Hôm nay,  

Những Kinh Kha Nước Việt, Đang Bị Đời Quên Lãng

13/09/200500:00:00(Xem: 5630)
(Viết tặng Mai Minh và những Phi Công QLVNCH, nguyên PBC/PT -- Duy Huệ, Sĩ Trường, Võ Lưu Ngọc, Nguyễn Nam..)
Thời Chiến quốc tại nước Tàu, sau khi Tần Thỉ Hoàng tiêu diệt được ba nước Hàn, Ngụy, Triệu và tiến quân tới sát bờ Nam sông Dịch để tiêu diệt nước Yên. Tình thế làm cho nước này gần như hổn loạn, các đại thần bàn tán xôn xao nhưng cuối cùng Thái Tử Đan,là người đnng nắm quyền lúc đó, đã quyết định phái người tới Tần để ám sát Thỉ Hoàng, có như vậy mới chận đứng được ý đồ xâm lăng các nước còn lại.. Lúc đầu, Điền Quang là một kiếm sĩ tài giỏi kinh nghiệm được đề cử, nhận lãnh trọng trách trên nhưng chính ông ta đã từ chối vì tuổi già sức yếu, nên sợ vì mình mà hỏng chuyện quốc gia đại sự.
Cuối cùng, Quang giới thiệu tráng sĩ Kinh Kha, thay mình nhận lãnh trọng trách trên, đồng thời ông đã tự sát trước mặt thái tử Đan, để buộc Kinh Kha không thể từ chối lời yêu cầu hành thích vua Tần. Là một hiệp khách giang hồ, Kinh Kha coi đời như cỏ rác, mạng sống tựa lông hồng, nên đầu có bao giờ thèm để ý tới những xa hoa phù phiếm, rượu ngon gái đẹp và tất cả mọi tiện nghi, mà thái tử Yên Đan dùng để mua chuộc người dũng sĩ , trước khi lên đường đi vào cõi chết. Theo sử liệu, thật sự luc đó Kinh Kha chỉ để ý tới người bạn tri kỷ là Cao Tiệm Ly. Đôi bạn tri âm ngày đêm đối tửu, một người thì thổi sáo, một kẻ ca hát vang trời, và đây mới chính là động lực, khiên Kinh Kha vì tri kỷ, mà quyết tâm dấn thân vào chốn nguy hiểm, chắc chằn chỉ có chết, dù may mắn giết được vua Tần. Cuối cùng Kinh Kha bị giết chết, nước Yên bị Tần tiêu diệt và Cao Tiệm Ly dù đã bị Thỉ Hoàng móc mắt nhưng cũng cố giấu vũ khí trong chiếc sáo trúc và ám sát kẻ thù giết bạn mình. Tất cả đều thất bại, nhưng ngàn đời trong dòng lịch sử, xưa nay khi nhắc tới những trang anh hùng nghĩa nử, vì nước quên mình, dấn thân vào cõi chết, ai cũng nhắc tới Kinh Kha.
Trong dòng sử Việt, từ thời các Tổ Hùng mở nước Văn Lang, cho tới thời cận sử, dân tộc Việt Nam đã có không biết bao nhiêu anh hùng, liệt nử tài đức hơn người. Nhiều vĩ nhân đã đi vào huyền thoai lịch sử của nước nhà như Lê Hoàn, Lý Thánh Tôn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tôn, Hưng Đạo Đại Vương, Trần Huyền Trân, Lê Lợi, Nguyễn Trải, Nguyễn Huệ..Nhưng cũng có không biết bao nhiêu liệt nử anh hùng, sa cơ thất thế, hy sinh mạng sống cho tổ quốc. Họ là hai bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Biểu, Đặng Dung,, Lê Lai, Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Cao Hành, Ưng Chiếm, Bùi Hàng, Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Trần Quý Cáp, Phạm Hồng Thái, Nguyễn An Ninh... Nhưng tất cả dù có tan thấy nát thịt dưới súng đạn của kẻ thù, cuối cùng nắm xương tàn của người liệt sĩ vẫn được vùi chôn trên mãnh đất quê hương, được người thân và đồng bào ghi ơn thăm viếng. Trong hoàn cảnh đó, thảm thê nhất chỉ có anh hùng Phạm Hồng Thái, đâu khác gì Kinh Kha tráng sĩ hôm nào, một mình dám vào đất Tần để hành thích bạo chúa, giúp đời, giúp dân cứu độ nhân thế. Như hoàn cảnh trên, liệt sĩ Phạm Hồng Thái vì vận mệnh của đất nước dân tộc, ông đã nhận lãnh một sứ mệnh cực kỳ cao quý nhưng đầy nguy hiểm, khi một mình len lõi giữa đám ba quân, rừng tên lửa đạn, quyết giết chết cho được tên đại thực dân lúc đó, là toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, tại khách sạn Victoria, trong thành phố Sa Điện, thuộc tô giới Anh ở Quảng Đông.. Nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, như Kinh Kha buổi trước, anh hùng Phạm Hồng Thái , đã không hoàn thành nhiệm vụ, là giết chết Merlin, dù bom đã nổ. Cuối cùng ông bị quân thù rượt đuổi truy nả đến đường cùng và bị bắn chết trên dòng nước Châu Giang, nơi xứ người. Phan Bội Châu khi tới thăm viếng nắm xương tàn người liệt sỷ, đã mượn hai câu thơ của Mai Xuân Thưởng, làm bài phúng điếu:
"Anh hùng mạc bã doanh dư luận
vũ trụ trường khan, tiết nghĩa lưu..'
(Thơ chữ Hán của Mai Xuân Thưởng).
" Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ
Hơn thua sá kể với anh hùng.."
(Bản dịch của Phan Bội Châu).
Trưa 30-4-1975, Cọng sản đệ tam quốc tế chiếm hoàn toàn miền Nam VN. Cũng từ đó cho tới nay, Hà Nội thay thế Pháp, Nhật ..tiếp tục chủ nghĩa thực dân, khủng bố tàn sát chính đồng bào mình, tội ác chất chồng cao như núi, lênh láng hơn sông biển, khiến cho bất cứ ai, kể cả đảng viên cán bộ VC, cũng bất mản hận thù, đứng lên chống lại. Bởi vậy đã có không biết bao nhiêu người vì đại nghĩa dân tộc, hy sinh mạng sống của chính mình và gia đình, để đương đầu trực tiếp với giặc. Nhiều chiến sĩ quốc gia từ hải ngoại về nước tranh đấu như Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch.. sa cơ và bị giặc hạ sát, lúc bình minh ngày 8-1-1983. Trong nước, trước đó cũng có nhiều anh hùng chống cộng, cũng bị tử hình vào ngày 31-5-1983, như Nguyễn văn Hoàng, Trần văn Mân, Phan Văn Khôi, Hoàng Tùng, Mạc Văn Vấy, Nguyễn Hửu Cầu, Chuôn Bin Tân, Nguyễn Huân Huỳnh, Chu văn Tấn, Ngô Văn Trường..Chỉ có các thượng tọa Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ và Cư sĩ Trần Văn Lương, nhờ sự can thiệp của các nước Anh, Thụy Sĩ, Âu Châu và công luận thế giới, nên thoát chết nhưng vẫn bì tù đầy nhiều năm trong địa ngục xã nghĩa thiên đàng.
1975-2005, ba mươi năm qua chiến tranh đã dứt, ai cũng tưởng đồng bao cả nước được no ấm hòa đồng, xóa bỏ những hận thù trong quá khứ, để cùng xây dựng lại quê hướng hướng tới tương lai theo bước tiến hóa của nhân loại. Nhưng than ôi, tất cả chỉ là lời hứa cuội của đảng cầm quyền, nói một đàng làm một nẻo, vẫn căm thù chém giết cướp bốc người miền Nam, như một quân đội ngoại quốc khi thắng trận. Đó là lý do mà hôm nay, chúng ta lại có thêm những trang vong quốc sử cận đại, viết bằng máu lệ thảm tuyệt, do chính đồng bào trong và ngoài nước, những nạn nhân của thực dân đỏ là Việt Cộng Hà Nội gây ra . Có thể nói, vì cọng sản, mà xương máu của người Việt, đã chất cao như núi và lấp cạn biển Đông, Trong cuộc chiến quang phục đất nước Hồng Lạc này, có nhiều sự hy sinh xương máu trong âm thầm của những chiến sỷ vô danh., qua thời gian thác lũ. Nhưng may mắn thay, nhờ có bia miệng và trên hết là những sự ghi chép lại biến cố của các nhà biên khảo lịch sử. Nhờ đó ta mới biết được những anh hùng Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải và hào khí ngất trời của người lính VNCH Lý Tống, qua nhiều lần đơn độc trở về đất Mẹ VN, nói lên lòng quả cãm, tình yêu nưóc nồng nàn của những thanh niên nước Việt " coi thường danh lợi phù phiếm, xem nặng bổn phận làm người, có ý thức quốc gia dân tộc ". Bởi vậy ai nấy đều hăm hở, noi gương người xưa , quyết :
' Bắc phong tiêu tiêu hề, Dịch Thủy Hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê
Tráng sĩ một đi không bao giờ về "
(Thơ Trần Tuấn Khải).
Đã quyết tâm chọn cái chết để báo đền sông núi, trả nợ áo cơm làm người, thì ở đâu, chết hay sống, đối với những anh hùng như Phạm Hông Thái ngày xưa hay Lý Tống bây giờ, đều là cơn gió thoảng . Cho nên sự kiện Việt Cộng đòi Thái Lan dẫn độ Lý Tống về xã nghĩa để trả thù, thật ra chẳng làm ai ngạc nhiên, mà còn gây thêm sự căm hờn tận tuyệt khắp trong và ngoài nước.. Ngày tàn của bạo quyền thực dân đỏ đã tới, chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

1-PHẠM HỒNG THÁI,NGÀN NĂM LIỆT OANH :
Liệt sĩ Phạm Hồng Thái còn có tên Phạm Thành Tích và Phạm Cao Đà. Ông sinh năm 1896 tại làng Xuân Nga, tổng Văn Viên, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, gần thành phố Vinh. Cha là huấn đạo Phạm Cao Điền, đã bỏ chức theo phong trào Cần Vương chống Pháp, khi thực dân tới chiếm tỉnh nhà.. Vai năm sau phong trào Cần vương tan rã, cụ Điền trở lại quê nhà, mở trường dạy học vì không muốn hợp tác với giặc. Phạm Hồng Thái sinh và lớn lên trong một gia đình có lòng yêu nước nồng nàn. Ngoài ra ông còn chứng kiến cảnh quốc phá gia vong, dân tình khốn khổ lầm than vì ngoại xâm và trên hết là ảnh hưởng từ các biến cố chính trị, đang dồn dập xãy ra từng giây phút ở trong nước, qua các vụ nghĩa quân ném bom Hà Nội Hotel để giết Toàn quyền Đông Dương Albert Sarrant , ám sát tên Việt gian tuần phủ Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn, vụ đồng bào Miền Trung nổi lên chống sưu cao thuế nặng nhưng quan trọng nhất , vẫn là hai cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Đội Cấn-Lương Ngọc Quyến tại Thái Nguyên và Vua Duy Tân-Thái Phiên-Trần Cao Vân tại Huế. .Do đó Phạm Hồng Thái đã quyết định bỏ học tại Trường Vinh, bôn ba ra đất Bắc, dấn thân vào con đường chống giặc xâm lăng.
