Hôm nay,  

Thiên Đường Của Bác?

15/09/200500:00:00(Xem: 5317)
- Tôn trọng con người, tôn trọng quyền làm người, tôn trọng sinh mạng người, tôn trọng.... Những chuyện này đang xảy ra ở đâu trên thế giới này"

Tôn trọng con người... Đất nứơc đang vào mùa nở hoa nhân ái, một thời loa phóng thanh liên tục hát khẩu hiệu đầu phố... Nhưng ở đâu thì con người được tôn trọng như con người" Có phải tại Sài Gòn, nơi thu hút nhiều ngàn cô gái quê lũ lượt tới Chợ Lớn để xin cho thân gái được nhắm mắt đưa chân vào bến nước Đài Loan" Hay có phải ở các ngôi làng Bắc Ninh, nơi đất nông dân bị mổ xẻ, bị chia cắt, bị cướp đi để cán bộ bán cho các đối tác đầu tư"

Thân gái dặm trường... Chữ ông bà mình nói thế để chỉ sự cô đơn, đầy cạm bẫy đang chờ đợi các thiếu nữ đường xa. Bây giờ, chúng ta đang chứng kiến hàng loạt thảm kịch như thế, với tuyệt vọng, không thấy ai can thiệp, kể cả khi cán bộ nhà nước CSVN được nhờ tới.

Hồi tháng 6-2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa bản phúc trình “Victims of Trafficking and Violence Protection Act of 2000: Trafficking in Persons Report” (Luật Năm 2000 Bảo Vệ Nạn Nhân Bạo Lực Và Buôn Người: Bản Phúc Trình Buôn Người) trong đó Việt Nam bị xếp vào hạng qúôc gia “bậc nhì,” nghĩa là theo bản phúc trình thì chính phủ CSVN đã có một số nỗ lực để xóa nạn buôn người nhưng “không hoàn toàn làm theo các tiêu chuẩn tối thiểu của việc xóa bỏ nạn buôn người.”

Có một số quan sát viên ước tính rằng có tới 400,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị buôn ra ngoài nứơc, hầu hết từ khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh. Và như thế là khoảng 10% số lượng phụ nữ và trẻ em bị buôn khắp toàn cầu. Họ bị buôn sang Cam Bốt, Trung Quốc, Hồng Kông, Macau, Mã Lai, Đài Loan, Cộng Hòa Tiệp -- và theo bản tường trình, một số ít bị buôn vào Hoa Kỳ -- để khai thác kỹ nghệ tình dục.
Đó là nói chuyện buôn người trái phép, Trong khi đó, hình thức buôn người hợp lệ lại được chính phủ Hà Nội ban phép lành. Trong các năm vừa qua, hiện tượng các đầu nậu sang Việt Nam tìm gái trinh để môi giới hôn nhân cho đàn ông Đài Loan đã bùng nổ thành một hiện tượng.

Nhưng không chỉ thân gaí dặm trường, tới ngay như thân trai cường tráng cũng không yên nổi với cái chế độ CSVN.

Bản tin Taipei Times hôm 7-9-2005 của phóng viên Ko Shu-Ling ghi nhận rằng trong buổi điều trần trước Quốc Hội Đaì Loan trước đó một ngày, Linh Mục Peter Nguyễn, thuôc5 tổ chức Công Giáo Workers’ Center có trụ sở ở Taoyuan chuyên giúp lao động di dân, đã dẫn ra ba thí dụ điển hình để mô tả tình hình bóc lột công nhân Việt ở Đài Loan và ở cả Việt Nam.

Một trong 3 hồ sơ mà linh mục nêu ra là một hiện tượng phổ biến ở Yunlin, Kaohsiung và Tainan, nơi các công nhân bị buộc phải ký bản hợp đồng chỉ vài giờ trứơc khi tới Đài Loan. Bản hợp đồng không nói rõ là công nhân phải vay tiền từ hãng thầu trung gian ở Đài Loan, nhưng Wu Jing-ru (Chủ Tịch Hội Công Nhân Quốc Tế Đài Loan -- The Taiwan International Workers’ Association) giaỉ thích thêm rằng công ty Đài Loan có quyền tự do buộc thêm điều kiện đó vào sau.

Và hôm 13-9-2005 thì Đài BBC đã loan bản tin của nhà báo Lưu Dân, cho thấy một hiện tượng đau lòng đang xảy ra ở Đài Loan: người dân Việt sau một thời bị xua ra trận để sinh Bắc tử Nam, thì lại bị xua ra hải ngoại, bị bán đi khắp nơi để lấy đô la về... Bản tin này kể chuyện ở thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai, nơi nhiều thợ Việt đang biểu tình vì không thể nào chịu nổi các cách đối xử từ chủ Mã Lai và từ cán bộ sứ quán CSVN, trích đoạn như sau:

"Hầu hết những người biểu tình là thanh niên trong khoảng tuổi 20 - 30 đến từ các tỉnh miền bắc VN đã biểu tình hôm 3/9/2005.
Họ được các công ty "môi giới hợp đồng lao động nước ngoài" hứa hẹn một tương lai tươi đẹp với những việc làm thích hợp khả năng, điều kiện ưu đãi và mức lương hậu hỉ.
Trong thực tế, đa số các trường hợp đã bị lừa bịp một cách tàn nhẫn và trắng trợn vì chỉ được cấp chiếu khán du lịch ngắn hạn và bị bóc lột đến xương bởi những chủ nhân Mã Lai. Rất nhiều người bị buộc phải làm việc đến 12 giờ mỗi ngày tại những công trường xây cất cực nhọc trong điều kiện lao động vô cùng nguy hiểm mà công nhân địa phương không chịu làm. Đã thế, họ còn bị đánh đập, hành hạ và cướp giật công sức bởi các cai thầu trung gian, hạn chế mọi phương tiện sinh hoạt và bị kiểm soát chặt chẽ bởi các "đại diện sứ quán".

