Hôm nay,  

Thợ Việt Kể Lý Do Đình Công: Lương Ít, Làm Như Tù Khổ Sai

16/01/200600:00:00(Xem: 5085)
SAIGON -- Tại sao hàng chục ngàn công nhân ở các hãng ngoại quốc ở Sài Gòn đình công" Có phải vì chính sách nhà nước CSVN ưu đãi đầu tư nên đã bỏ mặc cho thợ Việt bị bóc lột tàn nhẫn"

Bài viết nhan đề “Đồng lương đói” trên tờ Tuổi Trẻ, số ngày chủ nhật 15-1-2006, đã ghi nhận nhiều hình ảnh đau lòng, trích đoạn như sau:

“Cầm trên tay 600.000 đồng, Minh - công nhân một công ty nước ngoài ở Biên Hòa (Đồng Nai) - miệng méo xệch nói: "Đây là tiền lương tháng của em. Bạn em bảo mày đi làm cho ngoại quốc gì mà không bằng tao bán vé số!".

Nhưng đó đâu chỉ là chuyện riêng của Minh, nhiều công nhân lâu nay vốn đã lĩnh đồng lương không đủ tái tạo sức lao động, chứ đừng nói là để được sống đàng hoàng. Gần đây giá cả lại leo thang vùn vụt, đời sống của họ càng cùng cực hơn!

“Nhờ mấy bạn đình công mà em mới được thấy mặt trời" - Loan, công nhân Công ty K, được công ty cho nghỉ do xảy ra tranh chấp lao động tập thể, nửa đùa nửa thật tâm sự. Cô kể: "6g30 sáng phải vào công ty. Tới nơi, em cắm mặt xuống máy may làm không ngưng ngơi tới trưa. 30 phút nghỉ để ăn uống, cơm chưa kịp xuống dạ dày, em lại phải ngồi bàn may tới chiều tối. Nếu lúc này bước chân ra về thì cuối tháng chỉ được hơn 600.000 đồng, nên em quyết định tăng ca cho đến 20g-21g đêm mới bước ra khỏi xưởng. Về tới nhà chỉ vệ sinh, tắm giặt xong là em lao lên giường ngủ đê ngày mai tiếp tục".

* Không thấy mặt trời

Tiếng là làm cho công ty đầu tư nước ngoài, nhưng lương cơ bản của lao động khu vực này chỉ khoảng trên dưới 630.000 đồng/tháng. Nếu quần quật tăng ca thì họ được thêm chút đỉnh, nhưng sức lực cũng cạn kiệt theo từng ngày...”

Vậy rồi họ chi dụng hằng ngaỳ ra sao" Bài báo kể tiếp:

“Tâm sự với chúng tôi, Phượng, Huỳnh, Tâm, Hoa, bốn cô gái cùng quê Quảng Ngãi đang làm việc ở Công ty L, buồn buồn: "Nhiều lúc nghĩ lại, thiệt lòng tụi em cũng không hiểu nổi làm sao mình có thể tồn tại được đến giờ này". Cái gì cũng lên giá chỉ có đồng lương là không lên.

Hiện họ đang méo mặt vì chủ nhà đòi tăng tiền thuê nhà thêm 50.000 đồng/người/tháng. Hoa, 22 tuổi, lớn nhất trong nhóm, làm phép tính: tiền nhà mỗi tháng 350.000 đồng, cộng thêm tiền điện, nước, chia ra mỗi cô đã mất đứt 100.000 đồng. Căn phòng chật chội đủ bốn người vừa thẳng chân nằm ngủ, nhưng trước tình hình này các cô sẽ xin chủ cho thêm người vào ở để chia tiền.

Còn Phương thì tính toán: trong thời buổi giá cả tăng ào ào như hiện nay, chi tiêu tiết kiệm tối thiểu cũng phải mất 1.000-2.000 đồng tiền xôi sáng. Bữa còn lại họ đi chợ chung với thực đơn chính là rau muống luộc chấm tương, thỉnh thoảng mới có thêm món khô, sang lắm thì thịt ba rọi kho... cũng đã hết gần 200.000 đồng. "Lỡ" tháng nào đau bệnh hoặc bạn cùng công ty mời đám cưới là coi như hết lương cơ bản.

"Có đứa bạn bảo đã nghèo thì đừng có bệnh hoạn, tiền đâu để mua thuốc. Trời ạ, làm đầu tắt mặt tối, ăn uống kiểu vậy làm sao khỏi đau được". Huỳnh nghẹn giọng: "Em vào TP, được làm việc cho tập đoàn nước ngoài, gia đình em ngoài đó tự hào với bà con hàng xóm lắm. Má viết thư vào nói ba má rất mừng vì con có được chỗ làm mà nhiều người ở quê mơ không thấy. Đọc thư xong mà em thấy xấu hổ quá.

Mấy tháng nay em cố tiện tặn để gửi về cho má ít tiền làm tin nhưng thật tình đến giờ không dư được một đồng. Có đứa bạn xuống chơi rủ em đi ở đợ, mỗi tháng cũng được gần triệu đồng, nhưng em sợ giọng mình nói chủ nhà không nghe được".

