Hôm nay,  

Thời Sự Úc: Thiếu Dinh Dưỡng, Thảm Họa Của Người Già Tại Úc

12/12/200500:00:00(Xem: 5681)
Người ta thường nghĩ rằng Úc là một quốc gia văn minh với hệ thống an sinh xã hội và y tế căn bản khá tốt khả dĩ chăm sóc cho những người kém thế trong xã hội, đặc biệt là những người già nua, yếu ớt, bệnh tật, và đảm bảo được cho những người này một cuộc sống tương đối đầy đủ, không đến nỗi phải bị thiếu dinh dưỡng, chết đói, chết khát như ở các quốc gia chậm tiến, kém phát triển. Thế nhưng, một bài báo của ký giả Peter Ellingsen đăng tải trên tuần báo Sunday Age ngày 4/12/05 vừa qua đã đánh tan ý tưởng ấy và gióng lên một hồi chuông báo động về thảm cảnh Những người già ở Úc đang phải nhịn đói.
Bài báo cho biết trong số 400,000 người già nua ở tiểu bang Victoria có vô số người bị thiếu dinh dưỡng đến độ phải mang bệnh tật và chết dần mòn để tạo nên một xì-căng-đan có tầm vóc quốc gia mà - đau đớn thay - không ai thèm nhắc đến. Giáo sư Allan McLean giám đốc của National Ageing Research Institue - Học Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Người Già - thuộc đại học Melbourne đã miêu tả vụ việc này như “một sự sỉ nhục của đất nước”.
Theo ký giả Ellingsen thì sự lơ là về nhu cầu dinh dưỡng cũng như về nhu cầu y tế về răng của người già xảy ra rất nhiều ở tư gia cũng như ở nhiều viện dưỡng lão tư nhân trên toàn Victoria. Rất nhiều người già nua sống đơn độc tại nhà bị thiếu dinh dưỡng vì không tự nấu nướng đều đặn được. Không ít viện dưỡng lão tư nhân có lẽ vì lợi nhuận đã không ngần ngại “tiết kiệm” cắt giảm khẩu phần lương thực của những người già cư ngụ tại đấy.Hồi đầu năm nay, phòng dinh dưỡng thuộc Trung Tâm Y Tế Caulfield phổ biến kết quả cuộc nghiên cứu về những bệnh nhân lão niên đã được đưa vào trung tâm chữa trị về các bệnh liên quan đến tuổi già. Cuộc nghiên cứu cho thấy 39% những người này bị thiếu dinh dưỡng. Và hầu như tất cả những người nào có bệnh cần phải lưu lại trung tâm từ một tháng trở lên đều đã bị thiếu dinh dưỡng trước đó.
Tuy nhiên, bà Mary Barry, tổng giám đốc Victorian Association of Health and Extended Care - Hiệp Hội Y Tế và Chăm Sóc Dài Hạn tại Victoria - tổ chức đại diện cho kỹ nghệ viện dưỡng lão cho biết vấn để dinh dưỡng có ưu tiên cao nhất và rất nhiều người trong kỹ nghệ này đã “cố gắng vượt bực” (go out of their way) để đáp ứng cho nhu cầu của những người cư ngụ dưới sự chăm sóc của họ.
Giáo sư McLean cũng cho rằng những vụ lơ là bất cẩn trong dịch vụ chăm sóc người già hiếm khi nào xảy ra vì sự cố tình. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm là rất nhiều người đến cho ông khám bệnh trị liệu sau khi vô tình bị ngã đều ốm một cách đáng sợ (dangerously thin). Ông nói: “Đa số không có tí cơ bắp nào bao phủ lên xương của họ cả. Kiếm được một người có da có thịt còn khó hơn là kiếm phân của ngựa gỗ nữa”.
Kết quả một cuộc nghiên cứu của Phân Khoa Khoa Học Thể Dục và Dinh Dưỡng (School of Exercise and Nutritional Scienc) cũng yểm trợ cho nhận xét của GS McLean. Cuộc nghiên cứu của nữ giáo sư Caryl Anne Nowson cho thấy những người cư ngụ tại viện dưỡng lão thường bị ốm đói (undernourished) và không hội đủ những điều kiện căn bản của mọi đo lường về mức độ dinh dưỡng (dietary measures).
Trong tổng số 169 người tham gia vào cuộc nghiên cứu thì 80% không nhận đủ chất calcium, 60% không đủ nhận đủ năng lực (energy) và 40% không đủ chất đạm (protein). Họ cũng thiếu Vitamin D vì thiếu ánh nắng mặt trời. GS Nowson cho biết kết quả cuộc nghiên cứu này tiêu biểu cho toàn thể những viện dưỡng lão trên toàn tiểu bang Victoria.

