Hôm nay,  

Bước Chân Vì Dân Chủ

13/12/200500:00:00(Xem: 5388)
- Lại thêm một ngày Quốc Tế Nhân Quyền đã trôi qua. Thế giới vẫn còn một vài quốc gia nhất định không chịu trao cho người dân các quyền căn bản -- trong đó Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn, Miến Điện và Hoa Lục.

Trong khi Mạng Lưới Nhân Quyền VN trao giải Nhân Quyền 2005, vinh danh ba lãnh tụ tôn giáo ở quê nhà, thì trong tháng này, một tuần nữa, Quốc Hội Âu Châu sẽ trao giải cao quý nhất về nhân quyền của cơ chế này -- Giải Andrei Sakharov Prize for Freedom of Thought (Giaỉ Tự Do Tư Tưởng Andrei Sakharov) -- cho một nhóm phụ nữ Cuba, bất kể chính phủ Fidel Castro có cho phép đại diện quý bà này đi dự lễ trao giaỉ đó hay không. Sau đây là tổng hợp nhiều tài liệu, bài viết về nhân quyền Cuba.

Họ được gọi là Quý Bà Áo Trắng -- dịch theo Anh ngữ The Ladies in White, hay theo Tây Ban Nha ngữ là Las Damas de Blanco -- nhưng họ hoàn toàn không nghĩ gì tới, hay liên hệ gì tới chuyện thời trang ở đất nứơc độc taì toàn trị Cuba. Họ là hiện thân của lòng can đảm, chính sự xuất hiện của họ trong trang phục màu trắng, chính từng bứơc đi chậm rãi nắm tay nhau giữa thủ đô Havana đã in từng bước chân dân chủ vào lịch sử dân tộc Cuba.

Trong hai năm qua, Quý Bà Áo Trắng biểu tình mỗi Chủ Nhật sau khi dự Thánh Lễ ở một nhà thờ gần Dinh Cách Mạng ở giữa Havana. Họ là vợ, con gái và chị em của các tù nhân chính trị Cuba bị bắt trong tháng 3-2003, trong phong trào “Mùa Xuân Cuba.”

Quý Bà Áo Trắng diễn hành mỗi Chủ Nhật để kêu gọi trả tự do cho chồng và người thân của họ bị bắt bởi chế độc độc đảng toàn trị Cuba vì bày tỏ lời kêu gọi dân chủ.

Ngay từ những bước chân nhỏ bé đầu tiên, Quý Bà đã dấy lên được những tiếng vang toàn cầu. Mặc áo trắng là để biểu tượng cho vô tội và trong sạch, quý bà đã diụ dàng nhưng kiên quyết đứng kình với guồng maý công an khổng lồ sắt máu của Cuba.

Cũng y hệt như ngón võ côn đồ mà công an CSVN đã sử dụng với cụ Hoàng Minh Chính trong các ngày đầu tháng 12-2005, công an Cuba trong hai năm qua đã nhiều lần cho các phụ nữ nặc nô côn đồ ra xô đẩy, la hét, chửi mắng Quý Bà Áo Trắng. Chuyện nặc nô côn đồ ra gây rối giữa Havana lại được công an đứng nhìn, không tỏ phản ứng gì. Quý Bà Áo Trắng vẫn chịu đựng, vì biết rằng bất kỳ phản ứng nào hấp tấp đều có thể dẫn họ vào tù vì tội gây rối an ninh đường phố, làm mất trật tự thủ đô xã hội xã hội chủ nghĩa. Thậm chí, các mụ nặc nô XHCN có thể nằm lăn ra phố, bắt vạ.

Nhưng Quý Bà Áo Trắng đã liều thân ra phố như thế, vì đã nhìn thấy, đã chứng kiến 75 người đàn ông người thân của họ đã hết lòng liều thân hy sinh cho tự do dân chủ của đất nước, và cho hạnh phúc của toàn dân Cuba. Nhóm 75 nhà hoạt động dân chủ bị bắt và phiên tòa khẩn cấp đã tuyên các án từ 6 tới 28 năm tù cho mỗi người.

