Hầu hết các em sinh tại Tây Tạng. Ba mẹ các em gửi các em đi chặng đưòờng nguy hiểm xuyên nhiều đèo núi Hy Mã Lạp Sơn, để được học tử tế ở Ấn Độ.

Mới vài tháng trứơc, một bé gái 12 tuổi cùng với cô em gái 7 tuổi vào trường này, sau một chuyến đi gian nan gần 3 tuần lễ núi rừng. Bà mẹ 2 em đưa 2 em vào Ấn, và rồi lại liều thân băng núi rừng về lại Tây Tạng, trong khi biết rằng mẹ và 2 em có thể kiếp này sẽ không gặp nhau được nữa.

Khi bé gái 12 tuổi này vào trường TCV, bé gần như không nói được tiếng Tây Tạng, mà bé lại nói lưu loát tiếng Trung Hoa -- bé sinh ở Miền Đông Tây Tạng, gần nơi mà người Tây Tạng xem là giáp giới Trung Quốc.

Hầu hết các chuyến vượt biên đều đi vào mùa đông, khi tuyết lạnh che phủ và làm ngăn tầm mắt lính biên phòng -- nhưng người đi cũng là liều thân vì dễ trượt chết trên núi đồi sông hồ. Lý do vượt biên có cả kinh tế lẫn chính trị. Một số người Tây Tạng không đủ tiền cho con mình học ở trường Trung Hoa. Một số người giaù hơn thì gửi con về các thị trấn Trung Hoa mà học. Nhà giáo Phuntsog Namgyal của một TCV nói rằng mục tiêu chính của TCV là giữ gìn văn hóa và căn cước Tây Tạng. Nhưng vì thiếu vật liệu giaó dục bằng Tạng ngữ, và vì các trẻ em này phải trải qua các kỳ thị của hệ thống giaó dục Ấn Độ, nên ngôn ngữ chính từ khi các em 11 tuổi là phải bằng Anh Ngữ. Nghĩa là cũng một cơ nguy đánh mất văn hóa Tây Tạng.

Karma Gelek Yuthok, thuộc Bộ Giaó Dục, thì bi quan thấy rõ. Ông lo ngại là các trường Tây Tạng tại Ấn Độ không trang bị đủ cho các em để giành học bổng tại các đaị học Ấn Độ tốt nhất, và cũng không trang bị nổi cho các em đủ căn bản văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng.

Nghĩa là, trẻ em Tây Tạng lưu vong gặp cơ nguy đồng hóa với nứơc sở tại, mất căn cước Tây Tạng. Còn ở quê nhà, thì các em sẽ bị đồng hóa vào văn hóa Trung Quốc. Bi quan tới nổi Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm chủ nhật vừa mới nói rằng Tây Tạng sẵn sàng thống nhất với Trung Quốc, thì gần 100,000 người đã sụt sùi khóc liền. Đó là những gì trong tim gan họ, chỉ gợi tới là đau thương.

Bây giờ thì mỗi năm vẫn có từ 2,500 tới 3,000 người Tây Tạng vượt biên vào Ấn Độ, hầu hết xuyên qua đường Nepal. Hơn 1/3 số vượt biên là là dưới 14 tuổi. Trong số người thành niên, thì các nhóm lớn nhất là tăng và ni.Tuổi các em càng lớn thì càng khó học, vì tiếp thu chậm hơn. Nhất là tại một số vùng ở Tây Tạng phía đông, nơi bây giờ sáp nhập vào tỉnh Sichuan của Trung Quốc, gần như không có trường lớp gì, vì bị xem là vùng sâu vùng xa.

Chhoeze Jampa -- giám đốc The Tibet Transit School (TTS, Trường Chuyển Tiếp Tây Tạng) gần Dharamsala, giành cho người từ Tây Tạng tới, trong tuổi 18-30 -- nói là tới 3/4 học sinh của ông phải học từ số không, bắt đầu đọc và viết. Khi khánh thành trường TTS này năm 1993, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến kích học sinh sau này trở về Tây Tạng để dạy học. Jampa kể rằng,có tới 60% số học sinh tốt nghiệp của ông thực sự đã về lại Tây Tạng, hay đã từng thử về.

Về lại, để gìn giữ một nền văn hóa. Có tuyệt vọng hay không, giữa lúc đường xe lửa sắp đưa hàng ngàn di dân Hán Tộc lên đây vào năm tới" Đặc biệt, tuổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quá 70 rồi. Bài học của Đức Phật dạy rằng tất cả các pháp đều vô thường đang hiển lộ rõ ràng hơn bao giờ hết, trên các nét văn hóa Tây Tạng bên này và bên kia rặng Hy Mã Lạp Sơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.