Hôm nay,  

Ngày Việt Nam & Lễ Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Trường Âm Nhạc Dân Tộc

06/12/200500:00:00(Xem: 5703)
Chủ Nhật, 20/11 vừa qua, tại TTVH & SHĐ NVTD "Ngày Việt Nam" & "Lễ Kỷ Niệm 10 năm thành lập Trường Âm Nhạc Dân Tộc" đã được tổ chức trọng thể trong niềm vui và sự tự hào của đông đảo quý vị quan khách, đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, cùng quý đồng hương, quý phụ huynh, thầy cô giáo, và học sinh của Trường.
Từ cổng vào, người tham dự được đón chào bằng những biểu ngữ “Chào mừng quan khách”, “Ngày Việt Nam”, “ Kỷ Niệm 10 Năm Trường Âm Nhạc Dân Tộc, Trung Tâm Việt Học", "30 Năm định cư” v.v...
Nhìn qua chương trình, mọi người tham dự đều ngạc nhiên trước các tiết mục phong phú, đa dạng, vừa vui thú bổ ích, vừa đậm đà màu sắc truyền thống của quê hương Việt Nam, bắt đầu từ 10g sáng đến 9 giờ tối, với những mục: Triển lãm Tranh về Sử Việt Nam cận đại, triển lãm sinh hoạt Trường, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi dân gian, đố vui kiến thức phổ thông, đàn ca tài tử, và cuối cùng là phần khai mạc chính thức lúc 5g30 chiều, kèm theo một chương trình văn nghệ do học viên và thầy cô giáo phụ trách, kết thúc bằng trích đoạn cải lương “Hàn Mạc Tử”.
Bà Phạm Minh Lan, trưởng Ban Tổ Chức, cho biết: Để đánh dấu 10 năm sinh hoạt, Trường mong muốn tạo được không khí Việt Nam cho mọi giới, chính vì vậy nên gọi là “Ngày Việt Nam”. Và quả thật, đúng như mục đích cao đẹp của Ban Tổ Chức, trong lòng người tham dự, không khí Việt Nam đã chan hòa, thắm đượm tình quê hương, qua các tiết mục vui chơi trong ngày cho đến các hình ảnh đấu tranh hào hùng chống CS, tới các món ăn đậm đà hương vị quê nhà được mọi người đóng góp cho Trung Tâm SHCĐ.
Vừa bước qua bậc thềm để vào bên trong Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, khách tham dự được ngắm những bức tranh về cuộc chiến Việt Nam với những anh hùng viết nên lịch sử cận đại: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng trên chiến trường và hòa nhã tình quân dân với người dân đô thị cũng như thôn quê. Những bức tranh về phong cảnh, những bức chân dung, không phải chỉ là của họa sĩ Trần Đoàn, thầy giáo hội họa của Trường, đã từng triển lãm tại các địa điểm triển lãm Úc Việt nổi tiếng, mà còn là của các học viên của lớp hội họa của TT Việt Học. Có những họa sĩ ký tên chỉ mới 6, 7 tuổi, nhưng nét vẻ rất linh động, có hồn, báo hiệu những tài năng mới đang nảy nở...
Cạnh phòng triển lãm tranh là phòng trưng bầy những hình ảnh học hành và sinh hoạt của trường. Thời gian trôi qua như trong chớp mắt. Từ năm 1995 đến nay thấm thoát đã được đúng 10 năm. Nhìn những tấm hình chụp các thầy cô giáo cũng như các học viên từ cách đây 10 năm, người ta không khỏi chạnh lòng nhận thấy mầu thời gian đã được đánh dấu bằng những vết nhăn trên khuôn mặt của các thầy cô giáo, đồng thời bằng sự phát triển tăng vọt của các bạn trẻ. Có nhiều học viên, trong hình, lúc bắt đầu học cách đây 10 năm, chỉ là những em thiếu nhi ở tuổi 12. Hôm nay, cùng trình diễn với các bạn, cùng tham dự tiếp tân, chính các em ấy đã trở thành những thiếu nữ xinh sắn, những chàng trai Việt tuấn tú, chững chạc, đầy nhựa sống.
