Hôm nay,  

Nghề Bảo Vệ An Ninh Ở Iraq: Sư Đoàn Tư Nhân Quốc Tế

15/11/200500:00:00(Xem: 4963)
MANILA (KL) – Theo tin của nhà báo DAVID PUGLIESE, anh Rey Torres đi Iraq để lập một cuộc đời khá hơn. Nhưng khi trở về chỉ là cái xác nằm trong bao vải nylon.

Ngày 17 Tháng tư, phiến quân Iraq đã hạ sát bằng súng người tài xế lái xe vận tải 30 tuổi với viên bảo vệ trong một cuộc tấn công tại Iraq. Trước ngày bị phục kích, Torres đã gửi cho vợ anh, Gorgonia, một điện văn cho biết anh sẽ gửi tiền ngay để vợ anh có thể mua 50 kg gạo để chia cho các em trai và em gái của anh.

Người cha có năm đứa con này kiếm mỗi tháng được 350 Mỹ kim tại Iraq, số tiền này chủ yếu để giúp cho gia đình thoát ra khỏi cảnh nghèo khó.

Không lâu vài ngày sau, một người Phi Luật Tân khác, Marcelo Salzar, 46 tuổi, đã bị giết trong khi người này lái chiếc quân vận Hoa kỳ bị lật.

Cũng trong cùng tuần ấy, phiến quân đã phục kích năm lao động người Phi, hai người bị thương chạy thoát để trở về phi cảng Baghdad. Những người Phi này thoạt đầu được mướn để làm việc tại Jordan, nhưng khi tới nơi, chủ của những người này gửi họ tới Iraq để làm việc trong các căn cứ quân sự Hoa kỳ tại Al-Assad và Taji. Ngán cái cảnh ngày đêm tấn công vào những đồn quân, những người Phi này đã bỏ trốn lúc phiến quân tấn công.

Những việc xẩy ra nảy cho thấy rõ cái bộ mặt bẩn thỉu về nghề kinh doanh tư về bảo vệ an ninh.

Hàng triệu xí nghiệp vừa to, vừa nhỏ của Anh Mỹ đang lợi dụng loại người này để cung cấp các dịch vụ cho quân đội Mỹ đang đồn trú tại Iraq. Họ là những công dân của các quốc gia nghèo khó như Phi Luật Tân, họ sả thân lao động để bị giết hay bị thương trong lúc đang làm việc.

Có khoảng 6 ngàn người Phi hiện đang lao động tại Iraq, họ hành nghề gác dan, lái và sửa chữa các xe quân vận, giặt giũ quần và nấu cơm cho lính. Hầu hết các việc làm này nằm trong các căn cứ Mỹ, những người Phi này là số lao động lớn độc nhất trong số những lao động nước ngoài mà các nhà thầu của Ngũ Giác Đài cho lập kết ước mướn theo điều khoản của US AFR (U.S. Armed Forces Regulations). Có sáu người Phi đã bị tử thương, 17 người khác bị thuơng. Hai người Phi bị phiến quân bắt cóc.

Một người tài xế mà Hoa kỳ tuyển dụng để lái xe tại Iraq có số luơng 100 ngàn Mỹ kim một năm. Một người Phi ngồi phía sau xe để chuyển hàng tiếp liệu, nhà thầu của Ngũ Giác Đài trả lương 350 Mỹ kim một tháng. Các cựu binh Mỹ hay Canada phục vụ taị Iraq cho công ty tư về bảo vệ an ninh có thể lãnh lương tối thiểu là 120 ngàn Mỹ kim, một năm. Một cựu chiến binh Phi Luật Tân có thể được tuyển dụng với số luơng 40 ngàn Mỹ kim. Trong khi đó dân Phi Luật Tân, hơn nửa số dân đang sống duới hai Mỷ kim một ngày, như thế đâu có thiếu gì người Phi nạp đơn để xin đuợc tuyển dụng.

“Việc này không khác gì việc khai thác theo hình thức trưng binh lao động của những công ty Anh Mỹ,” theo lời của Maita Santiago, Tổng bí thư của Migrante International, một tổ chức canh chừng tại Manila để quan sát các lao động Phi. Tổ chức này đã nhận được đơn khiếu nại của lao động Phi tại Iraq, họ phàn nàn về các điều kiện sinh sống và cách dùng người với kế phủi lương khi phải trả cho họ.

Hồi Tháng năm, các người Phi làm việc tại trại binh Mỹ nằm tại tỉnh Taji của Iraq đã đình công vì làm việc dài thời gian, thực phẩm thiếu thốn cũng như những điều kiện lao tác quá tồi tệ. Ngay hiện nay các công nhân này ngủ chung 12 người trong một phòng nực nội và thiếu máy điều hòa không khí.

