Hôm nay,  

Chiến Lược Rút Quân

08/12/200500:00:00(Xem: 5342)
- Rút đây quyết nhiên không phải câu nói mỉa mai “tẩu vi thượng sách”. Chữ Hán “tẩu” có nghĩa là chạy, dù chạy có cờ cụp đàng đuôi hay dựng cờ phía trước mà chạy cũng là “tẩu”. Mấy cụ nhà Nho của ta thời xưa đã dùng mấy chữ trên để chỉ những kẻ hèn nhát bỏ chạy sau khi lâm trận.

Tuần trước Tổng Thống Bush đã công bố chiến lược rút quân Mỹ ra khỏi Iraq. Rút quân có kế hoạch không phải là bỏ chạy như những kẻ xấu mồm thường la lối. Rút theo chiến lược cũng không phải “di tản chiến thuật” như dân miền Nam Việt Nam khi xưa dã từng ngao ngán. Rút chiến lược là rút tùy theo tình hình tổng quát của cuộc chiến cho phép, đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình chính trị, chính sách nội bộ và quốc tế.

Cũng vì bối cảnh quốc tế đó, cũng nên xét qua lịch sử xem nước Mỹ đã từng tham chiến như thế nào. Trong thế kỷ trước Thế chiến I nổ ra từ tháng 8-1914 với việc Đức tuyên chiến với Nga, Pháp, Bỉ, kế đó Anh tuyên chiến với Đức, nhưng đến tháng 6 năm 1917 Mỹ mới nhẩy vào vòng chiến đánh Đức. Thế chiến II khởi sự từ tháng 9 năm 1939 với việc Đức Quốc xã xâm chiếm Ba Lan, nhưng đến tháng 12 năm 1941, sau khi bị Nhật Bản bất ngờ tấn công Pearl Harbor, Mỹ mới chính thức tuyên chiến với Trục Đức Ý Nhật. Năm 1950 Mỹ lãnh đạo quân đồng minh tham chiến ở Triều Tiên vì Cộng sản Bắc Hàn đã xua quân tấn công Nam Hàn. Sau khi có chí nguyện quân Trung Quốc tham chiến, năm 1953 quân đồng minh rút về vĩ tuyến 39 ngăn đôi hai miền và thỏa hiệp đình chiến được ký kết. Nhưng từ đó đến nay hơn nửa thế kỷ, quân Mỹ vẫn phải trú đóng tại Nam Hàn để canh chừng. Đây là một cuộc đóng quân lâu dài nhất của Mỹ vì chỉ có hòa nhưng không có giải, một bài học lịch sử, chắc người Mỹ không quên.

Năm 1965, sau một thời gian thay thế quân đội Pháp làm cố vấn cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Đến năm 1973 quân Mỹ rút khỏi Việt Nam sau khi ký kết Hiệp định ngừng bắn Paris với Cộng sản Hà Nội. Cuộc rút quân này được thoải mái, coi như cuộc rút có danh dự nhưng trên thực tế Mỹ đã thua mà rút vì Mỹ phải rút mà không đòi được quân đội Cộng sản Bắc Việt cũng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Và đến lúc chót, vài giờ trước khi quân đội Cộng sản chiếm Saigon, Đại sứ Mỹ đã phải cuốn cờ leo lên trực thăng mà chạy. Về sau, một số nhân vật trong chính quyền Mỹ vẫn cho rằng vì quân đội Việt Nam Cộng Hòa không có ý chí chiến đấu nên miền Nam Việt Nam mới rơi vào tay Cộng sản. Sự thật Mỹ đã mua sự rút quân bằng một giá rất đắt, và người phải trả giá đó lại là người dân miền Nam Việt Nam. Bài học này cho thấy đối với một cường quốc, tham chiến thì dễ, rút quân thì khó.