Vào khoảng 11giờ sáng là mục “giới thiệu và hướng dẫn các trò chơi dân gian” do Gia Đình Phật Tử và Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Nhìn quanh hội trường với nền bằng xi măng, lác đác những hình vẽ để chơi “cò cò”, “cò cò xủi”, “ô ăn quan”, lại có khu chơi “bông vụ”, “banh đũa” hoặc “chơi chuyền”, “chơi đánh đáo”, “tạt lon”, “rải ranh” v.v… Những tham dự viên trung niên, những khuôn mặt quen thuộc cũng như xa lạ với cộng đồng đều tham gia thích thú vào các trò chơi trên và hướng dẫn các bạn trẻ cùng chơi. Có nhiều bạn trẻ, lúc đầu còn bỡ ngỡ không biết đường đi nước bước thế nào để “ăn quan”, hoặc cứ làm rơi đũa khi chuyền và thẩy banh. Có em lẩm bẩm bằng tiếng Anh “I don’t know what I am doing. How can I win"” Nhưng chừng 15 phút sau, các em chơi rất khá và thích thú, có em lẩm bẩm tiếp: “I know how to win now, it’s fun!”. Nhẩy cò cò là một môn chơi thu hút nhiều người tham gia để còn “cất nhà”. Suốt thời gian này thật là vui và cảm động: người lớn, trung niên tìm lại được những giờ phút vui chơi khi họ còn thơ ấu tại VN, các bạn trẻ học hỏi được những trò chơi lạ, sáng tạo và đầy tinh thần đồng đội mà cha mẹ họ đã hưởng khi còn ở tuổi các bạn.
Còn trò chơi dân gian do Hội Cao Niên phụ trách, là các khu ngồi bàn hoặc trải chiếu để chơi tổ tôm, tứ sắc, chơi cờ tướng v.v…, một khung cảnh rất VN.
Mục “Đố Vui Kiến Thức Phổ Thông” được các bạn trẻ của tập Thể Hậu Duệ Chiến Sĩ VNCH và Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ phụ trách. Các câu hỏi được gói trong bao lì xì mầu đỏ treo trên cành mai. Có hai loại câu hỏi, một loại dành cho các em tiểu học, một loại dành cho các em trung học. Các anh chị phụ trách đưa “ứng viên” ra cành mai để các em tự bốc câu hỏi. Có những câu hỏi thật vui và dễ thương như: “Ba của ba gọi là gì"”, “Gạo nấu chín gọi là cơm, còn gạo nếp nấu chín gọi là gì"”. Các em lớn hơn thì được hỏi những câu: “Thế Vận Hội Olympics năm 2000 được tổ chức ở đâu"” hoặc “Thủ Hiến NSW tên là gì"”, “Cờ Úc có mấy ngôi sao”, “Cờ VN có ba sọc đỏ nghĩa là gì"” Không phải chỉ các em mới được trả lời, mà phụ huynh cũng được tham gia trong những câu về lịch sử mà các em “bí”, chẳng hạn như: “ Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm nào"” Mọi người tham dự đều được những giây phút thoải mái với những câu trả lời ngây ngô hoặc tinh xảo của các em, và nhất là vì, trả lời đúng hay sai đều có thưởng!
Mục “Đàn Ca Tài Tử” vào lúc 3g30 là một mục rất thu hút, thấm đượm tình tự quê hương. Đây là một điều hơi lạ đối với nhiều người xem nhưng lại rất thân thương đối với người tham dự, vì gợi lại không khí tại quê nhà. Tương tự như “karaoke” nhưng không có lời ghi trên màn ảnh, mục này dành cho mọi người “mộ điệu” cổ nhạc, ai thích hát bài bản gì thí cứ việc lên micro hát, đương nhiên, vì “mộ điệu” nên thuộc lòng, và có sẵn các thầy cô giáo đàn cổ trong Trường Âm Nhạc Dân Tộc và các thân hữu đàn phụ họa theo. Nào là bài Lý Con Sáo, nào là Trăng Thu Dạ Khúc, Vọng Cổ, Nam Ai, cứ thế được cất lên, tự nhiên và say sưa v.v… Nhiều người tham dự đã cảm động nhớ lại năm xưa từng trải chiếu ngồi gốc cây sau vườn nhà, tụm năm tụm ba với những người say mê ca cải lương, và cứ thế thay phiên nhau hát suốt đêm thâu.
