Hôm nay,  

Thời Sự Cộng Đồng Úc Châu: Cs Phải Nhập Cảng Sách, Báo, Tạp Chí & Nhạc?

12/09/200500:00:00(Xem: 5312)
– Tuần qua, Bản Tin CĐNVTD/UC đề ngày 1/9/2005, nhan đề “Dưới áp lực của Úc, CSVN sẽ phải chịu để sách, báo và nhạc từ hải ngoại vào trong nước” do ông Đoàn Việt Trung, Tổng Thư Ký gửi, đã được phổ biến rộng khắp trên internet, tới các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại, và tạo nên những cuộc bàn cãi sôi nổi trong cộng đồng người Việt (xem nguyên văn Bản Tin dưới đây). Một số người lạc quan, thì vui mừng cho rằng, đây quả thực là một chiến thắng vẻ vang của cộng đồng người Việt ở Úc nói riêng và ở hải ngoại nói chung, bởi vì như BCH đã nói, “chế độ Hà Nội đã bị đưa vào thế bị động. Sau khi vào WTO họ sẽ không còn quyền ngang nhiên bưng bít và độc quyền trong các thị trường thông tin và nhạc nữa.” BCHCĐNVTD/UC cũng kêu gọi đồng hương, “hãy báo tin này cho người trong nước biết. Khi hàng triệu người tiêu thụ biết rằng họ có quyền mua trong nước, hay đặt mua từ hải ngoại, và nhiều thân nhân ở hải ngoại giúp họ (bằng cách mua dài hạn báo hay DVD để tặng, v.v.), thì nhà nước sẽ không thể chống đỡ nổi ý của dân.” Và, như một hệ quả tất nhiên, với kiến thức chính xác hơn về thế giới bên ngoài, người dân trong nước sẽ gom đủ sức mạnh và ý chí phấn đấu để đứng lên sát cánh với các tổ chức và các nhân vật đối kháng trong nước, góp gió thành bão, ép buộc bè lũ CS phải thay đổi toàn diện để đưa đến việc thực sự dân chủ hóa VN.
Nhưng bên cạnh những suy nghĩ lạc quan đó, cũng có người lo ngại cho rằng, trong vấn đề này, có đúng chế độ CS Hà Nội đã bị đưa vào thế bị động hay không" Có đúng sau khi vào WTO, CSVN sẽ không còn quyền ngang nhiên bưng bít và độc quyền trong lĩnh vực thông tin văn hóa" Liệu sách, báo, tạp chí, nhạc ở hải ngoại với nội dung phụng sự cho tự do dân chủ, khích lệ tinh thần tự do tôn giáo, thổi bùng ngọn lửa đa nguyên đa đảng,... có thực sự đến tay hàng triệu người Việt trong nước hay không" Và nếu CĐNVTD đã chủ động vận động Bộ Ngoại Giao Úc, đã kêu gọi mọi người ký thỉnh nguyện thư, yêu cầu chính phủ Úc buộc CSVN phải chấp nhận cho chúng ta nhập cảng sách, báo, tạp chí và nhạc vô VN, thì liệu khi CSVN phải chấp thuận yêu cầu của chúng ta, để rồi theo lẽ công bằng, CSVN cũng đòi hỏi chúng ta phải chấp thuận để CSVN xuất cảng văn hóa phẩm sang Úc, khi đó, chúng ta đồng ý hay từ chối" Nếu chúng ta từ chối, sự từ chối đó có đi ngược lại lẽ công bằng trong giao thương giữa hai quốc gia" Nhất là khi chúng ta là những người sống trong một quốc gia tự do dân chủ tôn trọng những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, quốc gia đó lại là thành viên của WTO từ lâu, thì sự từ chối của chúng ta có vô lý hay không" Liệu sự từ chối của cộng đồng chúng ta có đủ sức mạnh đảo ngược quyết định của chính phủ Úc" Và liệu khi CSVN, với sự chấp thuận của chính phủ Úc, thực hiện các chiến dịch văn hóa vận theo tinh thần của Nghị Quyết 36, xuất cảng sách, báo, tạp chí và nhạc tuyên truyền sang Úc, khi đó CĐNVTD chúng ta có còn đóng vai trò tiên phong, trước sau như một trong việc lãnh đạo cộng đồng biểu tình chống lại văn hóa vận CS hay không"
Đồng ý, biểu tình là quyền tự do của mỗi người dân trong xã hội Úc. Nhưng thực tế đấu tranh chống văn hóa vận CS trong suốt mấy chục năm qua cho thấy, nếu CĐNVTD không đóng vai trò đầu tầu lãnh đạo, chủ động kêu gọi, thì hầu như rất ít có người Việt nào tự động biểu tình. Nhất là khi CĐNVTD đã chủ động kêu gọi người Việt ký thỉnh nguyện thư đòi CSVN phải cho nhập cảng sách, báo, tạp chí, nhạc vô VN, thì khi CSVN xuất cảng sách, báo, tạp chí, nhạc của CS sang Úc, nhiều người sẽ dễ dàng và ngây thơ chấp nhận, vì cho rằng, đó là lẽ công bằng ắt phải có của một cuộc giao thương hai chiều, nếu mình đã chủ động ký thỉnh nguyện thư, đã chủ động đòi hỏi có được quyền như vậy, thì mình cũng phải có bổn phận tôn trọng quyền tương tự của người khác.