Vậy bây giờ kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Iraq như thế nào" Theo lời trình bày của TT Bush, Mỹ sẽ rút quân theo ba kỳ hạn, coi như rút từng phần. Thứ nhất ngắn hạn, Mỹ sẽ giảm quân nếu chính quyền Iraq thực hiện được tiến bộ vững chắc trong cuộc chiến chống khủng bố, hoàn tất những dấu mốc về chính trị, xây dựng các cơ chế dân chủ, đặt nền móng cho một nền kinh tế lành mạnh, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng an ninh của họ. Thứ hai trung hạn, Mỹ sẽ rút thêm nếu chính quyền Iraq lãnh đạo được việc đánh bại khủng bố và tự lo lấy an ninh cho dân của họ, có một chính phủ hợp hiến và một chính sách kinh tế có lợi. Thứ ba dài hạn, Mỹ sẽ rút nữa nếu Iraq đã đánh bại được khủng bố và tiễu trừ được hết bọn nổi loạn, phát triển thành một nước hòa bình, thống nhất, ổn định và an toàn, trở thành một thành phần của cộng đồng quốc tế và một đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.

Kế hoạch triệt thoái của Bush thật hợp lý, nhưng câu hỏi đầu tiên là bao giờ kỳ hạn I bắt đầu" Trong khi cuộc chiến còn đang ngang ngửa, không có địch thủ nào dại dột công bố ngày nào sẽ rút quân, dù chỉ rút từng phần, vì làm như vậy là sẽ khuyến khích cho đối phương và cũng tự đưa mình vào thế kẹt. Vì thế trong sách lược của Bush không có thời điểm mà chỉ có chữ “khi nào” hay “nếu”. Sách lược này thật ra cũng không có gì mới, TT Bush chỉ tóm gọn lại những gì mà người ta đã biết Mỹ phải làm và sẽ làm sau khi lật đổ được kẻ độc tài Saddam Hussein.

Chúng tôi nghĩ sở dĩ TT Bush phải đưa kế hoạch này ra nói lại cũng chỉ vì những áp lực nội bộ Mỹ ngày càng gia tăng khi dân Mỹ đã thấy bất mãn vì tình hình Iraq. Nhưng sự công bố kế hoạch rút quân cũng nhắm mục đích nói rõ cho dân Iraq thấy Mỹ không có ý định chiếm đóng lâu dài Iraq vì những cuộc thăm dò mới đây cho thấy dân Iraq dù ghét chế độ Saddam Hussein và chống các hành động khủng bố, nhưng cũng không thích quân đội Mỹ ở lại nước của họ.

Sách lược của TT Bush nói chung vẫn có một ý nghĩa then chốt: Mỹ chỉ rút quân khỏi Iraq khi nào đạt được chiến thắng. Bởi vậy sách lược rút quân có thể đổi lại là “sách lược chiến thắng”. Về câu hỏi kỳ hạn I được gọi là “ngắn hạn”, tức sẽ có sớm chớ không lâu, các giới chức chính quyền Bush đã đưa ra một sự “ước chừng” vào khoảng đầu năm 2006. Một điều rất khích lệ là cho đến nay chính quyền mới của Iraq đã đạt được tiến bộ trong khuôn khổ chữ “nếu” ông Bush đã đưa ra. Nhưng cũng phải chờ đến ngày 15-12 khi dân Iraq đi bầu về Hiến pháp, người ta mới có thể thấy tiến bộ đó lớn như thế nào. Tuy nhiên sự “ước chừng” cũng có những hậu quả của nó. Đầu tháng 12, Bulgaria và Ukraine có khoảng 1,250 quân đã tuyên bố sẽ rút hết quân ra khỏi Iraq trong tháng này. Các nước đồng minh khác như Úc, Anh, Ý, Nhật Bản, Ba lan và Nam Hàn sẽ rút hay bớt quân vào mùa hè năm tới. Thành ra vào thời điểm đó có đến một nửa quân số đồng minh sẽ rút.

Sách lược chiến thắng của Bush với chữ “nếu” là đẹp. Chỉ có điều phiền là thành hay bại không thuộc ý chí của Mỹ, mà thuộc ý chí của người khác, những người Mỹ đã vận động đưa vào chính quyền lâm thời của Iraq. Và Mỹ cũng không thể đổ lỗi cho ai để bỏ cuộc ra về.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.