Tổng thư ký của Helath Services Union - Công Đoàn Các Dịch Vụ Y Tế - ông Jeff Jackson cho biết theo những dữ liệu mà ông thâu thập được từ thành viên của công đoàn - bao gồm đầu bếp, lao công lau chùi quét dọn và nhân viên chăm sóc người già tại các viện dưỡng lão - thì các viện dưỡng lão cung cấp phần ăn với giá đổ đồng bình quân là $1.75 mỗi phần, và đấy là lý do của sự thiếu dinh dưỡng của những người cư ngụ tại viện dưỡng lão. Ông nói: “Tiêu chuẩn của đồ ăn rất tệ lậu. Những chuyên viên chăm sóc người già thuộc công đoàn của chúng tôi thường cho chúng tôi biết rằng những người già vào cư ngụ tại các viện dưỡng lão đều bị sụt cân rất nhiều vì thiếu thực phẩm, vì thức ăn không ngon hoặc không ăn được”.
Tuần qua, Hiệp Hội Y Sĩ Úc - Australian Medical Association đã lên tiếng kêu gọi thành lập một tiêu chuẩn dinh dưỡng toàn quốc mà tất cả các viện dưỡng lão trên toàn nước Úc phải tuân thủ.
Giáo sư McLean cho biết sự thiếu hiểu biết (từ những người chăm sóc người già, cũng như của chính những người già) về nhu cầu dinh dưỡng của người lão niên chính là một yếu tố quan trọng. Ông cho biết người lớn tuổi thường ít hoạt động, và vì thế, ăn không ngon nên ít ăn. Và do đó, bị thiếu dinh dưỡng.
Một nhân tố không kém quan trọng của vấn nạn này là việc người già nua không thể nào nhai thức ăn được vì những nhu cầu y tế về răng miệng của họ đã không được đáp ứng. Trên toàn quốc hiện có khoảng 650,000, đa số là người già, đang nằm trong danh sách chờ đợi được các bệnh viện công đáp ứng cho nhu cầu y tế về răng của họ vì họ không đủ tiền để đi nha sĩ tư.
Thêm vào đó, kể từ năm 1997, khi chính phủ Howard hủy bỏ chương trình y tế về nha miễn phí (national dental program) thì không ít người già đã không thể nào làm răng giả được nữa.
Trớ trêu thay, một bản phúc trình của Hội Đồng Khoa Học Kỹ Sư và Phát Minh (Science, Engineering and Innovation Council) của chính thủ tướng Howard có nêu lên rằng “những khó khăn trong vấn đề y tế về răng miệng thường khiến người già khó nhai những loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng như trái cây, rau cải và các loại hột đậu”.
Tuy bài báo chỉ tập trung vào vấn nạn ở tiểu bang Victoria, thế nhưng, người ta không thể nào không suy gẫm khi thấy ở thế kỷ 21 tại một quốc gia mệnh danh là tiên tiến hàng đầu trong khối OECD mà lại có một số không nhỏ dân số phải sống trong cảnh cơ cực như thế. Và người ta lại càng phải lo âu hơn nữa khi chính phủ các cấp từ tiểu bang đến liên bang lại có vẻ như không có một hành động nào thích hợp để giải quyết vấn nạn này, cho dù đã có không ít dữ liệu về nó.
Đáng chê trách hơn nữa là việc chính phủ liên bang - vốn có trách nhiệm chính trong vấn đề dưỡng lão - thường đánh trống thổi kèn ngợi ca thế hệ cha anh, ngợi ca những người cựu quân nhân thuộc các thế hệ đã tham chiến trong hai kỳ Thế Chiến, thậm chí tổ chức lễ quốc táng linh đình rầm rộ cho các cựu quân nhân Thế Chiến I, nhưng lại phủi tay, ngoảnh mặt làm ngơ trước những thảm cảnh đau lòng mà những người dân thuộc các thế hệ này, vốn đã đóng góp và hy sinh không kém các cựu quân nhân ấy, và để họ phải chết dần mòn vì suy dinh dưỡng.
Thảm nạn này quả là một quốc sỉ cho nước Úc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.