Hôm nay,  

Liên Hiệp Quốc Sẽ Về Đâu Sau 60 Năm Thành Lập (1945-2005)

26/09/200500:00:00(Xem: 5280)
- (Viết tặng Tiến Sĩ Bùi Nhật Huy, Cựu Trung Tá CSQG/VNCH, Cựu PBC/PT 1954-)
Sau khi thế chiến 1 chấm dứt vào năm 1914, các nước thành lập Hội Vạn Quốc hay Hội Quốc Liên (United Nations), với mục đích bảo vệ nền hòa bình vĩnh viễn của thế giới, các quốc gia hội viên phải tôn trọng lãnh thổ lẫn nhau và mọi sự tranh chấp phải do Tòa Án Quốc Tế xét xử. Nhưng vì tổ chức quốc tế này, không được Hoa Kỳ và Liên Xô tham dự, nên lực lượng quân sự yếu kém. Rốt cục đã không ngăn cản nổi phe trục, để Nhật chiếm Mãn Châu-Trung Hoa ở Châu Á, Ý thôn tính Ethiopie-Anbanie và nhất là Đức, đã xé bỏ Hoà Ước Versailles mới ký năm 1936, xâm lăng cưởng đoạt Áo, Tiệp, Ba Lan và gần nhừ toàn thể Âu Châu.
Khi Thế Chiến II bùng nổ được hai năm, vào ngày 14-8-1941, Hiến Chướng Atlantic ra đời, do sự ký kết giữa Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill, với mục đích, tạo sự đoàn kết chặt chẻ về kinh tế,, đồng thời xây dựng nền an ninh lâu dài giữa mọi quốc gia trên thế giới. Tiếp đó, vào ngày 1-1-1942 có 26 nước, đang chống phe Trục, cùng nhau ký kết bản Tuyên Ngôn. Như vậy tổ chức Liên Hiệp Quốc đã được thành hình và càng phát triển thêm mạnh mẽ vào năm 1943 tại Thủ đô Teheran của Iran (Ba Tư), qua cuộc gặp gỡ của các vị nguyên thủ Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô.. Cuối cùng tại thành phố San Francisco (Cựu Kim Sơn) - Hoa Kỳ, vào ngày 25-4-1945, Đại diện của 50 nước, cùng thống nhất các điều khoản trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và chính thức được phê chuẩn vào ngày 24-6-1945. Từ năm 1952, Tòa nhà chính thức của Liên Hiệp Quốc tọa lạc tại thành phố Nữu Ước (New York) và tới nay, đã có 191 quốc gia hội viên. Đặc biệt, Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1950 là một trong năm thành viên thường trực, của Đại Hội Đồng Bảo An LHQ (Mỹ-Liên Xô-Anh-Pháp-Trung Hoa), nhưng sau khi Tưởng Giới Thạch và Quốc Quân thua trận, mất lục địa phải chạy ra Đảo Đài Loan, cũng mất luôn vai trò đại diện tại LHQ về tay Trung Cộng. Thảm nhất từ ấy đến nay, Chính phủ Đài Loan đã nhiều lần xin gia nhập tổ chức trên, nhưng bị từ chối, chẳng những từ TC, mà cả Hoa Kỳ và các nước phương tây, đang làm ăn buôn bán với nước này, không ủng hộ.
Lần trước Hội Quốc Liên vì không có sự tham dự của Mỹ-Nga, nên để cho ba nước Anh, Pháp và Đức thao túng, cuối cùng phải tan rã. Nhưng lần này lại càng tệ hơn, dù có tới hằng trăm hội viên và đủ mặt ngủ cường Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Cộng. Tất cả cũng vì sự thao túng của Hoa Kỳ và Liên Xô (cũ), một đằng ỷ mình là chủ nhân ông, chi tiền nuôi sống tổ chức, còn một kẻ dựa vào phe đảng (xã hội chủ nghĩa và thế giới thứ ba), quậy phá diễn đàn, mỗi lần có chuyện. Thêm vào đó là sự phá bỉnh, ném đá dấu tay của Pháp, Trung Cộng, Ấn Độ, các nước Hồi Giáo..vì không ăn được, thì phá cho nát tan, để cùng chết chung cả hội. Đó là bí mật của cái gọi là " LIÊN HIỆP QUỐC ", mà Tổng Thống Pháp De Gaulle, từng gọi là ' Cơ Quan Vô Tích Sự '.
Tất cả đều là sự thật, nay đã được khai quật gần như toàn bộ ra ánh sáng, cho thấy người Mỹ, từ lúc Liên Hiệp Quốc vừa mới khởi đầu, đã tiếm vị quyền chủ nhân ông, để quyết định vận mệnh của thế giới, theo ý mình, qua mãnh lực của đồng đô la, đã ban phát để nuôi sống tổ chức quốc tế này, cũng là cái bình phong, che chắn bộ mặt giả đạo đức của một đồng mình, chuyên bỏ bạn chạy trước, khi đã đạt xong mục đích . Nhân kỷ niệm 50 năm Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã và Phe Trục, trong Đại ChiếnThứ 2. Một phát hiện mới vô cùng quan trọng, của Nhà Sử học người Canada là Michael Marrus, về vai trò của hai Tổng thống Mỹ là F.D Roosevelt và H.Truman, khi xét xử bọn đầu sỏ Đức Quốc Xã, tại Phiên Tòa Nuremberg, vào năm 1945-1946. Tóm lại đều do Mỹ lập phương án, để quyết định trước, còn các chính phủ Anh,Pháp và Liên Xô, cùng phe Đồng Minh, chỉ còn nhiệm vụ chuần bị cho phiên tòa, để Mỹ tới quyết định kết án mà thôi.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu khủng hoảng niềm tin, khi Boutros - Ghali làm Tổng Thư Ký, đã thất bại các chiến dịch ngăn chận cuộc chiến nồi da xáo thịt tại Somalie, Bosnia, Rwanda... Cũng từ đó, kéo theo sự khủng hoảng ngân sách và tài chính, khi bốn nước sáng lập LHQ, mà đứng đầu là ông chủ Mỹ (50%), vì không ưa vị Tổng Thư Ký đương nhiệm, nên đã không chịu đóng góp ngân sách và tài chính điều hành, khiến cho tổ chức này đã đứng trên bờ vực thẩm chờ sụp đổ vì phá sản. Cũng từ đó, nhờ sự đóng góp cầm hơi của Nhật (17%) và các nước hội viên (dưới 1%), cùng quỹ từ thiện, nhưng vẫn làm cho ngân sách giảm xuống không ngừng, khiến cho hầu hết các chương trình đều dang dở, kể cả Trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Manhattan -Neu York, cũng dột nát hư hỏng vì không có tiền tu bổ. và cũng chẳng ai thèm để ý tới, kể cả ông chủ Hoa Kỳ.
