Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Gia Đình Việt Bị Nghi Là Trùm Bạch Phiến

24/10/200500:00:00(Xem: 6218)
LTS: Nhật báo “The Australian” số thứ Tư 12/10/05 vừa qua có đăng bài phóng sự của ký giả Michael McKenna về một hành động khá hi hữu của Công Tố Viện: công khai danh tính của một gia đình VN ở Queensland bị tình nghi là trùm buôn bán bạch phiến trong lúc không hề truy tố bất cứ một người nào trong gia đình họ trước tòa hình sự với tội buôn bán hoặc oa trữ nha phiến. Sau đây, SGT xin giới thiệu cùng qúy độc giả phần chuyển ngữ bài phóng sự nhan đề “Family Link To Heroin”, với hy vọng, qúy độc giả phần nào nhận thấy được những thử thách, khó khăn và nguy hiểm, cộng đồng người Việt hải ngoại đang phải đối diện.
*

Đối với những người láng giềng của anh BNK, một người Úc gốc Việt ở Inala, thì anh quả là “ người hàng xóm lý tưởng”, khác hẳn với một số cư dân say sưa bạo động ở khu ngoại ô thành phố này. Anh K., 28 tuổi, là một người trầm lặng, nhã nhặn và có vẻ rất siêng năng cần cù thường dậy sớm để đi làm và chỉ trở về nhà khi trời sụp tối, đôi lúc với chiếc xe vận tải chở đầy dưa leo gặt hái từ nông trại của gia đình anh cách đấy khoảng 10 cây số. Nhà anh hầu như không hề có tiệc tùng khách khứa gì, và dấu hiệu duy nhất cho thấy có người sống trong nhà là một con chó bẹc-giê thường xuyên ngồi gác trước cổng nhà.
Nhưng, theo cảnh sát liên bang và cảnh sát Queensland thì đấy chỉ là bức bình phong hầu che giấu con người thật của anh K., kẻ được cho là trùm của một đường dây buôn lậu bạch phiến quốc tế do gia đình anh điều hành (family-run international heroin trafficking ring).
Qua một hành động được xem là hãn hữu, tuy không truy tố bất cứ người nào về bất kỳ tội danh nào liên hệ đến buôn bán bạch phiến, Công Tố Viện Liên Bang tuần qua đã công khai xác định anh K., mẹ của anh là bà LTC, cha anh là ông BVP và ba người anh em là BNP, BNV và BNC, là “những kẻ cung cấp chủ yếu” Đá Trắng - tiếng lóng mà dân buôn VN dùng để chỉ bạch phiến - ở QLD.
Những lời cáo buộc này nằm trong lời khai của cảnh sát được đệ nạp lên tòa Brisbane District Court như bằng chứng trong việc xin án lệnh để tạm thời tịch biên, và có thể tịch thu vĩnh viễn số tiền mặt lên đến $350,000 Úc Kim bao gồm hai lô được tìm thấy trong tủ chìm ở hành lang nhà anh K., và được chôn dưới đáy chuồng gà ở nông trại của gia đình anh.
Số tiền này được cảnh sát tìm thấy trong vụ bố ráp bốn bất động sản của gia đình anh trong tháng rồi. Theo lời cáo buộc của cảnh sát thì kết quả thử nghiệm cho thấy trên tiền có dính dấu vết của cocaine, bạch phiến, cần sa và chất amphetamines. Đây là lần bố ráp thứ năm trong khoảng thời gian chưa đầy ba năm. Cảnh sát không hề tìm được một tí nha phiến nào mặc dù có nhiều tờ khai hữu thệ (affidavits) từ các điều tra viên cho biết họ có tin tình báo rằng “BK có hàng khối bạch phiến được chôn giấu” đâu đó ở Brisbane. Vì quá bực dọc (frustrated) khi thấy công trình điều tra suốt nhiều năm trường chỉ đưa đến một kết quả nhỏ nhoi là việc anh Khanh bị kết án tội oa trữ số lượng bạch phiến nhỏ (minor heroin possession) năm 2003, nên cảnh sát đã sử dụng một chiến sách khác.