CON DAO HAI LƯỠI, CSVN NẮM ĐẰNG CHUÔI"

Đồng ý, việc CSVN chấp thuận cho nhập cảng văn hóa phẩm từ hải ngoại là một chiến thắng đầy lý tưởng, ai ai trong chúng ta cũng mong mỏi. Nhưng sự thực chiến thắng của chúng ta ở VN tới mức độ nào, và đánh đổi lại, ở Úc, chiến thắng của CS tới mức độ nào, đó là điều chúng ta cần phải cân nhắc. Và nếu quả thực những lo ngại trên đây là hợp lý, xem ra việc "CSVN sẽ phải chịu để sách, báo và nhạc từ hải ngoại vào trong nước", vô hình chung lại "là con dao hai lưỡi, mà không cẩn thận, CSVN sẽ nắm đằng chuôi, còn chúng ta nắm đằng lưỡi. Điều này sẽ vô tình mở ra một trận thế nguy hiểm, mà lợi thế sẽ thuộc về phía CSVN".
Nhận xét về thực trạng đầy nguy hiểm này, trong số báo ngày 2-6, ở mục Những Điều Trông Thấy, nhà báo Phạm Thanh Phương đã nêu ra 5 điểm quan trọng, xin được chép lại dưới đây.
Thứ nhất, bản chất của chế độ CSVN là chế độ độc tài, đảng trị. Điều này có nghĩa, CSVN đã, đang và sẽ hoàn toàn thao túng thị trường văn hóa phẩm tại VN. Là người Việt Nam, có lẽ không ai còn lạ gì chính sách Công An trị của VC. Từ phố thị cho đến thôn xóm, hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu người ta cũng thấy bóng dáng những tên Công An lởn vởn với những cặp mắt cú vọ, soi mói và sẵn sàng "hỏi thăm sức khỏe" bất cứ ai mà chúng cho là thành phần nghi ngờ... Điển hình trong lãnh vực Internet, nhà nước VC đã bỏ ra một ngân khoản không nhỏ để thiết lập những bức tường lửa và một số "Công An Mạng" lảng vảng 24/24 trên các Web để dò xét, nhằm ngăn chặn tất cả các nguồn thông tin trên thế giới du nhập vào VN. Tuy thế, vẫn chưa chắc ăn, chúng còn ra lệnh cho tất cả các tụ điểm Internet Café trong nước đều phải ghi lại "Chứùng minh nhân dân" của khách hàng, như một sự khủng bố, răn đe. Cứ nhìn vào cái gương Bs Phạm hồng Sơn thì rõ. Bs Sơn chỉ dịch tài liệu thế nào là dân chủ của tòa đại sứ Mỹ, cũng đã khiến CSVN lồng lộn, đưa Bs Sơn ra tòa rồi tống tù ông một cách vô lý, trong khi Mỹ hoàn toàn án binh bất động, không hề can thiệp! Trong bối cảnh khủng bố thường trực tại VN như vậy, cho dù cộng sản có cho chúng ta đưa văn hóa phẩm vô Việt Nam, liệu những văn hóa phẩm với nội dung khích lệ tự do dân chủ, cổ võ nhân quyền, có đến tận tay người dân Việt trong nước hay không""" Chắc chắn là không!!!
Thứ hai, tại các quốc gia thuộc thế giới tự do, bao gồm cả Úc, mọi người đều có quyền tự do mua bán. Vì vậy, một khi sách báo của CSVN xuất cảng sang đây, chúng sẽ dễ dàng đến tay người tiêu thụ, gấp vạn lần so với ở VN.
Thứ ba, từ xưa đến nay, mặc dù luật pháp của những quốc gia giao thương với CSVN, trong đó có Úc, cho phép CS được quyền xuất cảng văn hóa phẩm vô những quốc gia đó, nhưng CSVN vẫn chỉ xuất cảng lén lút, vì chúng sợ người Việt hải ngoại biểu tình chống đối. Như chúng ta đã biết, quyền biểu tình chống đối trong ôn hòa, kể cả chống đối những gì mà luật pháp cho phép, là quyền được hiến pháp các quốc gia tự do trong đó có Úc thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, nếu chính cộng đồng người Việt hải ngoại đứng ra vận động đòi CSVN phải nhập cảng văn hóa phẩm vô VN, đổi lại, CSVN cũng đòi xuất cảng văn hóa phẩm của chúng vô quốc gia nơi chúng ta đang ở, thì khi đó, cộng đồng chúng ta lấy lý do gì để biểu tình phản đối""" Như vậy, có đúng là vô hình chung, chính chúng ta đã tự trói tay mình, tự tước bỏ quyền biểu tình, quyền phản đối, để mặc cho văn hóa phẩm của CSVN tràn lan tại hải ngoại"""
Thứ tư, tất cả các chủ nhân ông xuất bản các văn hóa phẩm tại hải ngoại đều thuộc quyền sở hữu giới tiểu thương tư nhân, vốn ít, nhân sự thiếu hụt, không hề nhận bất cứ sự tài trợ nào của chính phủ. Như vậy, nếu họ xuất cảng văn hóa phẩm về VN, số lượng nhỏ với phí tổn cao, trong khi việc tiêu thụ tại VN lại bị CS phong tỏa, theo dõi giống như thứ hàng quốc cấm, thử hỏi làm sao họ có thể sống còn" Đó là chưa kể hàng ngàn thứ khó khăn do CSVN gây ra, mà một người Việt hải ngoại mang tiền về VN chỉ kinh doanh lợi nhuận thuần túy, còn không đối phó nổi với tham nhũng hối lộ, huống chi một người Việt mang sách báo hải ngoại về VN kinh doanh!!!
Thứ năm, tất cả các văn hóa phẩm tại VN đều do CSVN làm chủ, với tiền bạc khổng lồ, nhân sự đầy đủ. Như vậy, nếu CSVN được xuất cảng văn hóa phẩm sang các quốc gia thuộc thế giới tự do, thử hỏi, làm sao chúng ta có thể cạnh tranh""" Hơn nữa, việc xuất cảng các sản phẩm do nhà nước làm chủ, sang các quốc gia thuộc thế giới tự do để cạnh tranh với giới tiểu thương tư nhân, rõ ràng là việc làm vi phạm những nguyên tắc căn bản nhất về tự do cạnh tranh của nền kinh tế tư bản.