Lý do trực tiếp khiến họ phải quyết định bỏ việc tập thể là vì đã 3 tháng qua họ không nhận được một đồng lương nào từ các công ty thuê mướn và phải sống nhờ vào lòng thương hại của người dân Mã Lai.
Anh NTT, một thành viên trong nhóm biểu tình, nói: "Từ hôm qua đến giờ, chúng em không có gì ăn và không biết đêm nay sẽ ngủ ở đâu. Nhưng chúng em sẽ không về lại nơi làm việc vì sẽ tiếp tục bị hà hiếp và bóc lột. Trong nhóm chúng em đã có người chết và bị thương vì những việc làm quá nguy hiểm."
"Ơ" đây, họ chẳng có biện pháp bảo vệ an toàn lao động gì cả. Nhiều khi chúng em phải làm việc trên giàn giáo cao cả chục tầng lầu mà không được trang bị giây buộc hoặc mũ an toàn, tính mạng cứ đong đưa theo từng cơn gió và chỉ sơ sẩy một bước là lượm xương. Một người bạn thân của em đã bị rơi từ tầng cao xuống đất, may mắn không chết nhưng đã phải trốn khỏi bệnh viện sau vài ngày cấp cứu dù sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục vì chẳng có tiền để trả. Các công ty ở đây không trả viện phí dù điều kiện đó được ghi rõ ràng trong hợp đồng..."

Anh TVH, một học sinh 19 tuổi từ Quảng Ninh vừa xong trung học, nói về hoàn cảnh riêng của mình: "Bố em đã phải bán mấy sào ruộng hương hỏa và con trâu cuối cùng để nộp đủ tiền dịch vụ 30 triệu đồng cho công ty môi giới lao động nước ngoài. Gia đình chỉ còn trông cậy vào em nhưng vì nghe theo lời hứa hẹn của họ mà gia đình em đã sạt nghiệp…."

Theo lời kể của nhiều người trong nhóm biểu tình, mỗi công nhân "xuất khẩu lao động" phải đóng từ 30 đến 50 triệu đồng cho công ty môi giới để được ra nước ngoài làm việc...

Cũng theo hợp đồng lao động, mỗi công nhân sẽ hưởng được mức lương khoảng 250 đến 300 ringit một tháng (từ $110 đến $120 Úc kim) nhưng trong thực tế, họ bị chặt đầu chặt đuôi về các khoản dịch vụ phí nên chỉ còn 150 ringit.

Mức giá cả sinh hoạt ở Kuala Lumpur là khoảng 6 ringit mỗi ngày "ăn cơm bụi", chưa kể những chi phí về chỗ ở, quần áo và các sinh hoạt khác. Đó là những trường hợp được trả lương đầy đủ và đều đặn....
Nhóm biểu tình cho biết họ đã nhiều lần đến sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur để xin về nước nhưng đều bị từ chối vì "chưa mãn hạn lao động". Họ còn bị đe dọa phải hoàn trả hoặc đóng phạt nặng nề và mang "lý lịch xấu suốt đời" nếu vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cùng quẫn hiện nay, nhiều người nói họ không còn sợ hãi gì đối với những sự răn đe đó và chỉ muốn gióng lên tiếng nói để cảnh báo những người trong nước khỏi bị sa vào những chiếc bẫy lừa đảo như vậy dù họ biết rằng cuộc biểu tình này đang bị theo dõi ngầm bởi các cán bộ của sư" quán Việt Nam.

Theo sự quan sát và ghi nhận riêng của phóng viên có mặt tại chỗ, ít nhất 2 người bị nhận diện là "cán bộ sứ quán" đã kín đáo thu băng và chụp ảnh bằng máy điện thoại di động lúc những người biểu tình tiếp xúc với một nhóm Việt kiều Úc tình cờ đến thăm tòa tháp Petronas.

Các Việt kiều này đã nhanh chóng thực hiện một cuộc quyên góp tại chỗ để tỏ lòng chia xẻ với những đồng bào hoạn nạn và giúp họ vượt qua cơn ngặt nghèo hiện nay. Nhiều người trong nhóm biểu tình đã không cầm được nước mắt....”

Chuyện thương tâm thì thời nào cũng có, nơi naò cũng có. Tại Cuba cũng tàn bạo như thế, tại Bắc Kinh cũng có chuyện đầy nứơc mắt, và thậm chí tại Bắc Hàn còn rùng rợn tư tưởng Hồ Chí Minh sáng ngời nữa... Nhưng điều chúng ta cực kỳ đau lòng nơi đây là hình ảnh công an từ sứ quán CSVN ra quay phim, chụp hình những người thợ đã đói nhiều ngày, đã lạnh nhiều đêm, và đã cô đơn, đã sợ hãi khi thấy dường như cả một đất nứơc mà họ gần một đời bám víu đang bỏ rơi họ.

Có phải công an CSVN quay phim, chụp ảnh người công nhân Việt biểu tình ở Mã Lai vì sợ tới ngày họ về lại quê nhà cũng sẽ ra hè phố ngồi, đòi quyền lợi" Người với người phải đối xử nhau tàn bạo như thế sao" Chỉ để củng cố một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam, mà đành lòng đưa những người thợ xuất khẩu lao động đang cô đơn, đói lạnh đó vào sổ đen để sau này theo dõi hay sao" Có phải trên thiên đường cuả Bác, người ta phải tàn bạo với nhau như vậy sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.