Nay thì khủng hoảng chính trị đã bắt đầu tại LHQ, dù như thường lệ, đã có từ năm 2002, khi Tổng Thư Ký Kofi Annan, vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 21-9-2005, kéo chuông ngân lên những tiếng vọng hòa bình cho thế giới. Nhưng đồng lúc nơi hội trường, đại diện của 170 nước, trong tổng số 191 quốc gia thành viên hiện hửu, qua sự bàn thảo về cải tổ toàn diện LHQ, với bản đề nghị tới 101 điều, đã biến nơi này hơn cái chợ. Nói như Phó Tổng Thư Ký LHQ Benon Sevan, trong lần kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức này, vào tháng 9-1995, cũng là ngày Kofi Annan được bầu làm Tổng Thư Ký mới " Thà đi bán bánh mì thịt nguội ở ngoài đường, còn hơn ngồi trong căn nhà hửu danh vô thực này, để ngày ngày chịu những hậu quả của khủng hoảng ". Từ tuyên bố của một nhân vật then chốt, gần như điều khiển bộ máy gìn giữ an ninh toàn cầu, cách đây mười năm trước, khi mà vị thế số một về kinh tế và quân sự của siêu cường Hoa Kỳ chưa bị lung lay, mà còn bi đát đến thế. Hiện Mỹ đang mất thượng phong khắp nơi trên thế giới, qua sự cạnh tranh ác liệt của Trung Cộng, Liên Âu về kinh tế, sự sa lầy chiến cuộc tại A Phú Hản, Iraq, cùng với bóng ma khủng bố của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan và thảm nhất là thiên tai bảo lụt tại các tiểu bang miền Nam, đã và đang tiếp diển tàn phá đất nước Hoa Kỳ. Giâu đổ thì bìm leo, nên tiếng nói của Mỹ gần như là không còn được ai nghe nửa, nhất là các quốc gia thù nghịch như Bắc Hàn, Syria, Iran. Nhưng hung hăng nhất vẫn là Tổng thống thiên tả Cesar Chavez, của nước Venezuela, ngoài sự chỉ trích gay gắt bản thông cáo chung trong ngày đại hội, còn yêu cầu dời trụ sở LHQ về Nam Mỹ Châu, một điều mà dân Mỹ tại New York đã muốn từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Tình hình rối loạn như vậy, nên không biết rồi đây tương lai của LHQ sẽ về đâu" nhất là chính cá nhân của Tổng Thư Ký Kofi, cũng đang chờ giờ về nước, vì có dính líu tới vụ tham nhũng bán dầu đổi thực phẩm của Iraq trước đây.

1-TỪ HỘI QUỐC LIÊN TỚI LIÊN HIỆP QUỐC :
Sau khi Thế Chiến I kết thúc, các nước (Không có Nga-Mỹ) đã thành lập Hội Vạn Quốc hay Quốc Liên với hai mục đích : mở rộng sự hợp tác giữa các nước và bảo vệ hòa bình an ninh cho toàn cầu. Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết, nên đã không ngăn chận nổi các nước trong phe trục Đức, Ý và Nhật gây thêm cuộc chiến thế giới lần thứ 2 từ năm 1939-1945.
Mục đích của LHQ về căn bản cũng không khác gì Hội Quốc Liên, từ khoản 1 của bản Hiến chương đã ký tại San Francisco năm 1945, trong đó qui định về sự bảo toàn bảo toàn hòa bình và an ninh thế giới, cùng các phương cách ngăn chận cũng như trừng trị các nước xâm lăng, theo công lý và luật lệ quốc tế. Đồng thời áp dụng sự bang giao hòa bình giữa các nước, trên căn bản ' Dân tộc bình quyền và tự quyết '..Tóm lại sự khác biệt giữa hai tổ chức quốc tế trên, vì LHQ là một trung tâm điều hòa mọi diễn đàn của các nước, theo ban hiến chương rõ ràng, thiết thực, chứ không mơ hồ trừu tượng như các điều khoản qui định trước kia của Hội Quốc Liên. Nói rõ hơn, qua sự tham dự của Mỹ-Nga, giúp LHQ có quân đội, như là một thứ cảnh sát quốc tế, khi cần dùng để đàn áp dập tắt các quốc gia hung hăng phá rối hòa bình, như đã từng xảy ra tại Triều Tiên, Ấn Độ, Nam Phi, Đông Dương,Phi Châu,A Phú Hản, Iraq, Bán đảo Balkan, Timor..
Tổ chức LHQ bao gồm các nước đầu tiên, có tham dự và ký bản hiến chướng tại San Francisco ngày 26-6-1945 như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Arab Seoudite, Á Căn Đình, Úc, Bĩ, Bolivie, Ba Tây, Byelorussie, Gia nã Đại, Chili, Colombie, Costa Rica, Cu Ba, Đan Mạch, Ai Cập, Equateur, Ethiopie (Á), Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Hondura, Ấn Độ, Ba Tư, Iraq, Liban, Liberia, Lục Xâm Bảo, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Nicaragua, Thụy Điển, Panama, Paraguay, Hà Lan, Perou, Phi Luật Tân, Ba Lan, Cộng Hòa Dominicaine, Royaume Uni, Salvador, Syrie, Tchecoslovaquie, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Nam Phi, Uraguay, Venezuela, Nam Tư. Tháng 5-1947 thêm A PhÚ Hản,Ích Lan, Thụy Điển, Xiêm La. Tháng 9-1947 thêm Pakistan, Yemain. Cũng trong năm này, LHQ đã bác đơn gia nhập của Albanie, Mông Cổ (Mỹ chống) và Bồ Đào Nha (Liên Xô không chấp thuận). Điều này cho thấy, lý thuyết và thực hành không bao giờ đi đôi và trên hết chính 5 nước đứng đầu tổ chức, đã nghi kỵ và đâm thọc lẫn nhau vì quyền lợi phe nhóm của chính mình, ngay từ ban đầu. Cho nên viện LHQ không thực thi được sứ mệnh đoàn kết, cũng như nhiêm vụ bảo an hòa bình thế giới, là một sự kiện không làm sao tránh được.
Từ năm 1952 tới nay, trụ sở chính của LHQ đước đặt tại thành phố New York, đối diện với dòng sông East River. Cơ quan LHQ hiện nay có hơn 10.000 nhân viên chính thức, trong số này có 7000 nhân viên đang làm việc tại các tầng lầu trong trụ sở chính. Ngoài ra, nếu tính các bộ phận phu thuộc như cơ quan UNESCO, UNICEF hay CNUCED (Hiệp Hội phát triển thương mại), thì nhân viên phục vụ khắp thế giới trên 50.000 người. Bước vào Tòa Nhà LHQ, chỉ cần tới tầng lầu thứ 2, nơi được mệnh danh là " Ổ Gián Điệp Quốc Tế Trên Đất Mỹ ", một quán cà phê không trả tiền, rất lý tưởng để mọi quốc gia khắp thế giới, công khai cấy tai mắt của mình vào nghe lén và thu thập tin tức, tài liệu mật của Hoa Kỳ cũng như toàn cầu. Chính lý do này, nên Mỹ không chịu đóng số tiền hơn 1 tỷ đô la cho LHQ, qua viện cớ tiền bạc bị gian lận và tổ chức lung tung, không biết đâu mà mò. Tình trạng quỵt nợ vẫn không thay đổi, dù LHQ đã làm theo ý Hoa Kỳ, khi giao cho Joseph Connor, một viên chức cao cấp Mỹ, tiến hành cải tổ tài chính, cắt giảm hầu hết chi phí ngân khoản xử dụng của LHQ chỉ còn 150 triệu đô la.