Nhưng ở đâu, dù nơi chốn quê nhà Vinh-Nghệ An hay trên khắp các nẻo đường Nam Định-Hà Nội, cũng làm người thanh niên trí thức, sĩ phu yêu nước, hận hờn căm gan và đau nhục , trước những hành động vô luân, vô sĩ vô nhân đạo của thực dân Pháp cùng đám quan lại Việt gian Nam triều,chỉ biết đội trên đạp dưới để bóc lột dân đen nghèo mạt rệp nhưng ngoài mặt lúc nào cũng đạo đức giả với các danh từ hoa mỹ ' bảo hộ, khai hóa, văn minh, đồng bào ". . Do đó Phạm Hồng Thái, đã cùng với một số thanh niên yêu nước lúc đó, mà hầu hết đều sinh trưởng tại Nghệ An, trong đó có Lê Hồng Phong., theo tiếng gọi của hai nhà cách mạng Phan Bội Châu -Cường Để, lúc đó là lãnh tụ phong trào Đông Du, xuất ngoại tìm đường cứu nước.
Năm 1922, Phạm Hồng Thái từ Xiêm La sang Trung Hoa. Tại đây, ông đã gặp và được các nhà cách mạng VN tại hải ngoại, kết nạp vào VN Nghĩa Hiệp Đoàn, lúc đó đang hoạt động trong tỉnh Quảng Đông. Bấy giờ, hầu hết các Nhà Cách Mạng VN xuất dương, đều tập trung tại Nhật và Trung Hoa như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Sào Nam Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Tử Mẫn..Và cũng chính vì sự lớn mạnh của cách mạng VN, nên toàn quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, dùng một phần đất nước và tài nguyên của VN, để chia chác cho hai nước trên, để họ ra lệnh trục xuát hết những người đang làm cách mạng về nước. Nhưng âm mưu thâm độc trên, đã không dấu nổi các lãnh tụ VN hải ngoại. Vì vậy Nghĩa Hiệp Đoàn , quyết định phải ám sát Merlin, để rửa nhục cho nước, trả thù cho dân. Phạm Hồng Thái được đảng giao phó trọng trách cao quý nhưng đầy nguy hiểm trên. Cũng từ đó hành động và đường đi nước bước của tên đại thưc dân được theo dõi, cho tới khi y tới Quảng Châu.
Vì Merlin là một yếu nhân đặc biệt, nên các nhà đượng cuộc Pháp, Anh và Trung Hoa, đã tổ chức một mạng lưới an ninh dầy kín để bảo vệ cho y, từ nơi tá túc, cho tói buổi tiếp tân tại khách sạn Victoria, nằm trong thành phố Sa Điện, thuộc tô giới Anh, thủ phủ Quảng Châu. Do đó, tất cả người Việt đều bị cấm lai vãng tới những chốn trên, khiến Phạm Hồng Thái phải giả dạng một phóng viên nhiếp ảnh Trung Hoa, mới dầu được qủa bom trong máy chụp hình và len lõi vào tận phòng của Merlin đang dự tiệc.
Lúc ấy la đêm 19-6-1924 (năm Giáp Tý), tại khách sạn Victoria đèn hoa rực rở. Hoàng đế Đông Pháp là Merlin được người Hoa tại Quảng Châu, tiếp đón long trọng chẳng khác gì những ông hoàng bà chúa, với kèn trống, kiệu hoa, nhạc bát nhã. Quanh quẩn trước sau có lính Tàu bảo vệ nghiêm nhặt, nên dân chúng không ai được tới gần. Trong bữa tiệc tiếp tân đêm đó, ngoài Merlin với đoàn tùy tùng , mới từ Hà Nội sang. Trong tiệc còn có nhiều viên chức ngoại quốc của các nước hiện đang làm chủ nhân ông trên nước Tàu như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Bồ..cùng với các phu nhân, mệnh phụ và đoàn Nữ Vũ Công xinh đẹp người bản xứ, tới ca hát nhảy múa giúp vui. Tóm lại quanh bàn tiệc đặc biệt, lúc đó có mặt trên năm mươi yếu nhân.
Rồi giữa lúc tên đại thực dân đang hý hởn đắc ý, bô bô phát biểu những lời dao to búa, phô trương thủ đoạn cướp cũa giết người VN, thì một trái bom từ tay Phạm Hồng Thái, liệng vào chổ Merlin đang đứng. Bom nổ làm rung chuyển cả khách sạn, Merlin may mắn thoát chết nhưng bị thương nặng. Kẻ lãnh nguyên trái bom lại là Lãnh sự Pháp tại Quảng Đông tên Louis Cordeau, cùng với những khách ngồi kế cận, trong đó một viên chức người Hoa và một vũ nữ.
Tuy Merlin không chết tại chỗ nhưng tiếng bom Sa Điện đã gây đưoc một ảnh hưởng to lớn khắp nơi trên thế giới. Đó là lời thách thức kiêu hùng của người Việt-Đất Việt, nhắn nhủ với thực dân Pháp, rằng môt ngày không xa, chúng cũng sẽ như giặc xâm lăng Tàu, bị VN đánh đuổi nhục nhã ra khỏi đất nước này. Tin tức được hầu hết báo chí ngoại quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật..đăng tải nơi trang nhất với những hàng tít lớn chử đỏ. Nhờ vậy người VN trong nước mới biết được biến cố lịch sử quan trọng này.
