Hôm nay,  

Nền Quân Chủ Cộng Sản

21/10/200500:00:00(Xem: 5309)
- Có phải tinh thần phong kiến còn rơi rớt ở Châu Á, còn in sâu trong tâm hồn người Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Hoa đã cứu nguy cho ba đảng Cộng Sản ở ba nước trong nhóm bốn con khủng long xã hội chủ nghĩa cuối cùng trên thế giới hay không" Hay thực sự, chính vì ba nước vừa nói, cùng với Cuba, chỉ tồn tại được nhờ chính sách bàn tay máu, bóp chết bất kỳ những tiếng nói dị biệt có ảnh hưởng"

Trong tận cùng, có thể là tất cả các lý do đều đúng cả. Khi chế độ cộng sản chuyển mình, tự biến thành một kiểu phong kiến mới, thì cán bộ tuyên truyền rằng họ đã nắm được mệnh trời, và các thần dân có bổn phận phải phục tùng. Điều đó chỉ đúng nhiều phần về mặt văn hóa thôi, bởi vì thực sự những tiếng nói dân chủ vẫn còn duy trì, vẫn cất tiếng ở một số nơi, tuy bị kềm xiết nhưng vẫn không hề bị dập tắt nổi hoàn toàn. Điều may mắn cho Trung Quốc là có một thiên tài Đặng Tiểu Bình, người nói một câu cực kỳ sâu sắc, "Mèo trắng, mèo đen đều được, miễn là bắt chuột được…" đã không chỉ cứu đói được hơn một tỉ người, mà cũng chính kinh nghiệm phương Bắc đó đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế.
Nhưng sức phát triển trong thế kinh tế thị trường chông chênh đó, bao giờ có thể dẫn tới triệt tiêu nhà nước độc đảng toàn trị" Đây là câu hỏi mà không dễ tìm đồng thuận cho một câu trả lời. Nhưng, không phải là Đảng CS Trung Quốc đang biến thể rồi sao, khi công nhận và mời gọi vào đảng cả thành phần doanh gia tư bản" Và tình thế nhiều thành phần như vậy, với nhiều quyền lợi xung khắc và cách biệt giai cấp, trong cùng một đảng khi nào thì sẽ tan vỡ"

Có thể hỏi cách khác, tượng hình cho dễ thấy, khi nhà nước độc đảng toàn trị, với một chân đi theo kinh tế thị trường, và một chân thì vẫn cà-thọt theo định hướng xã hội chủ nghĩa… thì về lâu dài hai chân này sẽ xô đẩy hay lôi kéo nhau đi về đâu" Hay là tới một lúc chế độ độc đảng toàn trị sẽ lần mò ra được giữa hai chân này bỗng có một bộ chỉ huy ở giữa để trung dung, để dung hòa, để làm kim chỉ nam… thí dụ, nằm giữa hai chân xoạc ra hai hướng đó lại có cái gọi là "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" để điều hướng, chẳng hạn"

Trong khi hai đảng CSTQ và CSVN lúng túng lần mò lý thuyết, thì thực tế xã hội vẫn đầy các bất công, và guồng máy cán bộ thực tế là ngày càng tham nhũng hơn, vì hiện trạng vẫn là một kiểu phong kiến mới - tinh thần tôn quân của nhiều người dân vẫn còn nặng nề, với tinh thần Nho Giáo truyền thống ăn sâu vào tâm khảm, một thời cao nhất là "Quân, Sư, Phụ" thì bây giờ chuyển hóa thành "Bác, Đảng, Ba [Mẹ]."

Thực tế, thời quân chủ phong kiến xa xưa lúc nào cũng vẫn có loạn. Nhưng để đưa lòng dân bất mãn tới chỗ lật đổ cả một triều đình thì cực kỳ là gian nan, đầy những cơ duyên phức tạp, chứ không chỉ nhờ hoàn toàn đưa ra các lý thuyết (bây giờ là lý tưởng dân chủ) và hô hào về xã hội mới (ngày xưa là đổi mệnh trời, bây giờ là xã hội dân chủ). Bởi vì bản chất người dân vốn hiếu hòa, và tinh thần Nho Giáo thờ vua rất sâu dày, và lòng yêu mến hòa bình của Phật Tử đã bắt rễ sâu trong lòng hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam.

Bây giờ cụ thể hơn, bất bình đẳng kinh tế và các cuộc phản kháng xã hội có thể gây biến động cho cơ hội chuyển hóa dân chủ hay không" Cũng không thể trả lời khẳng định rõ ràng ở đây nổi. Hiển nhiên đó là một tác nhân, nhưng chưa hẳn đã là tác nhân quyết định.

Nhưng với Trung Quốc, thì các cuộc biểu tình phản kháng liên tục đã làm người ta thấy viễn ảnh biến động có vẻ dễ dàng xảy ra hơn. Hình như thế.
Chỉ đếm những cuộc biểu tình có hơn 100 người tham dự, thì trong năm 2004, có tới 74,000 cuộc biểu tình trên khắp nước Trung Quốc.