Tầng lầu 38 là nơi đặt văn phòng của Vị Tổng thư ký đương nhiệm, có hai thang máy dẩn tới. Theo tường thuật của phóng viên tờ Le Nouvel Observateur, mô tả đồ đạc trong phòng hầu hết đều củ kỷ tróc sơn, vì lâu ngày không được thay thế, ngoài những bức tranh có giá trị đang treo trên tường, mượn tại Viện Bảo Tàng Nửu Ước. Ở đây không ai cần hỏi ai về chức vụ, mà chỉ muốn biết số tầng lầu của người đang phục vụ, vì người làm việc càng gần tầng lầu 38, càng quan trọng hơn trong lúc giao dịch, chạy áp phe. Thực tế cho thấy sinh hoạt của LHQ có hai mặt, một đằng là thế giới của ngoại giao, hành chánh với cấp bậc, nhiệm vụ và giờ giấc làm việc. Nhưng quan trọng nhất vẫn là những bí mật của hậu trường chính trị, hoạt động không cần giờ giấc, mà tùy theo sự khủng hoảng. Chính tại đây, giá trị đích thực của LHQ có hay không, theo điều khoản của hiến chương về sự bình đẳng của mọi quốc gia thành viên, dù là lớn manh cở Trung Cộng hay nhỏ yếu như nước Malawi.
Nhưng hấp dẩn và quan trong nhất vẫn là tầng hầm số 2, nơi đón tiếp các pháo đoàn ngoại giao, cũng là vùng hoạt động của các Điệp viên quốc tế. Phòng tiếp các sứ bộ ngoại giao, là một địa điểm chiến lược quan trọng nhất, điều gì cũng có thể xảy ra vì các nhà ngoại giao có quyền lãnh sự tài phán, tức là bất khả xâm phạm , nên ai cũng dám chường mặt kể cả Fidel Castro, Motubu..là những nhân vật bị thế giới khinh ghét nhất. Đây cũng là nơi hình thành mọi áp phe báo bở nhất , qua cái kho tàng vô tận về những món hàng từ thiện tặng LHQ, từ các loại đắc tiền như máy tính, truyền hình, máy móc ( hàng tấn), tới máy móc văn phòng, gia dụng..tất cả hàng hóa trị giá trên 3 tỷ mỹ kim. Ngânkhoản này, chỉ được xử dụng 1/3 dành cho việc gìn giữ hòa bình thế giới. Phần lớn số còn lại, được dùng để mua sắm hay tu bổ xe cộ trên 11.000 xe hơi công cộng của LHQ, qua sự cạnh tranh ráo riết của các hảng thầu quốc tế như Hảng Peugeot Renault (Pháp), Ford (Mỹ) và Toyota (Nhật). Trong lúc đó, nhiều vấn đề lớn khắp thế giới bị quên lãng, vì ai cũng đều nói nhưng không ai muốn làm cả, khi tất cả gần như đã mệt mõi trước tình người và lòng nhân đạo, sắp cạn kiệt trong một thế giới hận thù.
Hiện LHQ có sáu cơ cấu chính, gồm Đại Hội Đồng LHQ, Hội Đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội LHQ, Hội Đồng Quản Trị LHQ, Tòa Án Quốc Tế La Haye và Văn Phòng Tổng Thư Ký LHQ. Trong mỗi cơ cấu thuộc quyền LHQ, còn có một hệ thống tổ chức trực thuộc vào chương trình, như Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Thế Giới, Cao Ủy LHQ về Tị Nạn, Quỷ Nhi Đồng Thế Giới..từng được nhận lãnh các giải thưởng Nobel , về sự cống hiến chi hòa bình và an ninh của nhân loại.

*Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc :
Theo khoản IX, Đại Hội Đồng LHQ bao gồm tất cả các nước hội viên và là một cơ cấu có nhiều quyền hành nhất trong tổ chức, mỗi nước đều có quyền cử tối đa 5 đại diện. DHD nhóm họp hằng năm và do chính vị Tổng Thư Ký đương nhiệm phải tường trình tất cả các vấn đề thời sự cũng như đã và đang xảy ra trên thế giới. Tuy có nhiều quyền hạn, từ việc tổ chức thành lập các cơ quan gìn giữ hòa bình , tới các chương trình phát triển LHQ (UNDP), Hội Nghị Phát Triển Thương Mại (UNCTAD), Quỹ Nhi Đồng (UNICEF), Cao Ủy Tị Nạn (UNHCR), Cao Ủy Nhân Quyền ( Trụ sỏ đặt tại Geneve-Thụy Sĩ)..nhưng chỉ là quyền thảo luận về các nguyên tắc và đề nghị mà thôi. Chính Hội Đồng Bảo An mới có quyền định đoạt tất cả. Riêng ngân sách của LHQ do Đại Hội Đồng phê chuẩn, từ sự đóng góp hằng năm của các thành viên, mà nhiều nhất từ Hoa Kỳ và Nhật. Theo báo cáo năm 1995, ngân sách của LHQ lên tới 1,35 tỷ đô la. Đó là chưa kể tới số ngân sách khổng lồ khác, đã thu được từ các tổ chức từ thiện tự nguyện, dành riêng cho tổ chức UNICEF và UNDP. Về quỹ dành cho việc gìn giữ hòa bình thế giới, chỉ riêng Hoa Kỳ đã đóng góp trên 31%, trong tổng số 3 tỷ mỹ kim. Theo nguyên tắc, bất cứ nước hội viên nào, cũng đều có quyền phát biểu ý kiến với tất cả các cơ quan, dù nước mình không có đại diện. Về thủ tục bỏ phiếu, theo qui định mỗi thành viên được một phiếu bầu, ngoại trừ các nước không chịu đóng góp chi phí cho LHQ liên tiếp hai năm, đặc biệt như Hoa Kỳ, không chịu đóng góp vì bất mãn.
Văn phòng của Đại Hội Đồng LHQ gồm sáu Ban và một Ban Đặc Biệt gọi là Ban Toàn Quyền, gồm đại biểu của các nước gửi đến công tác. Ban một phụ trách chính trị, an ninh. Ban hai về kinh tế, tài chánh. Ban ba giáo dục, xã hội. Ban bốn lo việc quản trị. Ban năm soạn thảo chính sach và Ban sáu lo phần pháp luật. Một điểm quan trọng khác đối với đại biểu của các nước trong Ban Toàn Quyền, là họ tới đây để dự phiên họp của DHD, chứ không phải là đại biểu được bầu đê lo việc chung của LHQ, nên các nước khác không bắt buộc phải thi hành quyết nghị của các đại biểu , họp thành Đại Hội Đồng. Nên thực tế, các nước đã không coi Đại Hội Đồng LHQ, như một thứ Nghị Viện Quóc Tế.

* Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc :
Đây là một bộ phận quan trọng nhất của LHQ, có nhiệm vụ gìn giữ hoà bình cho thế giới. Lúc đầu Hội Đồng Bảo An (HDBA) chỉ có 11 thành viên, trong đó 5 nước vĩnh viễn là Hoa Kỳ, Liên Xo (Nga), Anh, Pháp va Trung Hoa Dân Quốc (Trung Cộng). Riêng 6 thành viên không vĩnh viễn, được bầu có nhiệm vụ hai năm. Các nước này được lựa chọn, theo năng lực đối với thế giới và vị trí địa dư. Đến cuối 31-12-1948 có 6 thành viên không vĩnh viễn trong HDBA là Bỉ, Colombie và Syria. Riêng ba nước Á Căn Đình, Gia Nã Đại và Ukraine tựu chức đến cuối tháng 12-1949.
Hiện nay HDBA có 15 thành viên, ngoài 5 nước vĩnh viễn trên, 10 thành viên còn lại , thay đổi theo chu kỳ hai năm, trong đó mỗi năm chọn năm nước mới, bổ sung vào các thành viên cũ hết thời hạn. Dựa vào qui chế ghi trong Bản Hiến Chương LHQ, bất cứ vấn đề quan trọng nào , nếu muốn HDBA phê chuẩn, phải có 9/15 phiếu thuận (trong số này phải có đủ 5 phiếu của 5 thành viên vĩnh viễn). HDBA sẽ đình chỉ hay xem xét lại các vấn đề, khi có Phiếu Phủ Quyết (Veto) của một trong năm nước trên. Chính vấn đề này, đã làm điên đầu LHQ như trong quá khứ Mỹ bỏ phiếu chống, để bứng gốc Tổng thư Ký Boutros Gali và sư độc quyền vô lý này, nay đã trở thành một trong các lý do chính, mà các nước thành viên đòi phải cải tổ toàn diện hay xóa sổ LHQ để làm lại từ đầu.
Hoạt động của HDBA/LHQ, gồm trách nhiệm Duy Trì và Cũng Cố Hòa Bình trên thế giới,giữ vai trò Trọng Tài , trung gian hòa giải sự xung đột giữa cac nước . Trường hợp bất khả kháng , HDBA sẽ dùng kinh tế để cấm vận hay gữi Quân Đội LHQ, thường được biết qua qua danh từ ' Đoàn Lính Mũ Xanh', tới các vùng chiến cuộc cần thiết. Tóm lại, nhờ hai biện pháp ' Trừng phạt kinh tế ' và ' Đoàn lính Mũ Xanh ', đã tạo được nhiều thành tích tốt, đối với các nước xấu có hành động bá quyền nước lớn hay ý đồ xâm lăng nước khác. Tuy nhiên tất cả hoạt động của HDBA, gần như phụ thuộc vào sự đồng thuận của Ngủ Cường, nghĩa là không được đi ngược lại quyền lợi của năm nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Cộng.
Mới đây ngày 23-9-2005, Nga lại dùng quyền phủ quyết, ngăn chận không cho Mỹ và các nước Liên Âu, đem vụ Iran chế bom nguyên tử, ra bàn thảo tại Ủy Ban Nguyên Tử (IAEA) ở Vienne (Áo), trước sự hiện diện của 35 thành viên, đang nhóm họp, để yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ ban lệnh cấm vận kinh tế Ba Tư. Cùng phe vì cùng đang liên hệ buôn bán xăng dầu và chất Urnium chế bom của Iran, nên Trung Cộng cũng nhảy vào ăn ké. Đó là mặt thật của cái gọi là LHQ ngày nay.
*Các Hội Đồng Quản Trị, HĐ Kinh Tế-Xã Hội Và Ban Thư Ký :
Ban Thư Ký LHQ giữ nhiệm vụ quản lý và thực hiện các chương trình hoạt động của LHQ và do Tổng Thư Ký đứng đầu với nhiệm vụ trong 5 năm., do Đại Hội Đồng chọn theo giói thiệu của Ngủ Cường trong HDBA. Như vậy Tổng Thư Ký là phát ngôn nhân, mọi quyết định và ý kiến của LHQ. Trong 60 năm hoạt động (1945-2005), đã có sáu vị Tổng Thư Ký, trong số này có năm người giữ hai nhiêm kỳ.
Hội Đồng Quản Trị LHQ ra đời từ năm 1945 và gần như ngưng hoạt động vào năm 1990, với mục đích giám sát 11 Lãnh thổ , chưa có chính quyền và được sự ủy nhiệm của quốc tế, sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt. Hiện nay các lãnh thổ trên đã được độc lập hay tự trị, nên các vấn đề liên quan tới lãnh thổ và thuộc địa, đều do DHĐ/LHQ giải quyết.
Riêng HD Kinh Tế-Xã Hội/LHQ gồm 54 thành viên và mỗi năm, DHD tuyẻn chọn 18 thành viên mới để bổ sung, thời hạn 3 năm. Hội Đồng có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra các phương thức hoạt động , trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, an sinh.. Về lý thuyết, các Tổ Chức Y Tế Thế` Giói (WHO), Văn Hoá Giáo Dục (UNESCO), Lương thực và Nông Nghiệp (FAO), Lao động thế giới (ILO)..tuy trực thuộc Hội Đồng trên nhưng thực tế thường hoạt động độc lập và chỉ gửi báo cáo mà thôi.
Tổ chức UNESCO thành lập từ năm 1946, tính tới năm 1995 đã có 183 thành viên, là cơ quan hợp tác giữa các nhà khoa học trên thế giới, nhằm phổ biến các kiến thức mới, truyền bá văn hóa và thông tin khoa học kỹ thuật. Việt Cộng qua danh xưng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, đã gia nhập tổ chức UNESCO ngày 12-7-1976 và là con đường duy nhất thông tin với thế giới bên ngoài, từ khi bức màn sắt cọng sản Lê Mác, phủ kín toàn cảnh lãnh thổ VN, sau ngày 30-4-1975 tới đầu năm 1991 đổi mới. Theo hầu hết các đảng viên cọng sản đào thoát ra ngoại quốc, nhất là Bùi Tín, thì việc VC loan tin UNESCO ban hành nghị quyết, để thế giới long trong kỷ niệm 100 ngày sinh nhật Hồ Chí Minh vào năm 1990, là hoàn toàn bịa đặt, vì UNESCO chỉ có tổ chức vào năm 1980, kỷ niệm 600 ngày sinh của Vị Anh hùng Dân Tộc VN là Nguyễn Trải mà thôi.