Nguồn tin từ cảnh sát cho biết việc khởi tố nhằm tịch thu tài sản của cả đại gia đình họ Bùi như “tài sản gặt hái từ các hành vi phạm pháp” (proceeds of crimes) là một chiến lược hầu tạo áp lực với họ. Gia đình của anh K., qua luật sư của họ, cương quyết phủ nhận mọi liên hệ đến việc buôn bán bạch phiến.
Một nguồn tin cho biết: “Đấy là một chiến lược cũ mèm. Tước đoạt tiền mặt của một nghi can thì chúng phải tìm cách thay thế nó ngay lập tức và đấy là lúc chúng sẽ có sơ hở”. Và, theo hồ sơ trước tòa thì cảnh sát đã chờ đợi sự sơ hở này từ đầu năm 2003, khi họ tình nghi anh K. “tiếp quản thương vụ của LMC”, một kẻ đã bị kết tội buôn lậu nha phiến và bị tống giam vào tháng 4/2003. Lúc ấy, đường giây của LMC được cảnh sát khẳng định là một trong sáu đường giây phân phối bạch phiến khắp Queensland trong thập niên 1990 do người Việt Nam chủ động ở Inala và Darra.
Sau khi LMC bị tống giam thì, theo lời cáo buộc của cảnh sát, anh K. “bắt đầu tổ chức cho người chuyển lậu (couriers) nha phiến từ VN sang QLD”. Trong một kỳ tải hàng trong năm nay, cũng theo lời khai có tuyên thệ của cảnh sát, thì “thành viên trong gia đình họ Bùi” có liên hệ đến việc nhập lậu 20 ký bạch phiến.
Cách nhà anh K. không xa là Inala Civic Centre, một thương xá bao gồm nhiều tiệm tạp hóa Á Châu, vài văn phòng luật sư, một số tiệm bán đồ giảm giá cùng dăm tiệm cầm đồ. Đấy là trung tâm sinh hoạt của khu vực này, và cũng là nơi mà trong thập niên 90 đả xảy ra một loạt nhiều vụ đâm chém, bắn nhau có liên quan đến bạch phiến.
Trong vài năm gần đây thì tình hình êm ắng hơn nhờ vào việc tăng cường sự hiện hiện của cảnh sát. Và những vụ mua bán trao đổi nha phiến không còn trắng trợn công khai nữa. Thế nhưng, dân địa phương cho biết bọn bán nha phiến lẻ vẫn hoạt động trong những ngõ hẻm dẫn đến bãi đậu xe công cộng gần đấy. Mỗi khi có đợt hàng mới về là sự buôn bán trở nên tấp nập. Thuở xưa, bọn bán lẻ thường đốt pháo bông làm tín hiệu cho biết có hàng mới, nhưng bây giờ thì chúng dùng điện thoại gởi điện tin (text message). Ông David Curr, chủ tiệm cầm đồ nói: “Nó theo đúng chu kỳ, cứ mỗi tháng một lần là có người từ khắp nẻo Brisbane đổ xô về để kiếm một cú. Người ta có thể thấy tụi nó gởi điện tin cho nhau, và làm công chuyện của chúng”.
Trong những bản chứng thư hữu thệ để cáo buộc anh K. thì những bản điện tin từ điện thoại di động của anh được cảnh sát sử dụng để làm bằng chứng khởi tố anh. Trong tháng 5/04 và tháng 9/04, cảnh sát đã chặn xét anh trước cửa một tiệm bi da và sao chép những bản điện tin từ điện thoại của anh. Theo hồ sơ trước tòa thì điện thoại của anh K. cho thấy anh đang “đợi hai kiện hàng trong vòng một tuần”, và nhiều điện tin cho thấy nhiều đợt tiền được trả cho một kẻ vô danh ở Việt Nam.