Trong khi năm trước đó, thì chỉ có 58,000 cuộc biểu tình.
Bất bình đẳng về kinh tế tại Trung Quốc đã tới mức báo động. Báo Nhân Dân của nhà nứơc Trung Quốc, tức là báo People's Daily, viết rằng chỉ số bất bình đẳng kinh tế Hoa Lục bây giờ là 0.45, và nói như thế là "báo động vàng," và nói nếu tình hình cứ thế thì Trung Quốc sẽ tới mức "báo động đỏ" trong vòng năm năm tới.

Bài phân tích đó đăng trên báo nhà nứơc People's Daily, ấn bản Anh ngữ, số ra ngày 21-9-2005, bài nhan đề "Party school journal warns against China's widening income gap."

Tại sao một chế độ xã hội chủ nghĩa lại làm hiển lộ ra hố sâu bất bình đẳng kinh tế khổng lồ như thế" Đơn giản, Trung Quốc, Việt Nam thực sự đã trở thành các chế độ quân chủ cộng sản, nơi đó tất cả tài sản cả nước đã gom vào tay triều đình, và con đường tiến thân chỉ còn là học, phấn đấu bày tỏ lòng trung thành với vua quan, rồi sẽ thi làm quan trong một triều đình tham tàn như thế.

Chỉ số dò ra sự bất bình đẳng kinh tế đó có tên là "hệ số Gini" (Gini coefficient), một thước đo về bất bình đẳng kinh tế, và chỉ số 0.45 còn có nghĩa là bất bình đẳng kinh tế ở Hoa Lục đã vượt hơn bất bình đẳng kinh tế tại Mỹ và Anh - hai nước theo đúng mô hình chủ nghĩa tư bản.

Hệ số Gini được tính từ công thức dò tìm bất bình đẳng, thiết lập bởi nhà thống kê Ý Corrado Gini - là thước đo về bất bình đẳng thu nhập nằm trong khoảng giữa 0 và 1, với con số 0 chỉ cho một xã hội mà mọi người có chính xác cùng mức lương, và con số 1 chỉ cho một xã hội mà chỉ có 1 người có toàn bộ mức lương, còn mọi người khác thì không lãnh được gì hết.

Đứng về mặt thuần túy toán học, thì nếu các cuộc biểu tình xã hội tăng mau chóng như hệ số Gini cho thấy, thì sẽ có hơn 80,000 cuộc biểu tình năm nay, hơn 100,000 cuộc biểu tình trong một hay hai năm tới…. Và 5 năm tới thì hệ số Gini sẽ vượt qua mức "báo động đỏ." Nghĩa là, về mặt lý thuyết toán học, nếu tốc độ đó không đổi, thì trong một thập niên, xã hội Hoa Lục sẽ bùng nổ vì các áp lực tự thân.
Những con số khác cũng cho thấy bất công lớn lao. Có tới 66% trong toàn bộ các khoản ký thác ngân hàng là thuộc về 10% dân số Trung Quốc, với 20% dân số nắm giữ 80% tổng số tiền ký thác.

Nông dân, chiếm đại đa số ở Trung Quốc, kiếm chưa tới 300 đô la/năm, trong khi dân chúng Thượng Hải, thành phố giàu nhất Trung Quốc, kiếm hơn 4,000 đô la/năm.

Còn vùng bờ biển Trung Quốc, vùng có khoảng 300 triệu dân, lại sản xuất tới 70% tổng sản lượng quốc dân Trung Quốc.

Khi so sánh các con số vừa ghi, thì thấy rõ là đang nói về cùng một nhóm dân số: 20% dân số thì tương đương khỏang 260 triệu người, xấp xỉ dân số vùng duyên hải, và nhóm 10% người nắm giữ 66% tổng tài khoản lại là 130 triệu dân đang sống ở các thành phố ven biển phía đông. Phần còn lại của dân số bị bỏ rơi phía sau quá xa.

Dù vậy có một thực tế khác lại đang chống đỡ cho xã hội Trung Quốc: Báo The Asian Wall Street Journal, số ngày 23-9-2005, với bài nhan đề "Letting the Gini Out of the Bottle" ghi nhận rằng Trung Quốc may mắn đã giảm nhẹ các áp lực bùng nổ xã hội nhờ chiến dịch xóa đói giảm nghèo. Theo World Bank ước tính, Hoa Lục có 20 triệu người nghèo mạt hạng trong năm 2001, trong khi năm 1993 là 80 triệu người và năm 1979 là 250 triệu người. Cần ghi nhận, năm 1979 là năm Hoa Lục áp dụng chính sách đổi mới kinh tế.