Ngoài các tổ chức chính thức của LHQ kể trên, còn có nhiều cơ quan quốc tế rất quan trọng, hoạt động độc lập hiện nay như Quỷ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Chương trình phát triển Nông Nghiệp của LHQ (UNIDO), Ngân Hàng Phát triển (IBRD), Hiệp hội phát triển thế giới (IDA), Quỷ phát triển kinh tế (SUNFED), Viện Đại Học LHQ ở Tokyo và New York và Tổ Chức Thương Mai Thế Giới (WTO)..chỉ mới hoạt động vài năm nay.

* Tòa Án Quốc Tế La Haye:
Mặc dù bị bôi bac là một pháp đình chỉ để xử Ma nhưng Tòa Án Quốc Tế La Haye hiện nay, có tới 11 chánh án, 60 thanh tra với ngân sách hoạt động hằng năm là 28 triệu đô la, qua nhiệm vụ phát hiện, tố giác để kết án các tội phạm chiến tranh, diệt chủng trên khắp thế giới. Hiện Tòa Án đã và đang thụ án 22 vu liên quan trên và cũng giải quyết các khiếu nại về làm ăn buôn bán giữa các nước, mà quan trọng nhất là vụ Việt kiều Hòa Lan tên Trịnh Vĩnh Vình, kiện đảng VC cướp giật tiền bạc của đương sự, khi về nước hợp tác làm ăn, lên tới vài chục triệu đô la Mỹ. Nôi vụ sẽ bắt đầu xử xét vào cuối năm nay, theo tin tức của báo chí đã loan tải.
Tòa Án Quốc Tế , đặt trụ sở tại La Haye - Hòa Lan, thường viết tắt là TPI (Tribunal Pénal International ). Tất cả không phải là chuyện đùa của Hội Quốc Liên khi trước, mà làm thật, như vụ bắt tên đao thủ tại Trại giam Omaraka, tên Dusko Tadic, can tội sát hại nhiều người Bosnie ở Serbe. Tất cả những thanh tra quốc tế này, đều là người Châu Âu, ai nấy đều thuộc thành phần trí thức ưu tú, ít nhất có 8 năm công vụ trong ngành cảnh sát và nhiều kinh nghiệm đối mặt với tội phạm. Tòa Án Quốc Tế ngày nay, chẳng khác gì một kho lưu trử đủ các tài liệu về tội phạm chiến tranh, các vụ án kinh tế, chính trị. nhưng đầy đủ nhát vẫn là hồ sơ cuộc chiến trên bán đảo Balkan vừa qua, trong đó Nam Tư bị tố giác là kẻ chủ mưu diệt chủng các dân tộc liên hệ, trong liên bang củ. Tóm lại đây là một tòa án chuyên nghiệp, với những nhà chuyên môn có trách nhiệm, một biểu tượng chứ không phải là huyền thoại, nên theo nhận xét chung, trong tương lai TPI sẽ trở thành một tòa án quốc tế kiểu mẫu trên thế giới.
Nhưng cũng giống như số phận của các tổ chức thuộc LHQ, Toà Án Quốc Tế La Haye tới nay vẫn chưa được quyền của Hội Đồng Bảo An, cho phép bắt cac tên tội phạm quốc tế, dù chúng được chứng minh là có tội.Nhiều quốc gia không muốn cấp phương tiện cho các thanh tra tới điều tra và tệ nhất vẫn Pháp, nước đưa ra Nghị Định 827 ngày 25-5-1993, làm cơ sở pháp lý để Tòa Án Quốc Tế hồi sinh hoạt động, lại chẳng bao giờ chịu đóng góp một xu với lý do TPI thuộc LHQ, đã có Hoa Kỳ chung tiền, cũng như cung cấp máy móc làm việc lên tới 3 triệu đô la. Hiện nay cơquan quốc tế này có tới 200 nhân viên và lương bổng lệ thuộc vào ngân sách của LHQ lúc có lúc không. Với mục đích chỉ kết tội kẻ chủ mưu, lãnh tụ, người hoạch định sách lược..và gần như tha bổng thành phần tay sai hay binh lính thừa hành. Tòa Án cũng không xử khuyết tịch , nếu không có phạm nhân, thì phiên tòa chỉ xác nhận tội trạng và ban lệnh truy nã khắp thế giới. Hiện TPI đang truy nả 6 tên ác ôn nhất cu3a thế kỷ là : 1- Raznjatovic Zeliko, Nam Tư, can tội giết trên 3000 người Hồi giáo tại Broko. 2-Mengistu Haive Mariam, quốc tịch Éthiopie đã giết trên 100.000 nước mình, từ 1977-1991. 3-Astiz Alfredo Ignacio, dân Argentine, can tội giết hằng chục người Á Căn Đình từ 1976-1982. 4-Saloth Sar hay Polpot, đệ tử ruột của Cọng sản Hà Nội, người Việt gốc Khmer, đã sát hại hằng triệu người Kampuchia từ 1975-1979. Polpot đã chết trong rừng Pailin, sát biên giới Miên-Thái. 5-Hobeika Elie, người Liban, đã giết trên 2000 tị nạn Palestine tại hai Trại Sabra và Chatila vào tháng 8-1982 . 6-Nahimana Ferdinad, dân Rwanda, can tôi tiêu diệt nửa triệu nười Tutsis, Châu Phi.

2-TỔNG THƯ KÝ LHQ, CON CỜ CỦA NGŨ CƯỜNG:
Mỗi khi có một biến cố lịch sử trọng đại nào xãy ra trên thế giới, mọi người thường nghe nhắc tới vị Tổng Thứ Ký của LHQ, nên đã có ấn tượng nghĩ rằng, đây là một nhân vật rất quan trọng, có quyền hành tối cao, đối với vận mệnh của nhân loại. Thật sự không phải như vậy, vì người đứng đầu tổ chức thế giới, rất ít có quyền hành, nguyên do các vị không phải được chọn qua bầu cử, mà được chỉ định theo ý của ngủ cường (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Tàu).
Không giống như các cuộc bầu cử tại Mỹ, lớn như bầu Tổng Thống,Quốc Hội, Chủ Tịch Trường Đại Học..(tốn hằng triệu đô la trở lên), hay là nhỏ qua các chức vụ nghị viên làng xã, cũng phải bỏ ra nhiều tiền bạc, nước miếng, chữ nghĩa để quảng cáo, mới hy vọng thắng cử. Trái lại việc bầu bán Tổng Thư Ký LHQ rất đơn giản, không tốn kém một đô la nào, vì phẩm chất cá nhân chỉ là thủ tục. Nên muốn thắng cử, ứng viên phải được các thế lực bên trong chọn mặt và quyết định, theo đúng các tiêu chuẩn, có liên quan tới các khuynh hướng quốc tế hiện hành. Tóm lại việc tuyển chọn một Tổng Thứ Ký LHQ không có trong chương trình hoạt động, nên không hề dự trù ngân sách, cũng không có một ban phòng nào trong Đại Hội Đồng phụ trách, để tìm kiếm nhân tuyển thích hợp, dù rằng Hiến Chương đã có qui định thời gian tại vị của TTK là 5 năm. Tóm lại DHD theo giới thiệu của Hội Đồng Bảo An (HDBA) , sau khi được gạn loc bằng phủ quyết (Droit De Veto), để thi hành. Đây chính là lộ trình của 6 Vị Tổng Thư Ký LHQ đã đi qua, kể từ ngày thành lập vào năm 1945 -2005), không hề thay đổi. Tất cả đều là kết quả của sự đồng thuận của năm nước trên. Bởi vậy tới nay, chưa hề có một văn kiện chính thức nào của LHQ ban hành, qui định tiêu chuẩn cần có của các ứng viên Tổng Thư Ký, hay nếu có, cũng rất sơ sài, mù mờ, ai đọc muốn hiểu sao cũng được.
