Hôm nay,  

Ngày Đêm Nam Bắc

06/01/200600:00:00(Xem: 5609)

Báo Tuổi Trẻ, tiếng nói của Thành đoàn Thanh Niên CS, cơ quan chánh ở Sàigon đi một loạt bài, phổ biến trên online luôn, trong ngoài nước đều đọc đước. Bài "Đêm Trước Đổi Mới" nội dung nói lên thời kỳ kinh tế Xã hội Chủ Nghĩa (XHCN) phá sản, dân tình đói khổ, chủ nghĩa khủng hoảng. Có thể nói đây là lần đầu tiên tờ báo của Đảng nói lên một sư thật lịch sử trần trụi với nhiều tình tiết bi hài của một đêm dài XHCN suốt 11 năm, từ 1975 đến 1986. Nên không ít người ngạc nhiên thấy sao báo của Đảng lại dám nói thật, nói thẳng một sự thật có vẻ bí mật quốc gia, nghe mùi xét lại như vậy. Nhưng phân tích cho thấy không phải báo Tuổi Trẻ "dám nói", mà "được phép" nói vì trước đại hội Đảng phe CS phía Nam muốn chứng minh Đổi Mới Cấp Tiến là ngày, Bảo thủ Giáo điều là đêm, Đổi Mới là Nam, Giáo điều là Bắc.

Thực vậy, loạt bài tựa Đêm Trước Đổi Mới của báo Tuổi Trẻ là một bản án đối vời đối với đường lối chính sách kinh tế XHCN. Suốt từ bài đầu Ký Ức Thời Sổ Gạo, Kế Tiếp Đến Vòng Kim Cô, Khi Chợ Trời Bị Đánh Sập, Thời Kỳ Hợp Tác Hóa, Phát Súng Đầu Tiên, Công Phá Lũy Tre Xanh, Cuộc Đấu Tranh Không Phân Thắng Bại, Những Cuộc Xé Rào Ngoạn Mục, không có một đoạn nào bênh vực cho kinh tế XHCN cả. Toàn là những lòi buộc tội. Buộc tội chính sách tập thể hóa nông nghiệp ở Miền Nam, khiến dân Miền Nam suốt lịch sử chưa bao giờ thiếu gạo, mà thời này phải đói meo. Dân phải chạy gạo từng bữa, ăn độn mỗi ngày bo bo, khoai mì, khoai lang, lâu lâu mới có bột mỉ và mì vụn. Thí dụ điển hình, một công nhân viên giáo dục tiêu chuẩn gạo 13 kg mỗi tháng nhưng chỉ mua được ba 3 kg còn bao nhiều là đồ ăn độn. Buộc tội đường lối tập trung phương tiện sản xuất vào tay Nhà nước. Xe đò Miền Tây thời Việt Nam Cộng Hòa để lại rất "hiện đại" như Âu Mỹ, bắt vào công tư hợp doanh giá Nhà Nước tính cho chủ chưa bằng 1% giá trị chiếc xe, không đủ để mua một chiếc xích lô. Xăng dầu thiếu trầm trọng, phải chế chạy bàng than, phun khói, xì lửa khắp đường, làm ngành giao thông vận tải thụt lùi cả 100 năm. Còn ở Miền Bắc theo chế độ tem phiếu. Vải mua ba tháng, chưa bán xà phòng. Có khi trả lương bằng sản phẩm, đem cao su, xi măng về chẳng biết bán cho ai để có tiền ăn độn.

