Hôm nay,  

Katrina Và Thế Giới Thứ Ba

06/09/200500:00:00(Xem: 4929)


Khi phê bình những tai vạ xã hội bên lề vụ Katrina, báo chí Mỹ nói đến "Thế giới Thứ ba". Họ chưa hiểu gì cả!
Chẳng những họ mang ý tưởng miệt thị các nước nghèo mà còn không nhìn ra một sự thật khác: "Thế giới Thứ ba" vẫn có thể hiện hữu trong "Thế giới Thứ nhất".
Hãy nói về cách xếp loại ấy trước, sau đó, nhắc đến Đà Nẵng 1975, Paris 2005 và sau cùng là chuyện New Orleans….
Khái niệm "Thế giới Thứ ba" đã lỗi thời từ lâu, vì xuất hiện và tồn tại trong thời Chiến tranh lạnh, giữa "Thế giới Thứ nhất" là các nước công nghiệp dân chủ Tây phương và "Thế giới Thứ hai" là các nước Cộng sản. Thực chất, "Thế giới Thứ ba" ấy là các nước lạc hậu và kém phát triển. Trong ý nghĩa đó thì nó bao gồm cả các nước trong thế giới Cộng sản, như Liên xô ngày xưa, và Liên bang Nga hay Việt Nam ngày nay.
Giờ đây, ta nên có một tên gọi khác thay vì biếng nhác dùng lại một khái niệm đã lỗi thời. Nhưng thói quen vốn khó từ bỏ và theo dõi hình ảnh tin tức, dư luận Mỹ tất nhiên cũng thẫn thờ tự hỏi: "chẳng lẽ Hoa Kỳ văn minh của mình cũng có những phản ứng lạc hậu ấy"
Họ quên mất rồi. Hoặc đã lầm nguyên nhân với hậu quả.
*
Đà Nẵng 1975
Nhân đọc một bài viết của ông Bùi Xuân Đáng trong mục "Viết Về Nước Mỹ", để nêu câu hỏi về những gì xảy ra tại Đà Nẵng trước khi Sàigon sụp đổ năm 1975, chúng tôi có rút tỉa vài kết luận như sau, xin liệt kê lại để đối chiếu với thảm kịch New Orleans:
Hoa Kỳ có dự tính triệt thoái khỏi Việt Nam và kín đáo bố trí việc ấy từ lâu.
Khi Bắc Việt khai thác cơ hội để mở cuộc tổng tấn công, hỗn loạn đã bùng nổ tại miền Trung và gây phản ứng dây chuyền ra các nơi khác.
Một trong những nguyên nhân chính của hỗn loạn và sự rã ngũ của các đơn vị Cộng hòa chính là tình trạng thiếu thông tin về thân nhân.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong mọi cuộc di tản: khi biết là mình phải buông bỏ nhà cửa và tài sản, con người ta, dù ở Thế giới thứ mấy đi nữa, cũng ưu tiên lo lắng cho thân nhân. Thiếu thông tin với người thân là người ta phải tìm cách liên lạc lấy, dù có phải rời bỏ nhiệm sở hay công vụ. Binh lính Cộng hòa không được thông tin đầy đủ, thượng cấp có khi đã bỏ chạy, thì phải nghĩ tới vợ con. Điều ấy mới giải thích vì sao quân ta rút chạy trước khi Cộng quân xuất hiện. Nói cách khác, không phải là bộ đội Cộng sản đã đánh đuổi binh lính Cộng hòa mà chính là tình liên đới gia đình đã khiến quân ta hết chống cự, ưu tiên lo cho gia đình, khi nhiệm vụ trở thành vô nghĩa, một phản ứng rất con người.
Những ai đã cố tình gây ra cảnh hỗn loạn ấy tại Đà Nẵng vào năm 1975 có thể kiểm lại để hiểu ra, một phần nào, những gì đã xảy ra tại New Orleans năm 2005.