Các cô công nhân tiều tụy buồn buồn tâm sự: để có chút đỉnh gửi về cho cha mẹ, họ phải tăng ca đến mức không thấy mặt trời. Ròng rã 365 ngày quần quật, họ chỉ mòn mỏi chờ vài ngày nghỉ tết để được về với gia đình. Bây giờ công ty không có nhiều hàng. Nghỉ chờ việc, mỗi cô chỉ được hưởng 70% lương cơ bản, lo cái bỏ miệng hằng ngày đã quá chật vật, mơ gì chuyện tết. Mấy cô gái quay đi để gạt nước mắt: "Chắc tết này không về với mẹ rồi!"

Làm việc đến kiệt cùng sức lực nhưng đồng lương hẻo quá khiên nhiều công nhân đối mặt với biết bao khó khăn không chỉ miếng cơm manh áo. Suốt cả tháng nay, vợ chồng chị Phương, công nhân Công ty H ở Khu chế xuất Tân Thuận, không thèm nói chuyện với nhau chỉ vì tăng ca quá nhiều. Ngày nào chị cũng đi từ sáng sớm tới 10g-11g đêm mới về.

Ngày giỗ cha chồng, chị cũng không về kịp dù đã được dặn trước. Ngồi nói chuyện với chúng tôi, chị ứa nước mắt. "Áy náy lắm, nhưng biết làm thế nào bây giờ. Lỡ xin công ty rồi, bỏ tăng ca thì ảnh hưởng cả dây chuyền, bị trừ điểm chuyên cần, không tăng ca thì tết này lấy tiền đâu mà sống".

So với công nhân nữ, các công nhân nam nhiều mối quan hệ, lo toan, còn túng thiếu hơn trong hoàn cảnh giá cả hiện nay. Anh Việt để lại mảnh ruộng không đủ sống ở huyện Đức Huệ, Long An, lên xin việc ở một công ty trong Khu công nghiệp Tân Tạo. Lần đầu tiên trong đời được xênh xang trong bộ đồng phục công nhân, anh nhiệt tình dốc hết sức lực cho công việc, nhưng chưa kịp mừng thì cuối tháng đã bặm môi để ký nhận mức lương chưa tới 800.000 đồng.

Tiền thuê nhà, tiền ăn, cộng thêm vài ly cà phê, thuốc lá giao hảo với bạn bè, anh không còn một đồng để gửi về quê cho con đi học. Gần đây, anh phải bỏ cả bữa ăn sáng để cầm cự và mong đợi... tăng lương! "Buồn đến mất ngủ, nhưng cứ đi làm về là giả vờ leo lên giường ngủ ngay để bạn bè khỏi rủ rê cà phê cà pháo...".

Anh bảo bố vợ anh vừa mất, phải xin nghỉ hai ngày và đi cầm chiếc nhẫn cưới năm phân vàng lấy 300.000 đồng về quê lo chuyện đạo nghĩa. Bên ngoại khen con rể hiếu thảo, còn vợ anh bật khóc khi lục thấy giấy cầm đồ trong túi áo chồng. Cô tấm tức: "Khổ quá thì về nhà mần ruộng, rau cháo qua ngày mà có nhau!". Anh nắm chặt tay vợ, nhưng rồi vẫn phải dứt áo ra đi, và nhẫn cưới đến giờ vẫn chưa chuộc lại được.

Bạn bè cùng trọ cũng chẳng mấy người khá hơn anh. Thậm chí có người còn phải vay nóng vì không nhịn nổi một vài bữa vui vẻ với bạn bè... Cuối tháng, họ vừa lĩnh lương ra đã thấy chủ nợ lù lù trước cổng hăm he. Gần đây, với lý do giá cả tăng, lãi suất cho vay nóng "mềm nhất" cũng vọt từ 10-15% lên 20-30%/tháng. Các công nhân lỡ sa chân vào nợ khó ra nổi vòng "kim cô": lĩnh lương trả nợ, rồi lại nợ chờ lương! “

Tình hình làm việc như vậy rồi làm sao chịu nổi" Đó là l1y do nhiều người ngã bệnh. Báo Tuổi Trẻ kể:

“Vừa rồi, một số công nhân của nhà máy P ở Bình Chánh đã phải đi cấp cứu ở bệnh viện Triều An với triệu chứng tê cứng người, khó thở, chân tay co quắp. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là tụt canxi do ăn uống kém, tâm lý căng thẳng lo âu kéo dài...”

Bài báo còn dài, khi kể về nỗi khổ người công nhân.

Tuy nhiên, điều ghi nhận rằng vẫn chưa thấy bất kỳ báo, đaì nào hỏi về bản tin thông tấn Đức DPA viết rằng công an đã bắt hơn 100 công nhân bị xem là lãnh tụ các cuộc đình công vừa qua. Không ai có danh sách người bị bắt, cũng không hãng thông tấn nào phỏng vấn gia đình những công nhân bị bắt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.