**Phạm Hồng Thái Tử Tiết Giữa Giòng Châu Giang :
Sau khi thi hành xong nhiệm vụ, Phạm Hống Thái bị lính Anh tại tô giới cũng như nhân viên an ninh khach sạn, đuổi bắt ráo riết. Trong lúc vạn phần nguy cấp, ông vừa tìm cách thóát thân, vừa chống cự với kẻ thù, đang truy nã phía sau. Nhưng vì trong tay chỉ có một khẩu súng lục phòng thân, thì làm sao chống nổi với đám đông có súng dài, bởi vậy chỉ trong thời gian ngắn, súng bắn đã hết đạn. Tuy nhiên vì thâm tâm đã quyết chọn cho mình một cái chết liệt oanh của người tráng sĩ hào hùng đất Việt, khi nhận lãnh trách nhiệm một đi không trở lại, không để sa cơ vào tay giặc. Nên Phạm Hồng Thái, cố gắng chạy tới sông Châu Giang, con sông biên giới giữa thuộc địa Anh và tỉnh Quảng Đông, thì trầm mình xuống giòng nước bạc mông mênh đang vô tình chảy. Lúc đó người tráng sĩ, chỉ mới 23 tuổi, đầy nhựa sống của một kiếp đời.
Trong lúc đó, bọn lính Anh-Pháp tại tô giới, vì chưa bắt được Phạm Hồng Thái , nên ngày đêm bao vây chằng chịt hai bên bờ sông. Quả nhiên đúng ba ngày sau, thi hài người chiến sĩ cách mạng nổi lên, bị bọn chó săn Pháp-Anh vớt đem quang canh bờ Châu Giang, mục đích hành hạ trả thù một tử thi , mà trước đó lúc còn sống, làm cho chúng mất mặt và tán đởm kinh hoàng. Đó là hành động và mặt thật của những kẻ, lúc nào cũng tự xưng là văn minh, nên có bổn phận khai hóa những người khác .Nhưng sự trả thù nhỏ mọn và dã man trên, đã làm cho người Trung Hoa phản đối và không ngớt lên án, chửi rủa bọn thực dân. Do trên, nhà cầm quyền thành phố Quảng Châu, phải can thiệp yêu cầu Pháp, cho họ chôn Phạm Hồng Thái, để giữ gìn vệ sinh chung. Cuối cùng vì không thể mãi lấy mo che mặt, nên Pháp mới chịu giao xác cho người Tàu.
Nhờ sự vận động tích cực của các đảng phái cách mạng quốc gia VN khắp Trung Hoa, nên nhà đương cuộc Quảng Châu, chiụu giao thi thể Phạm Hồng Thái, cho Hội Quảng Tế Y Viện, lo việc tẩm liệm và chôn cất Liệt Sĩ, tại một khu đất tốt, nằm dưới chân đồi Bạch Vân, nhìn ra giồng Châu Giang. Trong ngày hạ huyệt, gần như có mặt đầy đủ các nhà cách mạng quốc gia tại hải ngoại . Chí sĩ Phan Bội Châu, lúc đó coi như lãnh tụ phong trào Đông Du, trịnh trọng viết mộ bia và các tác phẩm liên quan tới Phạm Hồng Thái như :
" Phạm Liệt Sĩ Hồng Thái Tiên Sinh Truyện.
- Tuyên Ngôn Thư của Việt Nam Quốc Dân Đảng, về tiếng bom Sa Điện.
- Văn tế Truy Điệu Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái.
**Cải Táng Phần Mộ Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái :
Vì kính trọng trước cái chết oanh liệt của một Anh Hùng VN, đã làm cho thực dân Pháp phải vỡ mật kinh hoàng trên đất Tàu. Vì vậy các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng lúc đó là Uông Tinh Vệ, Liêu Trọng Khải, Hồ Hán Dân..dùng quyền hành cũng như bỏ ra số bạc lớn 3000 đồng, để cải táng ngôi mộ của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái , từ chân đồi Bạch Vân, đến Hoàng Hoa Cương, là nghĩa trang đặc biệt , cũng là chốn an nghĩ nghìn thu, của 72 nghĩa sĩ Trung Hoa, đã hy sinh đầu tiên tại Quảng Châu, trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, lật đổ nhà Mãn Thanh. Hoàng Hoa Cương vốn là thánh địa cao quý của Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy giờ. Sự kiện phần mộ Phạm Hồng Thái được hân hạnh nằm cạnh các nghĩa sĩ hy sinh vì dân vì nước, đã có một ý nghĩa về tinh thần rất to lớn. Tất cả nói lên sự ngưỡng mộ các bậc anh hùng, liệt nử, mà không cần phải phân biệt chủng tộc, của người Trung Hoa lúc đó. Phần mộ của Liệt Sĩ được cải táng tại một hòn núi nhỏ , trước Hoàng Hoa Cương, đối diện với hàng mộ của 72 liệt sĩ Trung Hoa. Mộ được kiến trúc bề thế tráng vỹ như một hoàng lăng, có bia đình phía trước, bên trong là một tấm bia cao lớn , do một học giả uyên bác là Trần Lộ Tiên Sinh đề " VIỆT NAM LIỆT SỸ PHẠM HỒNG THÁI TIÊN SINH CHI MỘ " Hôm ấy nhằm ngày 19-6-1925, đúng ngày giổ đầu của Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái. Tất cả các nhà cách mạng quốc gia VN tại hải ngoại và Trung Hoa, đều tham dự. Bọn thực dân Pháp tại tô giới, phản đối kịch liệt nhưng cuối cùng chẳng làm gì được ai. Thế là Phạm Hồng Thái đã thực hiện được giấc mộng cao quí nhất của bổn phậm làm trai thời loạn, cho dù Ông không giết được toàn quyền Merlin nhưng cũng kể từ đó, trên những trang hùng sữ trong và ngoài nước, cái tên Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái, luôn sánh vai với Kinh Kha thời Chiến Quốc, cũng như anh hùng An Trọng Côn của Triều Tiên, trong cuộc chiến chống Nhật. Toàn quyền Đông Dương Merlin không chết nhưng đã tán đởm kinh hồn và vô cùng mất mặt xấu hổ, trước đại diện ngoại giao của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Bồ..Bởi vậy Merlin bãi bỏ cuộc du hành, sáng hôm sau lập tức trở về Hà Nội, thẳng tay đàn áp người Việt, để rữa mối hận bị ám sát tại Sa Điện. Đồng thời thực dân Pháp tại Bắc Kinh, yêu cầu chính phủ Trung Hoa Dân Quốc , ra lệnh cho nhà cầm quyền Quảng Châu, phải trục xuất hết các nhà cách mạng quốc gia VN về nước, đồng thời phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại vật chất và danh dự cho nước Pháp. Tuy nhuên lần nữa, Merlon lại thất bại, vì các lệnh trên bị Tỉnh trưởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân cự tuyệt, không thi hành.