Điều cũng cần ghi nhận, từ khi Đặng Tiểu Bình cho đổi mới kinh tế và áp dụng nhiều chính sách tương tự, thì cũng đồng thời cho phục cổ, cho làm sống dậy Nho Giáo, cho in và học lại Tứ Thư Ngũ Kinh… thực sự không phải vì CSTQ yêu mến gì cổ học Nho Gia, mà chỉ vì, khi xóa sổ chủ nghĩa cộng sản thì phải biến thể thành một nền quân chủ phong kiến kiểu mới, trong đó mọi thần dân đều phải nhắm mắt vâng lời cán bộ - những vị quan triều đình mới, được phong hầu và cấp đất tử tế.

Vì sao hai chế độ - Hoa Lục và Việt Nam - đầy dẫy bất công như thế mà lại tồn tại. Có rất nhiều yếu tố. Nếu nhìn lại thời kỳ trứơc 1979 của Trung Quốc, các nét tương phản kinh tế hiển lộ rất rõ ràng. Lý luận căn bản, nhà nước TQ thuyết phục nhân dân rằng hãy so sánh hiện tại với quá khứ, hãy đối chiếu với những thập niên trứơc, hiển nhiên quý vị đang no bụng hơn thế hệ cha mẹ của quý vị. Quá khứ - hiện tại, đó là chìa khóa lý luận để thuyết phục. Rằng thời của tập trung cải tạo đã giảm rồi, rằng bụng no hơn rồi, rằng thời xe đạp đang chuyển sang thời xe gắn máy, và rồi sẽ tới thời của xe hơi. Thực tế đúng như thế, đời sống người dân đang tăng mỗi năm, từ đói thê thảm dưới thời xã hội chủ nghĩa đang tiến về no bụng. Hầu hết người dân hài lòng, đếm những đồng tiền mới kiếm được trong các năm gần đây, nhưng không bao giờ dám thắc mắc về các kho tàng mà vua quan triều đình cộng sản vơ vét. Những lúc nổi giận, đa số dân lại nghĩ đó là mệnh Trời, nói theo Nho Giáo, hay cho đó là nghiệp lực, nói theo Phật Giáo. Nền tư tưởng cổ truyền được vận dụng rất khéo léo nơi đây để tạo ổn định chính trị.

Đặc biệt, chế độ chỉ cho so sánh về thời gian, nhưng cấm so sánh về không gian. Các nhà nứơc phong kiến cộng sản này cấm ngặt mọi so sánh đời sống người dân trong nước với đời sống người dân ở các nước khác. Dân không có quyền thắc mắc vì sao dân Nhật, dân Nam Hàn, dân Thái Lan… có tự do tôn giáo, có tự do báo chí, có tự do ngôn luận, có tự do lập đảng, lập hội… Đó là xa xỉ, không có chỗ trong chế độ độc đảng toàn trị phong kiến.

Nhà nước kích động lòng yêu nước của người dân cũng trong chiều hướng phục vụ chế độ. Nêu nhu cầu ổn định để phát triển, kích động nhu cầu thống nhất với Đài Loan về đất mẹ, hô hào biểu tình chống phát xít Nhật trong mỗi lễ kỷ niệm Nam Kinh Thảm Sát, tường lửa thanh lọc Internet với cớ để tuổi trẻ khỏi hư hỏng vì sex và lý tưởng dân chủ… Tất cả các cá nhân có uy tín xã hội đều bị theo dõi, kềm kẹp, quản thúc để không bao giờ họ có cơ hội trở thành các tác nhân dân chủ - cho dù họ là tu sĩ, là sinh viên blogger (người viết nhật ký Internet), là nhà văn… Mọi tinh hoa của dân tộc đều bị bóp chết trong trứng nước, vì an toàn cho triều đình.

Tinh thần Nho Giáo còn được vận dụng kiểu mới: tình gia tộc phải phát huy để củng cố đảng. Tất cả các ngành quan yếu trong xã hội, như công an hay báo chí… đều khuyến khích những người cùng cơ quan kết hôn, hay là mời gọi dẫn dắt con em mình, cháu chắt mình cùng vào làm chung trong nghề… Tình thân tộc này làm cho mọi người phải bảo vệ lẫn nhau, cũng có nghĩa là bảo vệ cho chi bộ đảng cơ sở, bảo vệ cho cơ quan, và tận cùng là bảo vệ cho đảng. Họ xóa bỏ hẳn khái niệm ly khai trong đầu óc những người trong các ngành nghề quan trọng này, bởi vì ly khai hay kêu gọi dân chủ có nghĩa là cả một gia tộc sẽ bị thanh trừng, mất quyền lợi - chính nỗi sợ tai hại cho thân tộc đang củng cố các cơ quan hệ trọng này. Chế độ biết rất rõ: người ta có thể liều thân vì lý tưởng, nhưng sẽ rất là sợ khi thấy ba đời gia tộc của mình bị thanh trừng vì hành vi đơn độc của cá nhân mình. Một người bị mất việc làm, người này chịu đựng được; nhưng họ sẽ đau đớn khi thấy vợ con, cháu chắt cùng bị sa thải theo.
Việt Nam cũng như thế, đi sau và học rất kỹ bài học Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.