Phần khai mạc chính thức vào lúc 5g30 bắt đầu bằng bài quốc ca Úc Việt rất trang nghiêm và cảm động trong khung cảnh “Ngày Việt Nam” mà mọi người vừa trải qua từ sáng đến giờ. Trong lòng những ai tham dự từ sáng, chắc hẳn còn vương vấn những cảm xúc nhớ quê hương, rạo rực sống lại những ngày xưa thân ái với những trò chơi quen thuộc nhưng đã bị bỏ vào dĩ vãng từ lâu, sống lại với những bài ca cổ trong không khí “tài tử” của khách “mộ điệu” cổ nhạc. Đối với các bạn trẻ, đây là dịp tiếp xúc với quá khứ sống của cha mẹ. Các bạn cũng rạo rực không kém.
Mọi người cũng vui mừng khi được nghe BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch CĐLB, ông Mai Đức Hòa, Phó Chủ Tịch CĐTB NSW phát biểu với những lời khen ngợi và khuyến khích Trung Tâm Việt Học được phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Bà Phạm Minh Lan đại diện ban Điều hành Trường đã tóm tắt về sự hình thành và các nỗ lực của Trường Âm Nhạc Dân Tộc suốt 10 năm qua. Bà cũng cho biết buổi tổ chức hôm nay, ngoài sự đóng góp tập dợt của học viên và thầy cô giáo của Trường, còn được sự giúp đỡ của Hội Đồng Thành Phố Fairfield với tài khoản $4,000 để phát triển văn hóa tại địa phương. Bà cũng ân cần giới thiệu những thầy cô sát cánh với Trường từ năm đầu tiên và vẫn còn đang giúp Trường hiện nay, đó là thầy Hoàng Quốc Cung và Cô Phạm Ánh Linh. Về phía học viên thì anh Đỗ Xuân Quang là một học viên từ năm đầu tiên (về bộ môn ca cổ), và hiện nay vẫn sát cánh với Trường, và đặc biệt hơn nữa, vẫn hằng tuần đưa con trai 7 tuổi đến học tại Trường (bộ môn hội họa), một sự tiếp nối hai thế hệ một cách đầy ý nghĩa. Tưởng cũng nên nhắc đến cô Mai Lan là cô giáo mới nhất, vừa tham gia dậy đàn tranh cho Trường được 6 tháng nay. Còn học viên mới nhất là em Ái Liên, 8 tuổi, học đàn tranh, vừa bắt đầu được 4 tuần lễ.

Phần trình diễn văn nghệ thắm đượm tình tự quê hương bắt đầu bằng một tiết mục hòa tấu các đàn bầu, tranh, sáo, tỳ bà, guitar, do các học viên trình diễn. Các em vừa đàn xong bài Trống Cơm, cử tọa vỗ tay không ngừng, không hẳn vì các em đàn hay, mặc quần áo đẹp, mà là vì các em tượng trưng cho sức sống và nỗ lực tiếp nối trong việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền Việt Nam tại Úc. Điều đáng để ý là trong số 8 em trình diễn có những em sanh tại Úc, khi đến Trường lần đầu đã không nói được tiếng Việt, nhưng đã “cảm” được âm thanh ray rứt hay réo rắt lạ thường của đàn bầu, đàn tranh và xin theo học, và càng học, các em càng say mê thêm. Các em còn có những màn múa dân tộc rất sinh động và dịu dàng. Học viên guitar cổ, một thanh niên trẻ với ngón đàn ngọt lịm trong bài Lý Con Sáo, cũng tỏ ra sẵn sàng tiếp nối được thầy cô, mặc dù rất bận bịu với cuộc sống cuốn hút bên ngoài với kỹ thuật tinh vi của nghề nghiệp. Các học viên guitar tân nhạc cũng không kém phần điêu luyện, vừa độc tấu, vừa song tấu. Học viên đàn bầu, những chàng thanh niên mà nhìn bên ngoài tưởng rằng đam mê những dòng nhạc của Tây phương, đã cống hiến những tiếng đàn bầu ấm áp và ngọt ngào tình tự quê hương. Ngoài các học viên trình diễn, các thầy cô cũng góp tiếng đàn tiếng hát để chương trình thêm phong phú. Các nghệ sĩ thân hữu như ca sĩ Bích Hà, nghệ sĩ tấu hài Mỹ Linh, Nhóm Hương Ca v.v… đã đóng góp những tiết mục đặc sắc.
Cái đinh nhiều người mong đợi là trích đoạn cải lương “Hàn Mạc Tử”, kỷ niệm lần giỗ thứ 65 của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Trong suốt 30 phút của trích đoạn, nhiều người đã rơi lệ theo dõi như uống những lời ca, điệu nhạc và cung cách diễn xuất của cô Bảo Trang và các học viên bộ môn Ca Cổ của Trường.