Gần 50 năm sau, lúc 8 giờ sáng ngày mồng một Tết Giáp Dần, nhằm ngày 23-1-1974, bốn mươi hai (42) tù binh VNCH trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa, gồm toán Người Nhái (7 người) từ Chiến hạm HQ16 đổ bộ lên đảo, Trung đội ĐPQ tỉnh Quảng Nam phòng thủ đảo và 4 nhân viên Khí Tượng . Tất cả bị Trung Cộng bắt giải từ đảo Hải Nam, tới Trại thu dụng tù binh của bộ đội Quảng Đông. Mọi người đã từ sông Châu Giang,lên bờ tới trại tù, con sông trước kia Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái đã gieo mình xuống giòng nước bạc, tử tiết để không lọt vào tay giặc .

2-LÝ TỐNG, NGƯỜI LÍNH VNCH CHƯA HỀ RÃ NGŨ :
Huyền thoại và anh hùng đã gắn bó và tạo nên ngàn trang sử Việt suốt bao đời, từ Tổ Hùng dựng nước Văn Lang cho tới hôm nay. Gần suốt thế kỷ XX và bây giờ, cọng sản quốc tế đệ tam đã đưa đất nước và dân tộc vào lò lửa chiến tranh tàn khốc và ác liệt, hết năm này tới năm khác, không bằng đạn bom, cũng là ý thức hệ , tạo cảnh tương tàn chia rẽ, có thể nói là bi thảm nhất chưa hề có trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử nước nhà.. Đã có không biết bao nhiêu nam nử anh hùng dân tộc đi vào lịch sử cận đại, sau khi toàn thể VN bị cọng sản nhưộm đỏ. Trong dòng người xã thân vì nước , hầu hết đều là những người lính VNCH, những Trần Van Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bach, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải..và nhất là Lý Tống. Tất cả những người dấn thân, xã mạng vì nước, hiện là những thành phần thượng lưu, trí thức, khoa bảng đương thời, nếu muốn làm giàu hay có đời sống nhàn hạ, hoặc thích mua danh mua chức, thì đâu có khó khăn gì. Nhưng cõi thế vốn vô thường, con người sinh ra đâu có ai thoất được qui luật tử sinh của trời đất. Bởi vậy với những bậc chính nhân quân tử, thì đã mang tiếng đứng trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Nên chết vì nước cho dù chỉ với tuổi đôi mươi như Phạm Hồng Thái hay hằng van người lính VNCH trong cuộc chiến vừa qua, vẫn mang một ý chí lớn hơn so với cảnh trăm năm đầu bạc, sống già lên lão làng, mà chẳng giúp gì được cho xả hội đồng bào.
Lý Tống sinh năm 1946 tại Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên. Năm 1965 theo học khóa 65A , sĩ quan phi hành tại Trường Sĩ Quan không quân Nha Trang, kế tiếp vào năm 1966 được sang Hoa Kỳ tu nghiệp tại Trung tâm Lackland Air Force Bae. Về nước trở thành phi công phản lực A-37, phục vụ tại phi đoàn 114 và cuối cùng là Không đoàn 92 chiến thuật, thuộc Phi đoàn phản lực 548 tại Phan Rang. Ngày 5-4-1975, qua nhiệm vụ phá sập cây cầu trên QL1 từ Khánh Hòa về Ninh Thuận, phi cơ của Trung Uý Phi Công Lý Tống bị VC bắn hạ và bị bắt làm tù binh, tại Trại giam A.30 tỉnh Phú Khánh, tới ngày 12-7-1980 thì vượt ngục. Bắt đầu từ đó, người lính Miền Nam không còn đơn vị, sống không nhà nời đầu sông cuối bãi, ăn ngủ chốn sân ga, ghế đá, chung với đồng bào nghèo, tên khắp các nẻo đường quê hương, từ miền Trung vào tới sồng Tiền, sông Hậu. Đi đâu, chổ nào, dù ở phố Thị hay nơi đồng chua nước mặn, người lính cũng cũng không thể cầm nổi nước mắt, khi đối mặt với biển hận, trời thù, qua những hành động dã man, giết người cướp bốc, của từ trên xuống dưới VC. Cũng từ đó, ấn tượng và lương tâm, bổn phận của người Lính, trong trái tim yêu nước nồng nàn, thôi thúc Lý Tống, phải làm cho được một hành động khác đời, để giải thoát đồng bào nghèo cực, ra khỏi vũng bùn hôi tánh máu lệ, nơi xã nghĩa thiên đàng. Được định cư tại Boston, Hoa Kỳ vào ngày 1-9-1983, sau khi đã vượt qua nhiều quốc gia, từ VN, Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai và cuối cùng là Tân Gia Ba..trên đường vượt biên tị nạn cọng sản.