Và công nhận thêm một điều: trong điều kiện bi thảm ấy, không hề thấy cảnh cướp bóc hãm hiếp của những kẻ có súng trong một tập thể kinh hãi và bất lực trước những thảm kịch quá lớn. Người dân miền Trung thời đó có tinh thần công dân cao hơn những tường thuật của truyền thông. Khi nhắc đến hình ảnh binh lính Cộng hòa bám trực thăng Mỹ để chạy, người ta nên nhớ lại những gì đã xảy ra tại New Orleans và hãy công bình một chút trong sự phê phán miền Nam!
*
Paris 2005
Gần như cùng lúc với vụ Katrina, tại Paris, Kinh đô Ánh sáng, ta có thấy hai vụ hỏa hoạn cách nhau vài ngày trong hai khách sạn, thực sự là chung cư rẻ tiền của người nghèo, đa số là di dân, da màu.
Biến cố ấy mới khiến mọi người chú ý đến một chuyện khác, có thể là nguyên do: chánh sách trợ cấp và đùm bọc người nghèo đã mặc nhiên lập ra những ghetto, những khu ổ chuột dành cho một thiểu số không được hoặc không muốn hội nhập vào cộng đồng còn lại. Đấy là nơi tập trung mọi loại tệ đoan xã hội nhưng nằm ngoài mối quan tâm hay khả năng can thiệp hoặc ngăn ngừa của nhà chức trách. Hãy thành thực nghĩ lại mà xem. Nếu là công chức, nhân viên cảnh sát, lính cứu hỏa hay cán sự xã hội chẳng hạn, mà phải phục vụ tại các khu vực ấy, ta có vui không" Và có sốt sắng với công việc chăng"
Những khu chung cư bình dân và tồi tàn ấy thực sự là "Thế giới Thứ ba" nằm trong lòng Thế giới Thứ nhất", dù là ở Paris hay New York hay New Orleans.


Vấn đề ở đây không nằm trong thiên tai hay hỏa hoạn, nó nằm trong chánh sách của chính quyền sở tại, một chánh sách xuất phát từ thiện chí xã hội hay tính toán chính trị, nhưng dẫn tới nhiều hậu quả tai hại: tính ỷ lại và đổ lỗi của cư dân tại chỗ, tinh thần mất kỷ cương trật tự, nạn bình thường hóa thói hư tật xấu…Đấy là môi trường sản sinh tội ác, tất nhiên với tỷ lệ trung bình cao hơn các nơi khác.
Katrina tại New Orleans
Khi có chuyện bất thường xảy ra khiến bộ máy bảo vệ an ninh công cộng không chu toàn được trách nhiệm một cách bình thường, những phản ứng tiêu cực hay tội ác đó được dịp tung hoành, là điều đã xảy ra tại New Orleans.
Điều ấy mới giải thích vì sao một phần tư cư dân New Orleans không kịp di tản - đại đa số là dân nghèo, sống nhờ chế độ trợ cấp, trong các chung cư rẻ tiền của nhà nước - và bạo lực, cướp phá, hãm hiếp đã xảy ra ngay giữa thảm kịch. Xin nói lại cho rõ: không phải là dân nghèo tất nhiên sẽ ăn cướp, theo lý luận "bần cùng sinh đạo tặc". Nhưng dân nghèo dễ phải sinh sống cùng (và là nạn nhân của) thành phần đạo tặc và những kẻ quen tính ỷ lại, thiếu sáng kiến, không có khả năng tự tổ chức khi chính quyền tuột tay. Họ là nạn nhân ở nhiều tầng khác nhau và trước tiên là nạn nhân của chánh sách bao cấp lẫn chính quyền bất lực. Trận bão Katrina đã phơi bày ra sự thật ấy tại New Orleans, với hệ thống chính quyền bao cấp. Năm qua, Florida bị bốn trận bão mà không có tình trạng hỗn loạn ấy vì chính quyền nơi đây không có chánh sách bao cấp nặng nề như tại Louisiana, nhất là tại New Orleans, dù dâ cư cũng có đông đảo thành phần di dân, da màu.