Suốt chương trình, âm thanh đã đánh động lòng người. Thêm vào đó cách trang trí hội trường cũng đã ghi đậm trong tâm trí người tham dự nỗi nhớ thương cho thân phận người Việt Nam. Cảnh thuyền vượt biển lênh đênh trên sóng, tưởng chừng như sắp bị cuốn hút đi. Đặc biệt sân khấu được trang trí bởi hai con rồng, phượng làm toàn bằng rau quả, lá cây. Có ai nghĩ rằng những tép tỏi lại là những chiếc răng của Rồng" Những túm đầu quả thơm lại là những vẩy của Rồng, và những cành lá mỏng, dài, vút cong lại là những lông trên mình chim Phượng" Bốn bức tranh Cầm Kỳ Thi Họa cũng tăng thêm vẻ đẹp của sân khấu.
Bên cạnh đó những món ăn do các thân hữu của Trường nấu cũng đã giúp tham dự viên hưởng thêm mùi vị dân tộc, và tạo dịp cho tham dự viên đóng góp cho TTSHCĐ.
Sau buổi văn nghệ, mọi người ra về, tâm hồn còn vấn vương những hình ảnh, những âm thanh dân tộc. Quả thật, ai ai cũng thấy ấm lòng, khi được sống trọn vẹn một “Ngày VN” với đầy đủ âm thanh, màu sắc, hương vị, tình người... ở một vùng đất cách xa quê nhà cả vạn cây số...

*

10 Năm, Một Chặng Đường Thành Công...

Vào năm 1995, dưới sự điều hành của Giáo Sư Hồ Đình Chữ, lúc ấy là Chủ Tịch Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục tại New South Wales, bà Phạm Minh Lan và các thành viên trong Hội Đồng đã có ý kiến tạo một sinh hoạt thường xuyên cho giới trẻ Việt Nam qua hình thức một lớp dậy âm nhạc dân tộc để duy trì âm nhạc cổ truyền Việt Nam cho các bạn trẻ như một nỗ lực giữ gìn bản sắc dân tộc. Năm đầu tiên, trường may mắn được sự cộng tác chân thành và chí tình của các thầy cô giáo gồm các cô Ngọc Anh, Ánh Linh (trong bộ môn đàn tranh), ông Hồ Ông (trong bộ môn sáo trúc và đàn bầu), cô Thu Hường (trong bộ môn ngâm thơ), ông Nguyễn Phước (trong bộ môn nhạc lý). Số học viên năm đầu tiên là 60 người, tuổi từ 7 đến 70 tuổi, đa số là các bạn trẻ từ 15 đến 25 tuổi, các bạn học sinh sinh viên. Năm đầu tiên đó, các học viên không phải đóng tiền học phí vì Ban Điều Hành Trường nhận được một tài khoản là $9,500 của chính phủ tiểu bang NSW cấp để mua sắm nhạc cụ. Với số tiền khiêm tốn đó, thay vì chỉ mua sắm nhạc cụ, ban Điều Hành đã sử dụng để duy trì một năm học đầu tiên của Trường.
Sang năm thứ hai, rồi thứ ba cho đến thứ mười, Trường không nhận được một tài khoản nào. Các học viên phải đóng học phí. Ban Điều Hành tưởng rằng Lớp Nhạc Dân Tộc sẽ phải từ từ đóng cửa hoặc thu gọn lại. Chẳng ngờ, với sự điều hành khéo léo, với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo chỉ nhận thù lao tượng trưng, với sự khuyến khích của phụ huynh, và nhất là sự cố gắng và lòng ham thích về âm nhạc cổ truyền của các học viên, Trường cứ thế phát triển qua những bước thăng trầm theo thời gian. Những bước nổi bật của trường có thể là những đóng góp cho sự phát triển của sân khấu cải lương. Cuối thập niên 90, song song với sinh hoạt của Trường, những nhóm, những đoàn văn nghệ sân khấu cải lương nở rộ tại NSW.