Sau đó, Ông ngụ tại thành phố New Orleans,bắt đầu học lại ngành chính trị, tốt nghiệp cử nhân năm 1988, cao học 1990 và chuẩn bị nạp Luận Án Tiến Sĩ vào mùa hè năm 1992, thì con tim yêu nước thôi thúc Lý Tống , nên người Lính lại bỏ hết , để trở về đất Mẹ tìm thù, rửa hận cho nước với hoài bảo lật đổ bạo quyền thực dân cọng sản, giải thoàt đồng bào ra khỏi tù gông nghèo đói, bạo lực và những bất công xã hội

**Ngày 4-9-1992,Ó Đen Lý Tống Cướp Máy Bay Của VC, Rải Truyền Đơn Xuống Thành Phố Sài Gòn :
Theo tin tổng họp từ AFP,AP, Reuter tại Hà Nội, cũng như các hãng thông tấn quốc tế của Bulgarian, News Agency, VOA tại Hoa Thịnh Đốn, BBC Luân Đôn, RFI Paris, VOF tại Mạc Tư Khoa.. cho biết vào chiều thứ sáu (4-9-1992), Lý Tống, cưu Trung Uý Phi Công QLVNCH, đã cướp máy bay của VC, để rãi 50.000 tờ truyền đơn chống bạo quyền, xuống trung tâm thành phố Sài Gòn, trên đường Đồng Khởi (Tự Do cũ), đồng thời kêu gọi dân chúng trong nứớc tổng nổi dậy.
Theo một hành khách Úc tên Paul Dempsey, nhân chứng trên chuyến bay, cho biết khi gần tới không phận Sài Gòn, bổng có một thanh niên VN, dùng dây điện và dao ăn, uy hiếp một nử tiếp viên, để bắt phi cơ hạ thấp xuống thành phố, cho ông rãi truyền đơn ra ngoài. Sau khi công tác hoàn thành, người đó cũng nhảy dù xuống đất.
Đó là chiếc Air Bus 310, mang số VN-850, của Công ty Bulgary Jess Air chi Hàng không VN mướn, bay đường Bangkok-Saigon-Hongkong. Phi cơ lúc đó chở 153 hành khách. Theo Nicolay Andreev, trưởng ban điều hành , thì phi cơ đã đáp được an toàn xuống phi trường Tân Sơn Nhất và chỉ bọ gãy một cánh cửa vì sức ép của gió mà thôi. Theo tin AFP, thi Lý Tống đã nhảy dù xuống Cát Lái, vì dù bị vướng cây, nên đã bị công an VC bắt được sau hai giờ tìm kiếm.
Hành động anh hùng của một người lính VNCH, đã làm nhiều người VN cũng như ngoại quốc cãm phục và kính nể. Tất cả các báo chí của Người Việt hải ngoại đều đăng các bài viết ca ngợi. Riêng tại thành phố Orange County hay Sài Gòn nhỏ, thủ đô của người tị nạn, đã tổ chức " Đêm Không Ngủ " để cầu nguyện và chúc phúc cho người chiến sỹ kiêu hùng, quên mình xã thân vì nước. Tại Hội quán Lạc Hồng ở Quận Cam, cũng như khắp các tiểu bang nước Mỹ có người Việt tị nạn cư ngụ, đều tổ chức các cuộc tranh đấu, đòi VC thả Lý Tống.
Tại Hà Nội hôm 7-9-1992, Nguyễn Mạnh Cầm, bộ trưởng ngoại giao của đảng cọng sản, trả lời với ký giả Kathleen Callo của Reuter là vụ Lý Tống, là một trong những cái giá mà đảng phải trả, khi quyết định nới lỏng an ninh và mở cửa ra thế giới. Ngoài ra y còn gián tiếp răn đe các nước rằng, nếu muốn làm ăn với VC, thì đừng dung dưỡng những lực lượng của Người Việt Quốc Gia đang chống lại VC. Trong lúc đó dân chúng Đô Thành, cho biết báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 5-9-1992 có đăng tin này, một số khác biết khi theo dõi các đài ngoại quốc. Nhiều người đã nhặt được tờ truyền đơn, ở gần các khu vực quanh chợ Bến Thành, có khổ bằng tấm carte visite in hai mặt.
Riêng Võ Nguyên Giáp lúc đó đã 81 tuổi, cũng lên tiếg báo động rằng, nếu đảng bõ thiên đàng xã nghĩa, thì tư bản sẽ đe dọa nền an ninh của VN. Còn Đoàn Khuê, bộ trưởng quốc phòng VC viết trên tờ Nhân Dân rằng Đế quốc và các lực lượng phản động đang âm mưu lật đổ cọng sản Hà Nội. Riêng tờ Reader's Digest, qua bài ' LyTong's long treck to freedom ' viết bằng 17 ngoại ngữ, đã không tiếc lời ca tụng chuyến trở về của người hùng, với mục đích hợp lực cùng với đồng bào, xóa bỏ chế độ cộng sản VN, để quang phục lại quê hương đất nước. Tóm lại Lý Tống đã trở về, và dù thất bại hay thành công, theo nhận xét của Tiến Sĩ Stephen E..Ambrose tại Đại Học New Orleans, thì đây là hành động hào hùng đầy dũng cãm, đã nói lên khát vọng tự do dân chủ của dặt nước và dân tộc VN.