NHỮNG KHÓ KHĂN KHÁC

Bên cạnh 5 điểm nêu trên, chúng ta thấy, đời sống kinh tế khó khăn tại VN, cũng sẽ khiến các văn hóa phẩm chất lượng ở hải ngoại khó đến tay người tiêu thụ trong nước. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có số thu nhập thấp, với mức GDP (Gross Domestic Production) bình quân cho mỗi người dân là 435 Mỹ Kim một năm, trong khi thực tế, đại đa số đều sống với mức GDP thấp hơn rất nhiều. Theo bản tin tháng 4/2005 (briefing note) của cơ quan thiện nguyện phi chính phủ Oxfam thì “một số đáng kể người dân Việt Nam vẫn sống trong cảnh khó khăn. Một bộ phận lớn nhân dân chỉ có số thu nhập trên ngưỡng nghèo một chút. Một tài liệu khác cũng của Oxfam, tựa đề Vietnam: The Cost of WTO Admission khẳng định gần 1/3 dân số 80 triệu của Việt Nam, sống dưới 41 Mỹ Kim một năm. Theo thống kê của chính nhà nước CSVN năm 2004 thì 26,8% tổng số dân vẫn còn sống ở dưới mức nghèo đói tuyệt đối (poverty line). Thử hỏi với mức thu nhập như thế, với tỷ lệ dân nghèo như thế, bao nhiêu người dân Việt Nam có đủ sức bỏ ra $20 đến $30 Úc Kim để mua một quyển sách phát hành từ hải ngoại" $30-$40 để mua một đĩa DVD thực hiện ở ngoại quốc" hay $180 Úc kim để mua một năm báo Saigon Times (chưa kể cước phí)"


Thứ đến, khi chính phủ Úc đã lắng nghe lời yêu cầu từ chính CĐNVTD/UC để đòi hỏi CSVN cho du nhập sách báo, văn hóa phẩm từ Úc vào VN một cách tự do qua cuộc đàm phán song phương (bilateral negotiation) về chuyện Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO thì khi CSVN chấp thuận, liệu CĐNVTD/UC có còn lý do chính đáng để chống đối chính sách “Giao Lưu Văn Hóa” của nhà nước CSVN nữa hay không, hay khi đó, chúng ta sẽ há miệng mắc quai"
Thêm vào đó, theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, sách vở, đĩa nhạc, DVD và các văn hóa phẩm khác được sản xuất ở Úc, ở Hoa Kỳ sẽ không cạnh tranh lại nổi với các văn hóa phẩm sản xuất từ Việt Nam: giá thành của mỗi đơn vị ở Úc quá cao so với giá thành của mỗi đơn vị ở Việt Nam. Hơn thế nữa, hầu hết những nhà xuất bản trong nước đều thuộc chủ quyền của nhà nước CSVN, với tài lực dồi dào gần như bất tận. So với các nhà xuất bản, các công ty sản xuất văn hóa phẩm của người Việt tự do khác nào Thái Sơn áp noãn vậy.
Để có thể cầm cự lại, để hy vọng có được sân chơi bằng phẳng (level playing field) hầu phát triển ở thị trường nội địa tại Việt Nam, các công ty sản xuất văn hóa phẩm Việt Nam ở hải ngoại rồi sẽ phải tìm cách in ấn sách vở, thu hình, thu âm, thực hiện CD và DVD trong nước. Và như thế, họ lại phải khứng chịu theo những quy định của nhà nước CSVN về nội dung của những văn hóa phẩm này, và như vậy có nghĩa, các