Hồ sơ di trú cho thấy anh K. và cha anh thường xuyên đi đi về về Việt Nam. Đây là điều mà cảnh sát cho rằng phù hợp với sự nghi ngờ của họ, gia đình họ Bùi buôn lậu bạch phiến và trả tiền bằng một “hệ thống chuyển ngân phi pháp” (an underground banking system). Thế nhưng, anh K. cho biết anh chỉ là một nông dân chân chất làm việc cho cha anh và chỉ nhận lãnh $50 - $100 để chi dùng mà thôi. Anh cho cảnh sát biết rằng tất cả lợi nhuận (từ nông trại) đều được để dành đầu tư vào các cơ ngơi khác của gia đình.
Vụ khởi đơn xin án tòa để tạm tịch biên tiền bạc trong thời gian tối thiểu là một tháng, xảy ra trong một thời điểm bất lợi cho gia đình họ Bùi. Theo hồ sơ trước tòa thì vào ngày 10/10/05 vừa qua, anh K. phải chồng tiền để mua một căn nhà trị giá $600,000 ở vùng Greenbank. Không ai biết được rằng vụ mua bán này có được tiến hành hay không.
Anh K. thừa nhận chủ quyền của số tiền $180,000 được tìm thấy trong nhà anh (số tiền $176,000 còn lại được tìm thấy ở nông trại). Anh cho biết rằng đấy là tiền để mua đất và anh có giấy tờ chứng minh rằng món tiền này được gởi từ Việt Nam. Cảnh sát thì cho rằng số giấy tờ này liên quan đến một món tiền khác là $240,000, vốn được chuyển thành ba đợt từ Việt Nam, và vẫn còn đang nằm trong trương mục của anh ở ngân hàng Westpac, và chỉ có số tiền $240,000 này mới thật sự là tiền để mua bất động sản mới.
Anh K. bảo với cảnh sát rằng cả hai món tiền $240,000 và $180,000 đều là tiền của một người bà con xa ở Việt Nam. Số tiền $180,000 được chuyển qua Úc qua một công ty chuyển tiền có văn phòng ở cả hai quốc gia, bởi vì ngân hàng có “lệ phí chuyển tiền quá cao”. Cảnh sát nhấn mạnh rằng hồ sơ mượn tiền không hề nhắc đến tên người bà con xa và đồng thời anh K. khai trong hồ sơ này là lợi tức thường niên của anh là $190,000 trong khi chiếu theo hồ sơ thuế của anh năm 2003 thì lợi tức thường niên của anh chỉ có vỏn vẹn $9,551 mà thôi.
Cha anh, ông BVP, cũng giải thích một cách thật rườm rà về số tiền $176,000 được tìm thấy trong trang trại của ông. Trước hết, ông được cho là đã khai đấy là tiền bán bất động sản ở Việt Nam trong năm nay. Sau đó, theo lời cảnh sát thì ông P. cho biết, ông bán đất ở Việt Nam xong rồi mua vàng chôn để rồi đào lên bán đi trong năm nay. Sau đó, thì đây là tiền từ việc bán đất của một người tình xưa. Cảnh sát cáo buộc rằng “Ông P. cho biết ông để phân nửa số tiền trong cặp và phần còn lại thì buộc giấu vào trong thân thể”. Thế nhưng, vào thời điểm ấy Quan Thuế có xét người ông P. mà không hề thấy số tiền này.