Không ai có thể quên công khó nhọc của nghệ sĩ Bảo Trang trong bộ môn ca cổ, và nghệ sĩ Thanh Xuân trong bộ môn guitar cổ, đã tận tụy hướng dẫn học viên trong ngành ca cổ, cống hiến cho sân khấu cải lương những giọng ca ngọt ngào, trữ tình qua những bài vọng cổ và những vai tuồng của các trích đoạn cải lương, mà người xem không thể ngờ đó là học viên của trường chỉ mới học vài tháng. Những bước nổi bật khác của trường là những đóng góp của các nhạc sinh đàn tranh, đàn bầu, đàn tỳ bà, sáo trúc, trong những buổi trình diễn trên các sân khấu Úc Việt. Trong những buổi phát hành sách hay những buổi văn nghệ đa văn hóa, một dàn đàn tranh 5-10 em, và những đàn cổ truyền khác của các bạn trẻ trong những bộ y phục cổ truyền đã làm nhiều người tấm tắc khen ngợi cả về sắc phục lẫn tài nghệ.
Lớp Nhạc Dân Tộc của năm đầu tiên dần dần trở thành Trường Âm Nhạc Dân Tộc vì có quá nhiều lớp và nhiều bộ môn, có lúc lên đến 18 lớp. Khi đến học, các học viên cũng như phụ huynh thường hay tâm sự với Ban Điều Hành Trường về những nhu cầu học hỏi khác nhau của từng lớp tuổi và từng giới khác nhau. Từ đó lớp Việt ngữ cho người lớn được hình thành. Các bạn sinh viên muốn học tiếng Việt nhưng không tiện gia nhập các trường trung tiểu học. Các bạn trung niên hay thanh niên trưởng thành muốn tìm hiểu về phong tục Việt Nam, từ cưới hỏi ma chay đến phong thủy. Các chị phụ nữ muốn học về tỉa hoa, nấu ăn. Khi phụ huynh đưa các con ở tuổi mười ba mười bốn đến học đàn thì các em nhỏ 7, 8 tuổi lại cũng muốn đến trường để học. Học gì đây" Một bộ môn khác lại được bắt đầu, đó là bộ mộn hội họa. Ngay cả trong lãnh vực âm nhạc, nhu cầu học đàn guitar ngày càng tăng. Bộ môn guitar được thành hình và trở thành một bộ môn đông học viên nhất... Vì sự đa dạng ấy, Trường không còn là Trường Âm Nhạc Dân Tộc nữa, mà đã trở thành Trung Tâm Việt Học. Các thầy cô không chỉ thuần nhất là những hướng dẫn viên về các bộ môn âm nhạc dân tộc thuần túy, mà còn là các nhà giáo dục hoặc những nhà nghiên cứu...
Từ suốt 10 năm qua, các lớp được chia ra như sau: Lớp Đàn Tranh (Cô Ngọc Anh, cô Cẩm Tú, Cô Ánh Linh, Cô Tuyết Nga, Cô Loan Anh, Cô Mai Lan); Lớp Đàn Bầu ( Thầy Quốc Bửu, Thầy Hồ Ông, Cô Ánh Linh); Lớp Đàn Tỳ Bà (Thầy Vũ Hùng); Lớp Sáo Trúc (Thầy Hồ Ông); Lớp Đàn Guitar Cổ (Thầy Thanh Xuân); Lớp Ca Cổ (Cô Bảo Trang); Lớp Ngâm Thơ (Cô Thu Hường); Lớp Trau Dồi Văn Sử Việt (Giáo sư Hồ Đình Chữ, Giáo Sư Hoàng Quốc Cung); Lớp Tiếng Việt cho người lớn và người ngoại quốc (Thầy Dương Đình Học, Cô Tôn Nữ Ly, Cô Nguyễn Minh Tâm); Lớp Bồi Dưỡng Kiến Thức Chính Trị Xã Hội (Ông Nguyễn VănThiện); Lớp Nữ Công Gia Chánh, tỉa hoa củ và cắm hoa (Bà Quốc Việt); Lớp Rèn Luyện Năng Khiếu Chụp Ảnh (Nhiếp ảnh gia Trần Phát); Lớp Hội Họa cho thiếu nhi và người lớn (Họa sĩ La Thảo Nhi &họa sĩ Trần Đoàn; Lớp Đàn Guitar (Nhạc sĩ Vũ Hùng, Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc). w
Ghi chú: Trường Âm Nhạc Dân Tộc sinh hoạt tại Trường Cabramatta Public School, Levuka St., Cabramatta. Học viên học 2 tiếng vào cuối tuần trong niên học bình thường của các trường. Học phí tùy bộ môn nhưng không quá $220 cho một năm học. Mọi chi tiết xin liên lạc số 9728 1934 hoặc 0403 178 753.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.