Thảm cảnh trần gian xảy ra cho dân Việt từ Bắc chí Nam vì kinh tế Việt Nam bị cái vòng kim cô kinh tế hế hoạch chỉ huy theo XHCN từ "trên" đè xuống. "Dưới" càng vẩy trên càng đè để lúc nào cũng phải báo cáo "hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, hoàn thành vượt mức". Uy ban vật giá Nhà Nước cứ "tài định" giá cả khiến Thương Nghiệp XHCN bán như cho, mua như giựt. Giá thu mua chỉ bàng 1/ 10 giá chợ. Hãng dệt Thành Công ở Saigon làm ra một mét vải Oxford giá thành 10$ mà buộc phải bán ra cho Thương Nghiệp 9$. Nếu những người trẻ hay những người không có sống trong gọi là "bao cấp" đó thì sẽ không hiểu hay ttưởng tượng được cái lũy tre xanh kinh tế XHCN thời đó.

Nhưng không có quyền lực nào cản nổi sự sống cả. Thế là ở thành thị nạn buôn chui, bán lậu, tuồng hàng Nhà Nước, đồ đạt gia đình ra chợ trời. Ở nông thôn để chống hợp tác hóa "tư liệu" sản xuất người dân phá máy cày, máy xới. Tỉnh An Giang sau một mùa tập thể hóa, máy cày hư nắm ụ, sản lượng lúa chỉ còn 1/ 4 với 200 ngàn mẩu ruộng bỏ hoang vì thiếu nông cơ.

Thế là bứt phá. Ở Saigon, Ô Võ văn Kiệt từ năm 1978 đến 80 là Bí Thư Thành Ủy kiêm Ủy viên Dự Khuyết Bộ Chánh Trị Đảng CSViệt Nam, cho bà Ba Thi đi lục tỉnh, nhứt là tỉnh Vĩnh Long quê hương của Ong để mua gạo theo giá chợ để giải quyết vấn đề gạo cho dân Saigon. Ô Chủ Tịch tỉnh An Giang lúc bấy giờ là Ô. Nguyễn văn Hơn liều mạng, đánh lừa Hà Nội hai việc. Ông xin kinh phí mua máy nông nghiệp. Hà Nội đâu có mà cho. Ong xin bán máy cày, máy xới lại cho nông dân bằng với giá thu mua khi trước. Mùa sau đó, máy cày, xới nổ vang đồng ruộng An Giang. Hà nội bán cho An Giang một số hàng "công nghiệp" để bù lại An Giang phải cung ứng cho Trung Ương 100 ngàn tấn gạo. Ong cho đem số hàng công nghiệp ra bán theo giá chợ. Ong nộp 160 ngàn tấn gạo, vượt chỉ tiêu, mà còn dư tiền rất nhiều.

Cuộc chiến bất phân thắng bại khá lâu vì cấp ủy của hai nơi này làm trái với giáo điều CS. Nhưng CS phía Nam với tánh khí nông dân, "chơi mút mùa lệ thủy", chơi "xả láng có gì thì sáng về sớm", không ngừng ở đó. Trong các kỳ đại hội Đảng do Trung Ương tổ chức, các đảng viên khu Saigon Gia định, khu Đông và Tây Nam Bộ khi xưa làm tới. Trong các đại hội trung ương nhiều đảng viên phía Nam "than nghèo kể khổ" cho dân, có người khóc rấm rứt, tạo tác dụng sân khấu, nhưng không làm mềm lòng được phe Giáo Điều Bắc. Mãi đên khi Lê Duẩn qua đời, Ô Trường Chinh dưới áp lực mạnh của phía Nam không thực hiện chỉ tiêu gạo cho Miền Bắc, thì lúc đó dự thảo Nghị quyết trả đất cho dân mới thành hình, và đi dần đến Nghị quyết chuyển hệ tư duy sang kinh tế đổi mới, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Và từ ấy, đã 20 năm Đổi Mới Kinh tế. Dù giáo điều, thủ cựu, bảo thủ, tại chức hay đương kim và kể cả những người bất đồng chánh kiến, ly khai Đảng cũng thấy từ Đổi Mới kinh tế đất nước có tăng trưởng, kinh tế người dân có khá hơn dù có bị bóc lột vì Đảng để mặt bằng giá nhân công quá rẻ thiếu bảo hộ lao động và tàn phá quá nặng môi sinh, tạo hố ngăn cách giàu nghèo và thành thị nông thôn thêm sâu rộng. Mới đây Truyền hình CNN Mỹ có thăm dò 66 nước xem người dân nhìn viễn tượng kinh tế năm 2006 ra sao. 75% người Việt được hỏi tỏ ra vui mừng và 65 tin tưởng năm tới sẽ tăng trưởng hơn. Ít ai nhớ cái khổ của cái đêm dài trước Đổi Mới.