Tại hải ngoại, khi hay tin Hà Nội hối hã đem vụ Lý Tống ra xét xử, trước ngày cựu tổng thống đảng cộng hòa Goerge Bush, bàn giao quyền hành cho tân TT đảng dân chủ là Bill Clinton. Vì vậy tất cả các Cộng Đồng Người Việt tị nạn tại Mỹ, Canada, Úc, Âu Châu..9ã phản ứng mạnh mẽ, đòi hỏi VC phải tôn trọng các công ước quốc tế, đã ký hứa với LHQ khi xin gia nhập tổ chức này vào năm 1982. Do đó Hà Nội loan báo dời lại phiên xử , đồng thời hăm dọa sẽ tử hình Lý Tống với tội danh không tặc và lật đổ chính quyền. Riêng Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế, đã lên tiếng khẳng quyết với Hà Nội là việc đem xử vội vả Lý Tống, có thể bị thế giới kết án bất công, độc tài và gian ác. Ở Hồng Kông, tờ Asian Wall Street Journal, tại hai số báo phát hành ngày 18 và 19/9/1992, đã đăng một bài viết rất dài nơi tranh nhất, ca tụng hành động phi thường của cựu trung úy phi công QLVNCH Lý Tống, đồng thời còn tường thuật hành động đột nhập căn cứ không quân Upon của Không quân Hoàng gia Thái, với ý định đánh cắp một phản lực A-37, để bay về oanh tạc VN, nhưng ý định không thành, ông mới cướp máy bay của Hàng không VN, để rải truyền đơn xuống Sài Gòn. Tóm lại dù thế nào chăng nửa, thì sự kiện Người Lính VNCH Lý Tống, không còn vũ khí , mà chỉ có con tim yêu nước nồng nàn, đã đơn độc về lại quê Mẹ, gởi tới tay đồng bào 50.000 tờ truyền đơn chống cộng, bay rợp trời thủ đô Sài Gòn yêu dấu, vừa có tác dụng làm bầm mặt Bắc Bộ Phủ, vừa khích động lòng người trong nước, rằng đối với một đảng cướp thất đức bất nhơn, thì sớm muộn gì cọng sản cũng đền tội. Sự trở về của Lý Tống cũng là một trái đấm vào bọn Việt Gian Hải Ngoại, vì lợi lộc cá nhân, mà nhắm mắt làm tay sai cho kẻ thù chung của dân tội, nuôi dưỡng một chế độ bán nước hại dân, làm hủy hoại tương lại của VN.
Và rồi Lý Tống cũng bị VC đem ra xét xử tại Tòa Án cũ của Sài Gòn Gòn, trên đường Nguyễn Du, lúc 8 giờ sáng thứ tư 24-2-1993. Có chừng 300 người VN tham dự, các ký giả nhà báo được vào trong, còn dân chúng thì tụ tập ở bên ngoài theo dõi tin tức. Về ngoại quốc, duy nhất chỉ có một nữ ký giã của báo Bangkok Post và Nam Trân từ Hoa Kỳ về. Còn người Mỹ dù Dick Dowen của bộ ngoại giao có hứa bằng điện thoại ngày 23-4-1993, là sẽ cử nhân viên tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, tới tham dự phiên xử như Hà Nội đã đồng ý, cuối cùng vẫn không biết đâu mà mò. Rốt cục VC tuyên án Lý Tống 20 năm tù ở, bồi thường 500.000 mỹ kim và thêm bảy triệu tiền Hồ. Nhưng trước áp lực quốc tế và sự tranh đấu không ngừng nghĩ của Người Việt Hải Ngoại, cuối cùng Lý Tống được VC phóng thích vào cuối tháng 9-1998 và trở lại Hoa Kỳ.
**Ngày 17-11-2000, Lý Tống lại Bay Về VN Rải Truyền Đơn Chống Cọng Sản :
Nhân dịp vợ chồng tổng thống Mỹ Bill Clinton, sắp sữa mản nhiệm kỳ, nên sang du hí tại VN. Người lính gìa VNCH, cựu trung úy Phi Công Lý Tống lại bỏ hết tất cả danh lợi phù phiếm tại Mỹ, để trở về Đất Mẹ như Kinh Kha và Phạm Hồng Thái năm nào, một lần ra đi không trở lại. Ông về VN bằng phi cơ Thái Lan, để rãi truyền đơn chống cọng sản, chứ không phải để du lịch, hòa giải hay đầu hàng giặc như một số đàn anh hay đám con buôn văn nghệ đã làm. Người Chiến sỹ cô độc lại đi trên con đường đấu tranh hào hùng đầy gian khổ, giữa những lằn đạn bạn lẫn thù nhưng vẫn cứ hiên ngang theo gương Nguyễn Trải viết Bình Ngô Đại Cáo trên lá, tố giác sự tàn ác của giặc Minh xâm lăng, hay Phan Bội Châu quì mọp ôm ngực lép ói máu, để viết Huyết Lệ Thư, kêu gọi đồng bào trong nước , cùng đứng dậy đoàn kết, đánh đuổi thực dân Pháp, ra khỏi non sông Hồng Lạc. Người lính già Lý Tống, lúc đó mới 58 tuổi, lại chọn con đường đứng về phía đồng bào cả nước, đang bị cô đơn áp bức. Tóm lại đường nào Lý Tống chọn để trở về Quê Mẹ cũng cô độc và phũ phàng nhưng cũng chỉ bằng cách đó thôi, ai biểu ông là lính chến QLVNCH "
Theo cáo trạng, cựu phi công Lý Tống đã bị chính quyền Thái Lan, bắt giam ngày 17-11-2000 về tội cưởng đoạt phi cơ và xâm phạm không phận. Đúng dịp vợ chồng Bill Clinton đang du hí tại Sài Gòn, Lý Tống giả vờ mướn chiếc máy bay cánh quạt loại nhỏ PB68C, để học lái. Máy bay xuất phát từ phi trường Bo Fai, ở miền nam nước Thái. Trên không, theo cáo trạng thì Lý Tống đã uy hiếp viên phi công, lái máy bay vào không phận VN , để ông rãi truyền đơn chống cọng sản tại thủ đô Sài Gòn và Tây Ninh. Sau đó may bay đã trở lại đất Thái an toàn nhưng lại bị chính quyền nước này phạt 7 năm 4 tháng tù và sẽ mản hạn trở về Mỹ vào tháng giêng, năm 2006.