Khốn thay truớc đây số người Phi làm tại Iraq có bốn ngàn người, nay đột nhiên tăng lên tới hơn sáu ngàn người. Những nguời này được Hoa kỳ gọi là đệ tam quốc tịch hay TCN (Third Country National), áp dụng giống truớc đây trong chiến tranh Việt Nam. Cái thứ đệ tam quốc tịch chính quyền địa phươpng có thể bắt giam hay đánh chết chẳng có ma nào can thiệp.

Trong khi người Phi là trụ cột chính của nền công nghiệp thầu Anh Mỹ với nhà binh tại Iraq, cũng mướn các tài xế người Bangladesh, mướn lao động Pakistan cho công trình xây cất, và thợ điện người Tích Lan. Nếu so số luơng của những người này với dân trong nuốc họ thì quá sướng, nhưng không thể nào so được với số luơng họ trả cho người Tây phương. Các cựu chiến binh Fiji, Colombia, Ecuador, Tích Lan và Nepal không hát được bài ca như “Star –sprangled- Banner” hay “Lift Every Voice and Sing” cũng được tuyển dụng vào hàng để làm nhiệm vụ tại Iraq và Afghanistan. Dân này vào hàng vì lý do kinh tế của nước họ.

“Chi phí này của Hoa kỳ có hiệu quả,” theo lời của Doug Brooks, chủ tịch Hiệp hội Diễn biến Hòa bình Quốc tế, người đứng đại diện cho các xí nghiệp tư chuyên kinh doanh về công nghiệp bảo vê an ninh. “ Các ngài đi tìm dân bảo vệ nhà nghề, họ có vô số nhưng tay đầy mình kinh nghiệm về các đội binh cũng như kinh nghiệm chiến trường thường xẩy ra hiện nay.”

Có khoảng 20 ngàn lính tư nước ngoài tại Iraq, quá phân nửa thuộc các quốc gia đang mở mang, nhất là tại Á châu và tại Nam Mỹ. Năm ngoái Backwater là một công ty tư binh trong các công ty tư binh của Hoa kỳ thành công nhất trong việc thầu với Ngũ Giác Đài, công ty này đã mướn các cựu biệt kích của Chili để cho hoạt động tại Iraq. Triple Canopy là một công ty bảo vệ An ninh tại Virginia do các cựu biệt kích Mỹ điều hành năm ngoái đã tuyển dụng các biệt kích người Phi Luật tân và biệt kích người El Salvador. Lương trả cho những biệt kích này là 170 Mỹ kim hàng tháng, gấp ba, gấp sáu lần luơng mà quốc gia của những biệt kích này đang trả..

“Không có thể nào tuởng tượng nổi về số tiền nay, khiến cho lính đàn em của tôi chịu không nổi,” theo lời một sĩ quan cấp tá bụng phệ của Phi Luật Tân.

Ngoài vấn đề chi ít, các lính của quốc gia đang phát triển không phàn nàn gì về các điều kiện trong cuộc hành quân giữ an ninh, họ làm việc hết mình.

“Các cựu biệt kích Mỹ thuộc đứng gác cổng trước thuộc hàng vô giá, hàng GI (guy) không có thể bì được,” theo lời giải thích của Mike, một sĩ quan của quân đội Canada đã về hưu từng giữ chức quản đốc cho một công ty Bảo vệ An ninh của Anh quốc. “Thứ lính đó không hay hơn “guy” của El Salvador, hễ cảm thấy buồn tình xin nghỉ phép tại Hoa kỳ. Nếu như các ngài lấy chừng vài “guy” Salvador, Colombian, Fijian cho chúng gác cổng, tôi cam đoan mọi người ra vào cổng sẽ hài lòng.” Loại “guy” có trí nhớ đặc biệt để nhận diện ra các khuôn mặt lạ.

Tên Mike chỉ là tên gọi thường, anh cất giấu cái tên cúng cơm của anh khi được hỏi. Anh cho biết: “Tất cả đều là lý do kinh tế mà ra, chuyện kẻ mua người bán với nhau, lính Tây phương được huấn luyện để làm việc điều quân, cón các lính của quốc gia đang phát triển thuộc hàng “binh bớp hoặc binh đá của tư binh dùng để chỉ đâu, phải đánh đó. Tiền là sức mạnh còn hơn kỷ luật quân đội”. Trải qua các thế chiến, các binh gia Tây phuơng cũng đã nhận thấy, những tên được tôn là anh hùng ngoài mặt trận vì cảm tử hay gan dạ, phần lớn họ hành động theo một động cơ cá nhân riêng của họ, xét ra họ chẳng có lý tuởng nào cả, Chiến thắng là do sự khôn khéo điều quân của những ông tuớng biết cách vuốt ve thuộc cấp của mình.