Đến đây đã khá đủ để thấy "ý đồ" của Báo Tuổi Trẻ khi đưa ra một loạt bài về Đêm Trước Đổi Mới. Rõ rệt loạt bài này muốn chứng minh hai điều. Kinh tế đổi mới xuất phát từ Miền Nam, ở An Giang về nông ngư nghiệp và ở Saigon về "công thương nghiệp". Kinh tế Đổi Mới thành công rực rỡ như ánh sáng ban ngày, còn kinh tế XHCN trước đó đen tối như bóng đêm. Không phải báo Tuổi Trẻ nói mạnh như thế bây giờ "báo đài" của Đảng có tự do báo chí hơn. Báo Tuổi Trẻ dám nói mạnh dạn về sự thất bại của kinh tế XHCN như vậy vì được phép nói dùm cho những đảng bộ CS phía Nam. Ai cũng biết là Ô. Võ văn Kiệt là người gốc Quận Vũng Liêm, rặt ròng "Nam bộ", không tập kết ra Bắc, sự nghiệp chánh trị hoàn toàn nhờ Miền Nam. Thời CS mới vào Saigon, lúc Saigon còn "quân quản", Ong Võ văn Kiệt là đảng viên cao cấp đặc trách Thanh Niên Xung Phong. Thành đoàn là xương sống của tổ chức ấy. Từ đó Ô Kiệt đi lên Bí Thư Thành Uy Saigon, ủy viên dự khuyết Bộ Chánh Trị Đảng CS Việt Nam, và lên Thủ Tướng để bây giờ gọi là "cáo lão qui điền" về ở Saigon căn cứ địa, an toàn khu của CS phía Nam, và được "em út" ở các tỉnh từ Bến Hải đến Cà mau nhứt là Nam Kỳ Lục tỉnh xem là "Anh Hai" của phe CS Nam. Ô Nguyễn Minh Triết con gà sung sức, sáng giá để vào trường đá độ giành chức Tổng Bí Thư Đảng là "tay em" nhiều triển vọng của Ô Kiệt. Phe CS Nam và Ô Kiệt coi phe Giáo Điều Bảo Thủ như ne pas vì phe CS Nam được lòng Mỹ qua việc Ô Khải đi Mỹ, biết làm ăn, làm giàu bằng kinh tế hơn, hiểu kinh tế thị trường hơn, Miền Nam tiếp nhận nhiều đầu tư ngoại quốc hơn, tiềm năng kinh tế lớn hơn. Ai nắm hầu bao người đó có quyền. Mô thức Nam Thủ Tướng, Trung Bắc Chủ Tịch Nước hay Tổng Bí Thư đã lỗi thòi. Đảng CS dạy "tình hình mới nhiệm vu mới". Tình hình kinh tế Đổi Mới "ngon lành" thì tội gì mà "chịu ép". Dưới khía cạnh chánh trị Đổi Mới Giáo điều, Nam Bắc đó, người ta không ngạc nhiên khi đọc một loạt 14 bài viết bạo phổi của báo Tuổi Trẻ gần đây. Riêng người Việt yêu nước lo ngại nạn kỳ thị Nam Bắc thêm mắm dậm muối Đổi mới Giáo Điều của Đảng CS sẽ lôi lả làm tình đồng bào Bắc, Nam, Trung một nhà thêm sứt mẻ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.