Cuối tháng 6-2005, thủ tướng đảng cọng sản là Phan Văn Khải, từ Mỹõ-Canada và Nhật trở về nước, với thất bại và nhục nhả ê chề vị gặp phải sự chống đối của người Việt tị nạn khắp nơi. Điên cuồng vì mất mặt, giận cá chém thớt, Hà Nội ra lệnh cho công an đàn áp các tôn giáo, nhất là Phật Giáo Hòa Hảo và các giáo phái Tin Lành, một cách tận tuyệt. Mặt khác cọng sản VN dùng quyền lợi để dụ các nước Mã Lai. Nam Dương..phá bỏ những di tích của người tị nạn tại các trại tạm cư ngày trước. Huênh hoang và hợm hĩnh nhất, là sự kiện bộ trưởng tư pháp đảng cọng sản tên Uông Chu Lưu, tới Bangkok mua chuộc Thái, yêu cầu được dẫn độ Lý Tống về VN để tử hình, vì theo luật rừng cũa VC, nếu bị chụp mũ là khủng bố, sẽ bị tù trên 12 năm tới tử hình. Riêng bị ghép tội không tặc, bị tù từ 7 năm tới tử hình. Tóm lại kỳ này, Lý Tống đường nào cũng lên máy chém , dù bi ghép tội khủng bố hay không tặc. Mới đây, Boyce thư ký tại tòa đại sứ Mỹ ở Bangkok, đã gưi thư thông báo cho Lý Tống, là Thái đã đồng ý cho dẫn độ ông về VN, nếu Cọng sản chỉ xử ông về tội xâm phạm không phận mà thôi. Bức thư còn cho biết Hà Nội chưa trả lời. Còn Lý Tống thì luôn phủ nhận tội trạng mà Thái đã áp đặt cho Ông, vì đã có sự đồng thuận của người huấn luyện Thái với số tiền 10.000 đô la Mỹ.
Tính đến nay, Uỷ Ban chống dẫn độ Lý Tống tại Hải Ngoại, chỉ mới thu được 4000 chữ chữ ký, để gưỉ thỉnh nguyện tới vua và thủ tướng Thái, xin đừng dẫn độ Lý Tống về VN. Trong lúc đó, hằng giờ trên khắp các diễn đàn, người ta chỉ bu quanh để khai thác các xác chết chờ thối rửa với thời gian như Thủ Đức, văn bút hay thi nhau ra mắt sách về đời này đời nọ..Rốt cục, cũng chỉ còn lại những người lính già bát lực, ngơ ngáo thương bạn, thương mình, cứ đứng bên vệ đường thời gian mà khóc cho thân phận nhược tiểu của đất nước, cũng như người lính Miền Nam thuở nào.
Một lần nữa ta lại đặt câu hỏi và tra vấn lương tâm, khi nhắc tới những người như Phạm Hồng Thái buổi trước, hay các anh hùng Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải, Võ Đại Tôn..và Lý Tống. Họ là ai mà dám từ bỏ hết tất cả vinh hoa phú quý, gia đình và mạng sống, để dấn thấn vào con đường cứu nước, đầy bi tráng, gian nan và hiểm nghèo " Thật sự họ chẳng là gì cả, mà chỉ là những người con ưu tú của VN, với bổn phận và lương tâm con người, nên không thể nào làm ngơ đứng nhìn đồng bào nghèo cực gục chết dần mòn, nơi đất mẹ gầy guộc hận đau vì bị thực dân cọng sản vắt máu, lóc thịt từng giờ. Cầu mong những ai thường tự xưng mình là người quốc gia chân chính, đây là cơ hội thể hiện mặt thật của trái tim mình, qua tình chiến hữu, nghĩa đồng bào mà quay mặt về với những người đang vì đời, vì mình mà phải chịu giam đời trai trẻ trong ngục tù máu lệ.
Tóm lại lý tưởng của kẽ sỉ thời nào cũng vậy, đó là hiến thân cho nước, coi mạng sống của mình như lông hồng, nên Lý Tống chắc chắn Ông có bao giờ để ý tới dẫn độ hay không dẫn độ, vì nếu sợ, thì Lý Tống đâu còn là Lý Tống : huyền thoại và anh hùng
Cuộc đời chỉ bằng ấy thôi, còn tất cả ai thèm để ý làm gì.
Xóm Cồn
Ngày 12-9-2005
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.