nhà xuất bản người Việt hải ngoại phải chấp nhận đối thoại và làm ăn với CS, một điều hoàn toàn trái ngược với chủ trương, đường lối và truyền thống chống CS của CĐNVTD/UC. Khi ấy, sức mạnh của chính mình và của các chính quyền ở các quốc gia gốc của những công ty sản xuất văn hóa phẩm của người Việt tự do cũng không thể nào can thiệp vào được, bởi vì việc kiểm soát, kiểm duyệt văn hóa phẩm không bao giờ nằm trong phạm trù mậu dịch và kinh tế cả. Cách đây hơn một năm, đại diện của bộ Ngoại Giao và Ngoại Thương Úc (DFAT) đã khẳng định với tiểu ban Thượng Viện (Senate Estimates Committee) rằng “các vấn đề như hoạt động của các cơ quan truyền thông, hoặc chủ quyền của các cơ quan truyền thông và những vấn đề tương tự không phải là những vấn đề được đề cập đến trong cuộc đàm phán về WTO cả” (Hansard, 3/6/2004).
Nếu cho rằng việc CSVN đồng ý để sách vở văn hóa phẩm ngoại quốc được du nhập tự do vào Việt Nam sẽ góp phần vào việc tạo thêm áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi, phải dân chủ hóa Việt Nam, thì có lẽ đó là một hy vọng quá mong manh so với những kinh nghiệm mà chúng ta đã có về sự lọc lừa tráo trở trắng trợn của bạo quyền CS.
Trước khi Trung Cộng được gia nhập vào WTO, tổ chức Human Rights Watch đã tưởng rằng một khi Trung Hoa là thành viên của WTO thì Bắc Kinh sẽ chịu nhiều áp lực hơn từ những quốc gia thành viên khác để có chính sách cởi mở hơn, tự do hơn, nhân dân và công nhân Trung Hoa cũng sẽ được nhiều quyền lợi hơn. Và trong vòng vài năm qua thì người ta đã thấy rõ sự thực: chuyện chà đạp nhân quyền ở Trung Hoa vẫn tiếp tục, không thay đổi, nếu không nói là tệ hơn xưa. Tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng vẫn không hiện hữu ở xứ sở ấy, mặc dù nó đã là thành viên của WTO. (Xem thêm bài trang 20).
Trong các xã hội dân chủ tự do, các đảng chính trị thường xuyên canh tân để có thể phù hợp với những biến chuyển trong xã hội, trong dân ý với hy vọng thắng được chính quyền. Thế nhưng, các chế độ độc đảng độc tài thì lại khác, không có động lực nào để khuyến khích nhà cầm quyền cải tiến canh tân cả một khi quyền lực tối thượng vẫn tập trung vào tay thiểu số cầm quyền. Các chế độ toàn quyền chẳng bao giờ vì kinh tế mà từ bỏ bạo quyền. Tại Việt Nam cũng vậy. Bè lũ CSVN thừa khôn ngoan để hiểu phải làm gì và không làm gì để bảo vệ quyền thống trị của chúng. Và việc CSVN chấp nhận yêu sách cho du nhập sách báo văn hóa phẩm - vốn ngẫu nhiên mang lại nhiều lợi thế hơn là bất lợi chính trị cho chúng - cũng chỉ là một kế hoạch tạm thời hầu giúp chúng đạt được mục tiêu tối hậu trong suốt hơn một thập niên qua là được thu nhận vào WTO mà thôi.