Về vấn đề này, theo các tài liệu lưu trử cho biết, năm 1944 Hội Quốc Liên (Tiền Thân LHQ), có đề ra một số tiêu chuẩn của Tổng Thư Ký LHQ ' Tuổi trẻ, có kinh nghiệm chính trị ngoại giao, có khả năng quản trị các tổ chức lớn, ôn hoà, liêm khiết, tế nhị và can đảm..' Năm 1945, Bộ Ngoại Giao Mỹ đề nghị ' TTK là người phải có uy tín, quyền năng đã được thừa nhận trong giới ngoại giao, tuổi từ 45-55, thông thạo Anh-Pháp nhưng không phải là người Pháp hay người Liên Xô ' Sau đó Mỹ lại đưa thêm điều kiện là Tổng Thư Ký LHQ không phải là công dân của 5 thành viên thường trực trong HDBA và điều kiện này được áp dụng cho tới nay. Còn bản Hiến Chương LHQ, chỉ thấy có 5 điều từ 97-100, đại ý cho biết TTK là quan chức cao nhất của tổ chức, được phép LƯU Ý Đại Hội Đồng, mà theo Ý ÔNG TA có nguy cơ cho hòa bình thế giới nhưng ông ta sẽ không thỉnh cầu hay nhận một chỉ thị nào từ bên ngoài LHQ.
Vì thiếu chân thật và có ý riêng khi viết bản hiên chương, nên đã biến các đồng minh cũ trong Thế Chiến 2 sau khi kết thúc, thành thế lưởng cực Tư Bản-Cộng Sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh và ngay trong Đổng Minh Mỹ-Anh-Pháp, về sự đồng thuận khi cần giải quyết các vấn đề lớn của thế giới, từ đó đến nay.
Tất cả đều là bi kịch, ngay từ lúc khởi đầu cuộc bầu chon người Tổng Thư Ký đầu tiên của LHQ. Năm 1945, Mỹ muốn đưa phe mình là Dwight Eisenhower lên làm TTK nhưng lại bị Liên Xô chống đối. Còn Anh thì không đề cử gà nhà , lại đề nghị Paul Henry Spaak, Tổng trưởng ngoại giao Bỉ. Rốt cục năm nước đồng ý theo đề nghị của Liên Xô, chọn Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy là Trygve Lie làm TTK đầu tiên của LHQ. Nhưng dù bị Mỹ đâm sau lưng hay Liên Xô coi như kẻ thù bất cộng đái thiên, Vị TTK đầu tiên của LHQ : TRYGVE LIE cũng đã đi vào lịch sử, khi ông đề nghi Hội Đồng Bảo An đưa Lính Mũ Xanh vào Bán Đảo Triều Tiên, ngăn chận và chống trả Bắc Cao, một chư hầu của Liên Xô và Trung Cộng, vượt Vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Hàn vào năm 1950. Thế là người Nga trả thù, bởi vậy vào giữa nhiệm kỳ 2, ngày 10-11-1952, T.Lie từ chức và để lại câu nói bất hủ ' Vai trò của Tổng Thư Ký LHQ là một nhiệm vụ bất khả thi nhất trên thế giới '. Tiếp theo vị TT K thứ hai là Dag Hammarskjold,Quốc Vụ Khanh Thụy Điển, con cờ mà cả 5 nước thành viên HDBA đều chấp thuận nhanh chong, theo sự giải thích của Nhà Ngoại Giao Hà Lan lúc đó, chỉ vì ai cũng nghĩ rằng ' Ông quá hiền', chắc không đa đoan, dám cải lại các chủ lớn như T.Lie. Tất cả lại té ngửa một lần nửa, vì suốt 8 năm, trong cương vị người đứng đầu LHQ, Ông là người duy nhất dám hành xử đúng đắn các mục tiêu, mà bản hiến chương đã đề ra. Do trên dần dà 5 nước không ai hài lòng. Với Anh-Mỹ, ông làm mích lòng sau cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956. Còn Liên Xô, qua Trùm đỏ Khrouchtchev muốn phế ông ngay, khi LHQ can thiệp vụ Congo. Sau đó Liên Xô đề nghị lập ba thành phần, hòa hợp, hòa giải, trung lập gồm Tư bản, cọng sản và Khối không liên kết, thay phiên làm TTK nhưng bị bác bỏ. Tại DHD.LHQ vào năm 1961, Hammarskjold, đã tuyên bố một câu nói bất hủ ' Từ chức theo ý ngũ cường thì quá dễ nhưng kháng cự họ mới là điều khó '. Cuối cùng để trả giá cho sự công minh liêm chính, đạo đức của kẻ sĩ, đúng nghĩa với vai trò của người khoa bảng, xuất thân từ giới quý tộc, ông đã chết một cách oan khiên, nói là tử nạn máy bay, khi tới công tác tại Congo, vào ngày 17-12-1961. Theo sắp xếp sẳn của Vị TTK tiền nhiệm, U Thant , người Miến Điện làm TTK thứ ba, trong hai nhiệm kỳ từ 3-11-1961. Đây là nhân vật bị tai tiếng nhiều nhất, vì có đầu óc thiên tả rõ rệt và trong suốt thời gian nhậm chức, không đóng góp được gì cho LHQ, ngoài bị thiên hạ cười là dốt tiếng Pháp.
Ngày 17-12-1970, một người Áo tên Kurt Waldheim, dù bị Anh-Trung Cộng phản đối, vẫn được chọn làm TTK thứ 4. Theo sử liệu, sự kiện Kurt xuất thân là một sĩ quan cao cấp của Đức Quốc Xã, hoàn toàn không ai biết, ngoại trừ Liên Xô nhưng người Nga đã dấu kín việc này, để làm áp lực. Đây là TTK tệ nhất lại đầy tham vọng, nên sau khi mản 2 nhiệm kỳ, cứ muốn làm tiếp lần 3 nhưng bị Trung Cộng phủ quyết. Một nhà quý tộc, có phong thái và tư cách người Pérou tên Javier Perez de Cuellar, được chọn làm TTL thứ 5, qua hai nhiệm kỳ, được coi như thành công. Ông đã đưa ra lời khuyến cáo hai nước Hoa Kỳ và Nga, là nên tham khảo ý kiến với nhau, để giải quyết các vấn đề bất đông, còn hơn là chờ đối phuơng sơ hở, để đâm sau lưng và phủ quyết. Đây được coi như một sự canh tân của LHQ và trở thành một nguyên tắc hửu hiệu, được áp dụng tới ngày nay.. Lần chọn TTK thứ sáu, qua ý kiến chung của 5 nước trong HDBA, là một người Phi Châu và con gà của Pháp tên Boutros Ghali, một nhà ngoại giao Ai Cập đã được chọn làm TTK trong hai nhiệm kỳ, trước sự chống đói mãnh liệt của người Mỹ.