Luật sư Brendan Ryan, đại diện cho gia đình họ Bùi, cho biết sự nhầm lẫn về tiền bạc (confusion over money) này bắt nguồn từ sự “hiểu lầm văn hóa” (cultural misunderstanding) của cảnh sát. Ông nói: “Cảnh sát Queensland vẫn chưa thấu hiểu được rằng có nhiều văn hóa khác mà người ta có nhiều quan điểm khác về cách cất giữ tiền bạc. Và người Việt Nam thích giữ tiền mặt vì họ không tin tưởng vào ngân hàng. Ai có thể chê trách được họ (về điều này) chứ"”
Những lời cáo buộc gia đình họ Bùi này hi hữu không những vì chúng được công khai hóa trong lúc họ không hề bị truy tố về tội hình sự mà còn vì một điều quan trọng khác. Đây là lần đầu tiên mà cảnh sát nghi ngờ rằng bạch phiến được buôn lậu thẳng vào Queensland. Trong nhiều thập niên qua, số lượng bạch phiến phân phối ở Queensland đều được các băng đảng ở Sydney và Melbourne buôn lậu từ khu Tam Giác Vàng vào Úc rồi sau đó mới phân phối đến Queensland.
Vào năm 1998, trong kỳ hội nghị mệnh danh là “Truy Long” (Chasing The Dragon) của nhân viên công lực toàn quốc thì Sydney, và các băng đảng tội phạm ở “tiểu Sàigòn” Cabramatta, mới được cho là trọng tâm của các đường giây buôn lậu bạch phiến do hai điểm chính. Thứ nhất là việc dễ dàng giấu hàng tại hải cảng tấp nập hàng hóa và thứ nhì là sự dễ dàng liên lạc với số lượng khách tiêu thụ chính trong một thành phố lớn.
Theo những nguồn tin từ cảnh sát thì các điều tra viên tin rằng gia đình họ Bùi chẳng những nhập cảng lậu bạch phiến để tự phân phối theo đường giây riêng của họ tại QLD mà còn lấn sang các tiểu bang khác. Một nguồn tin nói: “Người ta tin rằng họ còn bán xuống Sydney nữa, và đấy là một điều đáng kể”.
Nếu sự thật là như thế thì đây có lẽ là khúc ngoặt mà giới thẩm quyền từng tiên liệu có thể xảy ra như hậu quả của một loạt những vụ truy tố và bắt giữ các tay trùm buôn lậu bạch phiến trong những năm 1999 đến 2000 vốn tạo nên sự khan hiếm bạch phiến ở Úc.
Trong một bản phúc trình của ủy Ban Chống Tội Phạm và Nhũng Lại (Crime & Misconduct Commission) hồi năm ngoái về những thị trường tội phạm có tổ chức (organised crime markets) tại Queensland thì các tay buôn lậu bạch phiến với tầm vóc lớn (large-scale) đã né tránh thị trường Úc “vì sự chú ý theo dõi của nhân viên công lực và vì ý muốn xâm nhập vào những thị trường khác”.
Bản phúc trình còn khẳng định thêm “kể từ năm 2000, thị trường được cung cấp bởi nhiều đường giây nhập cảnh lậu nhỏ hơn, không có điều hợp, mà phần lớn là những đường giây phân phối địa phương trước đó”. Bản phúc trình cũng trích lại kết quả cuộc nghiên cứu của ủy Ban Bài Trừ Tội Ác Quốc Gia Úc (Austrlian Crime Commission - ACC) rằng sự thành công của những đường giây địa phương này sẽ só thể là vấn nạn cho Úc trong vấn đề nha phiến trong tương lai. Bản phúc trình khẳng định: “ủy Ban ACC đã thẩm định rằng theo thời gian thì các đường giây này có khả năng nhập cảng những số lượng lớn hơn và khả năng của chúng trong việc này sẽ là yếu tố quyết định về tương lai gần của thị trường bạch phiến”.
Mặc dầu cảnh sát liên bang lẫn cảnh sát Queensland vẫn không đưa ra lời nhận định về gia đình họ Bùi vì “họ vẫn còn đang bị điều tra”, một phát ngôn nhân của tổ dặc nhiệm bài trừ ma túy cho biết mức sử dụng bạch phiến đang tăng tiến. Bà nói: “Trong thời gian gần đây không có một vụ bố ráp tịch thu đáng kể nào, nhưng nguồn tin tình báo của chúng tôi cho biết hiện đang có sự tái bộc phát của tệ nạn bạch phiến”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.