VIỄN ẢNH ĐÁNG LO NGẠI

Tuy hy vọng, những gì được đề cập trong Bản Tin CĐNVTD/UC sẽ trở thành sự thực, chúng ta không thể không lo ngại trước một số viễn ảnh:
1. Văn hóa phẩm của CSVN sẽ tràn ngập ở hải ngoại. Giai đoạn đầu, nội dung chính của văn hóa phẩm CSVN sẽ thuần túy văn hóa, văn nghệ, giải trí thuần túy để chiếm lĩnh thị trường, lôi kéo độc giả, khiến mọi người sao lãng đấu tranh, hết quan tâm đến tự do, dân chủ và nhân quyền tại quê nhà.
2. Vai trò lãnh đạo chống văn hóa vận của CĐNVTD Liên Bang cũng như các Tiểu Bang sẽ gặp khó khăn trong việc kêu gọi đồng hương ký thỉnh nguyện thư chống văn hóa vận CS, hay tổ chức biểu tình phản đối văn hóa vận CS. Biểu tình chống văn hóa vận CS khi đó nếu có, chỉ là việc làm lẻ tẻ của hội đoàn, đoàn thể hoặc của những cá nhân.
3. Vì CĐNVTD/UC và đồng hương đã ký thỉnh nguyện thư đòi chính phủ Úc buộc CSVN phải cho nhập cảng văn hóa phẩm từ Úc, nên khi văn hóa phẩm CSVN xuất cảng sang Úc, chính phủ Úc cũng sẽ có những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp buộc CĐNVTD/UC phải tôn trọng lẽ công bằng và hình thái giao thương hai chiều, mà CĐ đã chủ động đề nghị.
4. Với sự hậu thuẫn tiền của và nhân sự của chính quyền CSVN, của một số chính giới và tư bản Úc vì hám lợi mà coi rẻ tự do, dân chủ và nhân quyền, các nhà xuất bản được CSVN cho xuất cảng sang Úc sẽ dần dần chiếm ưu thế tại Úc. Khi đó, các cơ quan truyền thông do CSVN xuất cảng sang Úc, với sự hậu thuẫn về tiền bạc, nhân sự của CS, sẽ ảnh hưởng đến chính giới, đến dư luận Úc, cũng như cộng đồng người Việt tại Úc. Khi đó, các tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt ở Úc sẽ dần dần là đối tượng để các cơ quan truyền thông do CSVN xuất cảng, tấn công và lũng đoạn.
5. Tất cả những sinh hoạt của các tổ chức thân CS tại Úc, những cuộc tiếp đón các lãnh tụ CS, các việc làm của những chính khách, các nhà tư bản, trí thức khoa bảng thân CSVN sẽ được các cơ quan ngôn luận do CSVN xuất cảng sang Úc làm rùm beng; và các cơ quan ngôn luận tại VN sẽ thổi phồng, phổ biến rộng rãi, đầu độc đồng bào trong nước. Hậu quả, độc tài CS sẽ cấu kết với tư bản ngoại quốc, lũng đoạn tài nguyên và nhân lực của dân tộc VN, với sự tiếp tay của báo chí và truyền thanh do CSVN xuất cảng và nuôi dưỡng tại hải ngoại.