Tướng hồi hưu Roméo Dalaire của Canada, người từng chỉ huy lính Liên Hiệp Quốc tại Rwanda, nghi ngờ về chuyện cho cựu chiến binh được thụ huấn về nhân quyền và việc cư xử với người bị bắt (không hẳn là tù binh). Tướng này lấy làm ngạc nhiên là động cơ nào để thúc đẩy loại lính đã thụ huấn hành động được như thế.

Họ bất cần để tìm kiếm loại lính hiểu sâu và biết trách nhiệm của mình để thi hành nhiệm vụ,” theo lời của tướng Dalaire, hiện nay là nghị viên quốc hội. “Họ đang vào nơi đó chẳng qua vì tiền, họ sẽ tung ra những cái phi đạo đức để moi thêm tiền.”

Các nhà phê bình khác đang nghi ngờ về việc tuyển dụng các cựu chiến binh như của Colombia, thứ lính nổi tiếng về lạm dụng nhân quyền.

Nam Phi đã ra lệnh cấm các công dân của họ làm lính đánh thuê và có hình phạt nặng cho người nào muốn xin làm lính cho các xí nghiệp tư về bảo vệ an ninh. Nepal cấm các công dân đi lao động tại Iraq sau khi phiến quân đã giết 12 anh bếp và thợ giặt người Nepal vì không có tiền chuộc.

Nhưng các cựu chiến binh Nam Phi và cựu binh Nepal bất chấp về việc cấm này. Bếp và tài xế Nepal vẫn lén lút sang Iraq.

Chính quyền Phi Luật Tân cũng biết cái trở ngại này như thế nào khi cấm dân không cho lao động tại Iraq và hậu quả chính trị về việc sử dụng nguồn nhân lực của Phi.

Cuối Tháng bẩy, phiến quân đã bắt cóc tài xế vận tải Angelo de la Cruz, người Phi và hăm chặt đầu, nếu không rút 50 người nghi là nhân viên quân sự ra khỏi Iraq. Manila đã đồng ý nghe theo và anh Cruz, tài xế đã bị bắt trong lúc lài xe bồn dầu, được phóng thích.

Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo sau đó đã ban lệnh cấm công dân Phi lao động tại Iraq. Cũng trong tháng đó, giới chức Phi đã chặn 120 người leo lên chuyến bay từ Manila tới Dubai, những người này tin rằng họ có thể kiếm được việc làm tại Iraq. Nhưng có cả hàng triệu người Phi đang lao động tại nước ngoài, làm sao cản được họ khi tới đường cùng họ phải tới Iraq. Những người này làm chuyến du lịch tới Kuwait hay quốc gia nào khác trong vùng, sau đó được chở tới biên giới để làm việc cho các nhà thầu của Ngũ Giác Đài.

Giới thượng nghị sĩ của Phi Luật tân chia ra làm hai phe. Phe ủng hộ người lao động tại Iraq để họ gửi về nước nhiều triệu Mỹ kim mà Phi đang cần phải có để cho các gia đình Phi thoát khỏi cảnh nghèo khó. Một số chính trị gia lại sợ nếu Phi cắt lao động sang Iraq, các công ty Anh Mỹ sẽ xoay sang mướn nhiều người Bangalesh , Ấn Độ và Pakistan.

Cái khó đang bó cái khôn của dân Phi hiện nay.

Chính phủ Hoa kỳ cũng nhận thấy quân đội Mỹ trông cậy vào lao động Phi làm hậu cần như thế nào trên chiến trường Iraq, đã ngấm ngầm làm áp lực với chính quyền Arroyo để bõ đi lệnh cấm.

Phe khác như Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson, người gọi lao động tại Iraq lá nhửng anh hùng của Phi ủng hộ việc bãi bỏ lệnh cấm khi người Phi lao động tại các vùng an toàn như trong các căn cứ Mỹ, theo như nghị sĩ này giải thích.

Nhưng Maita Santiago cho biết lệnh cấm đưa ra chính quyền Arroyo coi như đã phủi tay khi người Phi bị giết hay bị bắt cóc, do chính những người này đã tự chọn lấy ngay lúc đầu.

Người Phi có tâm trạng như lính Bắc Việt “Một xanh cỏ hai đỏ ngực”. Nữ tổng thống Phi cho biết, làm ngơ chuyện này để lo chuyện lớn hơn.

“Đàn ông Phi bắt buộc phải lao động giữa vùng có chiến tranh, vì chính sách kinh tế của Phi bị phá sản. Không việc làm, tự chọn lấy nếu như các anh muồn gia đỉnh các anh có chén cơm ăn.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.