Vốn đã quen thói bao cấp, nhà cầm quyền New Orleans không trù tính và thực hiện nổi kế hoạch di tản dù biết là thành phố nằm thấp hơn mực nước biển, chỉ được bảo vệ bởi hệ thống đê điều và kinh đào, rằng Katrina đang tiến vào và sau giông bão thì lụt lội có thể xảy ra. Khi bị tuột tay thì ông Thị trưởng kêu cứu và phiền trách người khác. Người ta đã thấy cả trăm xe buýt được huy động để bốc người đi, nhưng không hiểu vì sao xe không chuyển bánh và sau hơn một ngày đã bị chìm dưới nước! Chế độ trợ cấp kinh niên đã đẻ ra loại công chức thiếu sáng kiến khi hữu sự, và sau đó là nạn đổ lỗi cho người khác.
Một lý luận được loan truyền trong hai ngày đầu tiên, là nạn dân bị đói nên mới phải thổ phỉ. Như mọi khi, người ta lại viện dẫn lý do xã hội để biện minh cho tội ác. Đói khát thì có thể ăn cướp lương thực, nhưng ăn cướp Tivi trong cảnh mất điện phổ biến, hoặc hãm hiếp phụ nữ trước sự bất lực của mọi người chung quanh thì không thể là vì đói. Lý luận này chính là nguồn gốc của chánh sách bao cấp.
Một lý luận thứ hai, nhuốm mùi kỳ thị ngược, đang được loan truyền tuần này, là dân da trắng bỏ rơi người da đen cho thảm kịch. Điều ngược ngạo ở đây là một số người da trắng đã dung dưỡng chế độ bao cấp và đẩy người da đen vào hoàn cảnh luôn luôn nhờ cậy nhà nước. Họ thăng quan tiến chức trong hệ thống bao cấp ấy, họ hốt phiếu thiểu số da đen và dùng công quỹ địa phương để xây dựng khu ổ chuột thay vì nghĩ tới những giải pháp đòi hỏi sự phấn đấu của mọi người để thoát khỏi vòng lẩn quẩn.
Chúng ta không có tinh thần kỳ thị màu da ở đây, nhưng một sắc dân da màu khác - là cộng đồng người Việt - đã có phản ứng khác, tốt đẹp hơn nhiều. Chúng ta có thấy điều ấy trong cộng đồng người Việt tại Louisiana hay Texas và nhiều nơi khác.
Một thí dụ nóng hổi là họ đạo "Kinh Năm" của người Công giáo sinh sống tại New Orleans đã dùng diễn đàn "Viết Về Nước Mỹ" để loan tin cho nhau và giải quyết vấn đề thiếu thông tin liên lạc tại chỗ nhằm cứu giúp lẫn nhau (xin đọc Việt Báo số ra ngày mùng năm vừa qua).
Riêng chúng tôi thì không thể quên được hình ảnh một gia đình Việt Nam đã kiên trì ngồi lại ở vỉa hè New Orleans và bình thản trả lời Vệ binh Quốc gia vừa đổ vào, rằng họ sẽ di tản sau cùng, khi những người khác đã được cứu giúp. Đài truyền hình Fox News Channel chạy đoạn phim ấy, tất nhiên với lời bình luận dễ hiểu cho khán thính giả Mỹ, rằng người Việt đã có kinh nghiệm di tản từ thời chiến tranh!
Điều khó hiểu hơn cho người Mỹ mà đúng hơn gấp bội, đó là vì những người Việt ấy có tinh thần tự tin và tự trọng. Họ là công dân đích thực của "Thế giới Thứ nhất".
Vụ Katrina là cơ hội cho người Mỹ thấy ra điều ấy, nếu nhìn ra những hậu quả tai hại của chế độ bao cấp, và những oan ức mà người Việt đã hứng chịu trước và sau 1975.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.