Tổng Thư Ký thư` bảy là Kofi Annan, một khoa bảng trí thức, được gỉải Nobel Hòa Bình,sinh ngày 8-4-1938 tại Kumasi, nước Ghana, thuộc Châu Phi nhưng được đào tạo tại các Đại Học Âu Mỹ về kinh tế ở Macalester Colelege (Mỹ), Thụy Sĩ và Viện Công Nghệ Massachusetts (Mỹ). Annan phục vụ tại Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO) từ năm 1962 và được chọn làm Tổng thư Ký LHQ,lần thứ 1 vào ngày 1-1-1997. Điều người ta chê bai Annan hiện nay, sau khi việc bê bối tiền bạc tại LHQ , trong vụ đổi dâu Iraq lấy thực phẩm bị bại lộ, đã nói lên sự chỉ triách từ trước, về TTK thứ bảy, là người đạo đức giả , chỉ biết tự mình tô vẽ và lý tưởng hoá về mình.

3-LIÊN HIỆP QUỐC SẼ VỀ ĐÂU SAU 60 NĂM TỒN TẠI "
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Liên Bang Sô Viết và hầu hết các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho ai nấy đều thở phào và tin tưởng rằng hoà bình đã trở về cùng nhân laọi. Nhưng sự thật thấy vậy mà không phải vậy, chiến tranh người chết và máu lửa, gần như ngày nào cũng có mặt khắp năm châu và lần này người ta giết nhau bằng các loại vũ khí ghê gớm hơn thời trước và gần như chẳng ai sợ ai, vì ai cũng có bom nguyên tử, chứ chẳng phải chỉ riêng ngủ cường Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng.
Nói chung sự bất ổn của thế giới đã khởi đầu từ năm 1999 khi lực lượng cuả NATO có Mỹ, tấn công và tiêu diệt Liên Bang Nam Tư (Serbie), một chư hầu cũ của Nga Sô và thành lập nhiều nước mới tại Bán Đảo Balkan, trong đó có Kosovo. Năm 2001 bọn khủng bố thuộc lực lượng Hồi Giáo cực đoan, cướp phi cơ dân sự phá xập hai toà tháp của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York vào ngày 11-9-2001. Sự thù hận giữa Hoa Kỳ và bọn khủng bố mới bắt đầu từ đó, khi Mỹ tấn công A Phú Hản để bắt Osama Bin Laden và tiêu diệt Taliban đang cầm quyền nước này. Tiếp theo Hoa Kỳ và Anh , liên quân đánh Iraq năm 2003 và bắt được Tổng Thống Sadam Hussein. Thế nhưng tinh hình thế giới, nhất là tại Trung Đông, Trung Á và Đông Á, không một ngày nào được yên ổn vì chiến tranh, bom người và những đe dọa xử dụng bom nguyên tử, từ các nước nhỏ như Ấn Độ, Pakistan, Do Thái, Bắc Cao và Ba Tư. Cũng từ đó, vì dành dựt nguồn năng lượng to lớn tại các nước Cộng Hòa Trung Á, thuộc Liên Bang cũ và nhất là kho dầu đứng thứ 2 trên thế giới tại Iraq, làm cho khối tây phương chia rẽ trầm trọng, một bên là Pháp Đức, bên kia là Mỹ Anh, để cho Nga và Trung Cộng đứng ngoài hưởng lợi và tha hồ thọc gậy bánh xe, dùng hai con cờ Bắc Cao và Ba Tư để quậy phá nền hòa bình và an ninh khắp thế giới. Cùng lúc tại Đông Nam Á, Trung Cộng càng ngày càng để lộ bộ mặt xâm lăng và bá quyền nước lớn, khiến cho hầu hết cac lân bang đều thi nhau tối tân hóa quân đội để phòng thủ. Không riêng Đài Loan là điểm nóng, Nhật Bản hiện nay là nước có nhiều chất Uranium và với kỹ thuật số 1 trên thế giới, nên trong thời gian ngắn, có thể chế được nhiều bom nguyên tử, để chống lại Nga, Trung Cộng và Bắc Hàn. Điều này trước sau gì cũng sẽ xảy ra, vì hiên nay Hoa Kỳ bốn bề thụ địch, trong nước thì thiên tai và lòng người lại đang chia rẽ vì chiến tranh Iraq. Cho nên Nhật Bản sẽ không còn thụ động ngồi chờ Mỹ che chở như thời gian qua, nhất là trước việc Trung Cộng ngang nhiên đem dàn khoan tới vùng đảo Senkaku đang còn tranh chấp giữa hai nước, tạo cớ để Nhật tái trang bị và khơi động lòng yêu nước của một dân tộc, từng làm Mỹ điêu đứng trong thế chiến 2.
Mới đây, trước diễn đàn của Đại Hội Đồng LHQ trong ngày tiền kỷ niệm 60 thành lập, nhóm tại trụ sở chính ở Naw York. Trước đại diện của 170/191 nước hội viên, gồm đủ từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Tổng trưởng Ngoại Giao của các nước, Tổng trưởng Ngoại Mỹ Condoleezza Rice và Tổng Thống G.W.Bush , đã trình bày chính sách đối ngoại và những khó khăn hiện nay của Mỹ,đồng thời áp lực LHQ phải đem vấn đề Nguyên Tử của Iran ra thảo luận với đề nghị trừng phạt và cô lập nước này về kinh tế. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn muốn thảo luận nhiều vấn đề quan trọng khác về Do Thái-Palestine, Vụ Syria liên quan tới việc ám sát thủ tướng Leban là Rafil Hariri..Tuy nhiên Hoa Kỳ coi như đã thất bại vì sự chống phá của Nga Sô, Trung Cộng và nhất là thái độ của Tổng Thống Syria Bshar Assad chống Mỹ ra mặt bằng cách bỏ ra về, không tham dự DHD.