Lòng can đảm của Quý Bà Áo Trắng cũng thể hiện trong đời sống bình thường. Họ phải vất vả lo nuôi cả gia đình, khi người đàn ông trụ cột phaỉ vào tù. Họ mệt nhọc với hệ thống pháp lý Cuba, khi muốn tìm cách để tiếng nói của họ được có ai đó ở trên nghe tới, và hy vọng mơ hồ rằng sẽ có vị ủy viên trung ương đảng CS Cuba nào khởi tâm nhân đạo mà giảm các án của chồng họ. Làm sao chờ chồng nổi 28 năm nếu họ không bước đi từng bước chân dân chủ ngay từ bây giờ, sau các giờ Thánh Lễ nhà thờ... Và cuộc chiến dân chủ đã từ đó mà khởi đi, lặng lẽ, dịu dàng, và cả thương tâm khi người dân cả nứơc Cuba theo dõi cuộc diễn hành mỗi chủ nhật của quý bà. Hầu hết cả nứơc đều im lặng. Sợ hãi phủ khắp đaỏ quốc Cuba. Chỉ trừ vài nơi, trong tâm hồn vaì người.

Lãnh tụ Fidel Castro gần như nổi điên khi nghe tin Quốc Hội Âu Châu trao giaỉ cho Quý Bà. Castro chửi mắng Quốc Hội Âu Châu là “giả hình lợi dụng, hư hỏng, phi đạo đức...” và khi Tòa Đại Sứ Cộng Hòa Tiệp (Czech) tổ chức bữa tiệc tiếp tân ở một khách sạn Havana để mời Quý Bà tới, thì công an Cuba lập tức ngăn cản.

Đây là lần thứ nhì trong vòng bốn năm mà một tổ chức Cuba được vinh danh bằng một giải thưởng. Năm 2002, Giải Andrei Sakharov Prize for Freedom of Thought trao cho Oswaldo Paya và Đề Án Valera, một phong trào kêu gọi trưng cầu dân ý để cho dân Cuba quyết định tương lai chính thể của họ.

Cái gọi là Quốc Hội Cuba đã từ chối bàn luận công khai về Đề Án Valera, trong đó theo Hiến Pháp Cuba thì Quốc Hội bị buộc phải thảo luận về Đề Án Valera, sau khi Paya và các nhà dân chủ đệ trình hơn 25,000 chữ ký công dân kêu gọi trưng cầu dân ý về các quyền làm người căn bản.

Bất kể hiến pháp, chính phủ Cuba đáp ứng bằng cách bỏ vào tù hơn 50 nhà tổ chức Đề Án Valera, trong đó có chồng, cha và anh/em của Quý Bà Áo Trắng.

Một cuộc thăm dò mới thực hiện tại Cuba bởi tổ chức ngoài chính phủ Solidaridad Espanola con Cuba (Tây Ban Nha Đoàn Kết Với Cuba), đưa ra bản thăm dò đầu tiên trong 4 thập niên. Kết quả cho thấy hầu hết dân Cuba ủng hộ Đề Án Valera, trong đó đòi hỏi thay đổi chế độ theo luật pháp, chứ không phải giải pháp bạo lực.

Theo bản thăm dò, hầu hết dân Cuba tin rằng Quốc Hội Cuba nên thaỏ luận về các vấn đề này. Những người được phỏng vấn nói rằng họ có cái nhìn tích cực về Paya và các lãnh tụ dân chủ khác. Họ nói càng có thêm thay đổi, đời sống họ sẽ đỡ hơn.

Paya và Quý Bà Áo Trắng không có tiếng nói nào ở Cuba, nơi Bộ Văn Hóa kiểm soát gắt gao mọi phương tiện truyền thông, đài truyền hình, truyền thanh và báo chí.

Nhưng những bước chân của Quý Bà Áo Trắng mỗi chủ nhật vẫn đang âm vang, lan dần trong cả nứơc, và đã vọng sang cả lục địa Âu Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.