Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy: Ngày Tỵ Nạn Việt Nam

12/12/200500:00:00(Xem: 5378)
Song song với "Thư Mời Tham Gia Ý Kiến Chọn Ngày Tỵ Nạn VN" của "Nhóm Vì Tự Do", chúng tôi nhận được thêm thư kêu gọi của "Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam- Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Houston Và Vùng Phụ Cận", và một thư khác của "Uy Ban Bảo Vệ Chính Nghiã Quốc Gia Houston". Nội dung hai lá thư đều ngỏ ý không muốn đánh mất đi ý nghĩa lịch sử của ngày 20-7 là ngày CS ký kết hiệp nghị Geneva chia cắt đất nước, và ngày Quốc Hận 30-4 đánh dấu ngày CS cưỡng chiếm Miền Nam, tạo nên không biết bao nhiêu thảm cách cho dân tộc suốt 30 năm qua. Trước sự kiện này chúng tôi mạn phép đưa ra một số nhận xét về hai lãnh vực ý nghĩa lịch sử và "phương pháp trưng cầu dân ý" như một sự quan tâm, chia sẻ.
Về phần ý nghĩa lịch sử, theo cạn nghĩ của chúng tôi, ngày 20-7 là ngày mang những ý nghĩa đặc biệt phi không gian và thời gian, với tất cả những ấn tích chia ly, tan tác, hận thù. Không ai có thể phủ nhận, ngày ấy đã cưu mang cả một sự kiện lịch sử của dân tộc, không hề mang ý nghĩa trực tiếp nào cho 3 triệu người tỵ nạn tại hải Ngoại. Hơn nữa, ngày 20-7 còn là ngày đau thương, uất hận, và nó đã được hình thành bởi sự man trá, bịp bợp, phản bội của tội đồ Hồ Chí Minh và bè lũ CS qua hiệp nghị Geneva. Do đó, chúng ta cũng không thể xoá bỏ ngày 20-7.
Riêng ngày 30 -4 thì lại càng quan trọng hơn, vì đây mới chính là ngày đen tối nhất của dân tộc. Ngoài những đau thương, ly tán như ngày 20-7, nó còn là ngày CSVN đã đưa toàn thể dân tộc vùi sâu trong vũng lầy đen tối nhất của nhân loại. Ngày 30-4 cũng đánh dấu ngày toàn dân miền Nam đã bị cướp trắng tay, dắt díu nhau đi vào một nhà tù vĩ đại không cửa sổ của CSVN ròng rã đã 30 năm qua.
Xuyên suốt lịch sử của dân tộc, rõ ràng ý nghĩa của những ngày 20-7 và 30-4-1975 đã là một sự hiển nhiên, bất khả chối từ. Do đó, hai ngày lịch sử 20-7 và 30-4 không dành riêng cho nhữngngười Tỵ Nạn mà nó đã thuộc vể toàn dân. Không thể vì một lý do gì lại có thể xoá bỏ hay bóp méo ý nghĩa lịch sử của nó.

Những ấn tích muôn đời ta phải nhớLà máu xương, ly tán của muôn ngườiXác bềnh bồng trôi dạt giữa biển khơiNỗi Quốc nhục biết bao giờ tẩy sạch

Như vậy, việc đề nghị hai ngày 20-7 và 30-4, không hội đủ điều kiện cả tình lẫn lý, Ngược lại, nếu chọn một trong hai ngày nay cho Ngày Tỵ Nạn VN sẽ rất bất lợi cho công cuộc đấu tranh chung của toàn dân trong hiện tại nói chung và CĐ ngưòi Việt tại hải ngoại nói riêng.
Còn việc "Nhóm Vì Tự Do" đưa ra đề nghị "Trưng cầu Dân Ý" bằng Internet và bưu điện, theo tôi rất nguy hiểm. Thử hỏi ai có thể kiểm soát tất cả danh sách trên Web và thư là của Người Việt Tỵ Nạn mà không phải là của bọn VC nằm vùng và Du Sinh phải làm theo lệnh đảng. Riêng trên Web thì lại phức tạp hơn, vì phương pháp này đã vô tình tạo cơ hội cho tất cả cán bộ đảng CSVN có thể tham gia, lèo lái , "đóng đinh" ngày 30-4 làm "Ngày Tỵ Nạn", hầu xoá bỏ tất tội ác mà chúng đã đè lên đầu toàn thể dân tộc từ hơn 30 năm qua. Nó cũng không khác hành động bỉ ổi khi CSVN áp lực Nam Dương và Mã Lai để tiêu hủy những tấm bia tưởng niệm trên hai đảo Galang và Bidong trong mấy tháng trước đây. Vì vậy, chúng ta không nên vì bất cứ lý do gì để VC được toại nguyện trong thế trận "Bất Chiến Tự Nhiên Thành" với mưu đồ xóa bỏ tội ác của chúng trước lịch sử bằng cách biểu quyết thay tên, đổi nghĩa của một trong hai ngày lịch sử (20-7 và 30-4).
Sự kiện "Nhóm vì Tự Do" đề nghị tìm một ngày để làm "Ngày Tỵ Nạn", thực ra là điều cần thiết và ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu lấy một ngày mang nhiều ấn tích máu xương do CSVN gây ra như ngày 20-7 và 30-4 là một điều không có lợi mà chỉ có hại. Nó có thể bị hiểu lầm như một dụng ý nhằm bóp méo lịch sử, xóa bỏ những dấu tích về tội ác của CS.

Ba mươi năm, nước non đầy tử khíGió chập chờn, đưa đẩy tiếng hờn oanThương quê hương, cơn máu lửa điêu tànXót vận nước, xin bình tâm, tỉnh trí

Sau cùng, theo thiển ý của chúng tôi, tìm một ngày để tượng trưng cho "Ngày Tỵ Nạn VN", có lẽ không còn ngày nào có thể thích hợp hơn ngày 14 tháng 11, vì chính đây là ngày Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố vấn đề thuyền nhân VN là mối quan tâm hàng đầu của Cao Ủy Tỵ Nạn vào lúc cao trào vượt biên đang dâng cao năm 1978. Như vây, kính mong "Nhóm Vì Tự Do" và qúy đồng hương cẩn thận suy xét về cả thể thức trưng cầu dân ý lẫn ý nghĩa trong việc chọn Ngày Tỵ Nạn VN, để xứng đáng với lòng mong mỏi và sự kỳ vọng của dân tộc và của lịch sử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.