Cũng trong kỳ Đại Hội, trước một ngày, nhiều nước đã không đồng ý với Hoa Kỳ về đề nghị cải tổ toàn diện LHQ với hằng trăm Tu Chính Án. Đã vậy nhiều nước trong nhóm 77 quốc gia đang phát triển và phong trào không liên kết, cũng đã đề nghị nhiều cải cách theo ý riêng của nước mình. Riêng Nga cũng có bản đề nghị tu chính LHQ. Nói chung kỳ này, mục đích của Hoa Kỳ muốn LHQ phải cải tổ lại sự quản trị và đặt nặng vai trò của Uỷ Ban Nhân Quyền Quốc Tế, trong khi đó Đức chỉ muốn cải tổ một phần, còn tân chủ tịch DHD.LHQ là Jan Elliasson tuyên bố , hiện LHQ chưa có quyết định về sự cải tổ, dù Hoa Kỳ có thôi thúc và đề nghị nhiều lần. Trong khi đó, vào ngày 13-9-2005, tại Bá Linh Bộ trưởng Quốc Phòng Liên Bang Nga là Sergei Ivanov đã to tiếng cảnh cáo Mỹ là không được áp lực LHQ, cải tổ chủ thuyết quốc phòng, cho phép dùng bom nguyên tử đánh chặn trước, vì làm như vậy sẽ mở đường cho các nước khác chạy đua chế tạo vũ khí hạch tâm. Được biết vào hồi cuối tuần, trước khi khai mạc ĐHĐ LHQ, Bộ Quóc Phòng Mỹ đã hiệu đính chủ thuyết hành quân nguyên tử và đã phổ biến tới các tư lệnh chiến trường, có thể xin phép Tổng thống cho phép xử dụng khi cần thiết.
Lúc 9giờ 30 ngày 21-9-2005, Tổng Thư Ký Kofi Annan kéo chuông hoà bình, để khai mạc kỷ niệm 60 năm thành lập LHQ., trong một không khí đầy sóng gió và chia rẽ thấy rõ. Kỳ này qua hai chiếc dù che Nga và Trung Cộng, chống lưng cho hai phái đoàn Bắc Hàn và Iran tố Mỹ xã láng. Cùng ngày, tại Diễn Đàn thế giới dân chủ hóa Á Châu, tổ chức tại Đài Bắc, với sự tham dự của 33 nước, đảng VC bị tố cáo là một trong ba nước trên thế giới hiện nay (Bắc Hàn, Miến Điện và đảng cọng sản VN) can tội khủng bố đồng bào, đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Tại Liên Âu, trong cuộc bàn thảo về tình hình ba nước Đông Dương, đảng cọng sản VN cũng bị kết tội như trên.
Thật sự từ Đại Hội lần thứ 59 vào ngày 12-6-2004, qua cuộc chiến Iraq, LHQ đã lập một ủy ban cải tổ với 16 nhà ngoại giao, cứu xét 101 điều cần thay đổi. Ủy Ban này do cựu ngoại trưởng Thái Lan là Ahand Panyarachun làm chủ tịch với các phụ tá như Brent Scowcroft (Mỹ), Tiền Kỳ Sâm (Trung Cộng) và Amr Moussa (Ả Rập), gồm sự cải tổ đói nghèo, dịch bệnh Aid, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Quan trọng nhất là cải tổ và mở rộng Hội Đồng Bảo An, thêm các thành viện thường trực, do sự khiếu nại của các nước Nhật, Đức, Ấn Độ và Ba Tây. Các nước cũng đòi hỏi LHQ phải định nghĩa minh bạch về Khủng Bố, để tránh nhiều nước nhất là Trung Cộng, Nga, VC lợi dụng khủng bố để đàn áp đồng bào chống đối vì cac lý do khác.
Về vấn đề mở rộng HDBA, theo phát biểu của Thủ tướng Nhật Koizumi Junichi, với qui chế cũ gồm 15 thành viên (5 thường trực +10 không thường trực) đã lổi thời, vì hiện LHQ có tới 191 hội viên, trong số này nhiều nước giàu có và quan trọng hơn các nước Anh, Pháp, Trung Cộng và Nga chẳng hạn như Nhật, Đức, Canada, Úc, Ba Tây, Ấn Độ, Arab Saudi..tại sao họ không được quyền làm thành viên thường trực, mà chỉ có 5 nước theo qui định lổi thời từ 60 năm về trước " Đây là một vấn đề nhức nhối của LHQ, vì cả My-Anh cũng muốn cải tổ, mở rộng, chỉ có Nga và Trung Cộng chống đói quyết liệt, còn Phap thì im lặng.
Cũng trong phiên họp vừa qua, đã có nhiều giải pháp được đề nghi như thêm 6 thành viên thường trực, có quyền phủ quyết như ngủ cường, gồm 2 Á Châu,2 Phi Châu,1 Âu Châu + 1 Mỹ Châu. Ngoài ra thêm 3 Uỷ viên không thường trực (2 năm bầu một lần. Một đề nghị khác, đòi tăng thêm 8 thành viên thường trực, có quyền phủ quyết, thời han 4 năm bầu lại một lần (2 Á + 2 Phi + 2 Âu và 2 Mỹ Châu) + 1 Ủy Viên không thường trực. Ngoài ra, vào ngày 20-9-2005, tại trụ sở của Ủy Ban Nguyên Tử Quốc Tế ở Vienne (Áo) , đại diện Anh, Pháo, Đức yêu cầu đưa vụ nguyên tử cũa Iran ra Hội Đồng Bảo An LHQ nhưng bị Nga và Trung Cộng phủ quyết, vì cho rằng quá sớm để giải quyết, trong lúc LHQ đang có nhiều chương trình khẩn cấp phải thi hành trước.
Trong lúc diễn đàn LHQ đang rối loạn và không biết giải quyết thế nào, trước tình hình đầy biến động, thì vụ tham nhũng tiền bạc , có dính líu tới viên chức LHQ, qua chương trình đổi dầu Iraq lấy thực phẩm cho nước này, khi Sadam Hussein tấn công Kuweit vào năm 1991 lại nổ. Vì sự việc có dính líu tới TTK, nên Hoa Kỳ yêu cầu Kofi Annan tiếp tục chức vụ tới cuối nhiệm kỳ vào tháng 12-2006. Hiện Ủy Ban Điều Tra của LHQ, do Paul Volcker, cựu chủ tịch Quỹ Dự Trử Liên Bang Hoa Kỳ phụ trách, cho biết số tiên tham nhủng lên tới hằng trăm triệu mỹ kim, do quản lý yếu kém và trong bảng phúc trình, chẳng những qui trách nhiệm cho Kofi Annan, mà cả các nước có liên hệ trong việc mua bán dầu này.
Cuối cùng Tổng Thống Thiên Tả của nước Venezuela, là Cesar Chavez, sau khi to tiếng công kích Mỹ, đòi LHQ phải dời trụ sở ra khỏi Hoa Kỳ, về Nam Mỹ nhưng không cho biết là ở đâu và nước nào .
Tương lai của LHQ như thế đó, nên nhiều người tự hỏi là tổ chức này, liệu có tan hàng như Hội Quốc Liên của 60 năm về trước, khi Hoa Kỳ mất dần địa vị siêu cường số 1 thế giới. Cũng may Đức đang chới với vì tình hình chính trị lưởng đảng, còn Nhật hiện là Đồng Minh số 1 của Mỹ , qua Thủ Tường Koizuki lại đắc cử, nên phần nào làm cho hai nước Nga và Trung Cộng, chưa dám công khai quậy phá thế giới lúc này, như tình trạng của Đức, Ý và Nhật vào thế chiến 2 (1939-1945)..
Nhưng tất cả là ý trời, biết đâu mà đoán mò "
Xóm Cồn
24-9-2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.