VÀI THẮC MẮC VỚI BCHCĐNVTD

Qua nội dung Bản Tin CĐNVTD/UC và qua những gì được biết trong thời gian gần đây, chúng tôi có một vài thắc mắc như sau.
1. Theo Bản Tin CĐNVTD/UC, ngay từ cuối năm 2002, "Ban Chấp Hành Liên Bang của Cộng Đồng Người Việt Tự Do nộp BNG một bản đề nghị rằng Canberra hãy yêu cầu Hà Nội để Úc xuất cảng đến VN các sản phẩm trên, và nhạc từ Úc". Như vậy, trước khi nộp cho BNG, đề nghị vô cùng quan trọng này có được các hội đoàn, đoàn thể, các hội đồng tư vấn giám sát, cùng đông đảo qúy đồng hương của các CĐNVTD tại các tiểu bang bàn bạc kỹ lưỡng chưa"
2. Tại sao đề nghị này được thực hiện từ cuối năm 2002, nhưng mãi đến ngày 1/5/2005, trong cuộc biểu tình chống CS trước cái gọi là "tòa đại sứ CS" ở Canberra, BCHCĐNVTD/UC mới cho phân phát thỉnh nguyện thư về vấn đề này tới tay đồng bào"
3. Trong phiên họp ngày 4/6/2005, tại Văn Phòng CĐNVTD/NSW ở Cabramatta, khi vấn đề này được nêu ra, nhiều vị trong đó có 3 vị đại diện Sàigòn Times, đã trình bầy những khía cạnh nguy hiểm có thể xảy ra. Khi đó, BS Nguyễn Mạnh Tiến đã hứa sẽ có những cuộc thảo luận tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn. Tuy nhiên, từ đó đến nay, theo chỗ chúng tôi biết, không hề có cuộc thảo luận nào, và theo Bản Tin CĐNVTD/UC thì vấn đề này đã được thực hiện từ cuối năm 2002.
4. Trong Bản Tin CĐNVTD/UC, ông Tổng Thư Ký Đoàn Việt Trung viết, "Điều quan trọng, theo BCH, là các nhà xuất bản trong cộng đồng Việt hải ngoại hãy chuẩn bị để bước vào thị trường Việt Nam trong vài năm tới, và để đối phó với các khó khăn ban đầu". Như vậy, trước khi "nộp Bộ Ngoại Giao Úc bản đề nghị" vào cuối năm 2002, cũng như trong suốt thời gian từ cuối năm 2002 đến nay, tại sao CĐNVTD không hề bàn bạc vấn đề này với các nhà xuất bản trong cộng đồng Việt hải ngoại"
5. Lập trường của CĐNVTD/UC từ xưa đến nay luôn luôn trước sau như một khẳng định, không đối thoại với CSVN, không làm ăn với CSVN dưới bất cứ hình thức nào, ở bất cứ đâu. Như vậy xin hỏi, các nhà xuất bản trong cộng đồng Việt hải ngoại làm sao có thể "bước vào thị trường Việt Nam" theo đề nghị của ông Đoàn Việt Trung, mà vẫn duy trì được lập trường "không làm ăn với CSVN, không đối thoại với CSVN""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.