Hôm nay,  

Vui Mừng Với Cuộc Chiến?

30/08/200500:00:00(Xem: 5348)
- Cuộc Chiến Việt Nam đã kết thúc từ 30 năm trứơc, sau khi lôi kéo nhiều đơn vị chiến binh từ hàng chục quốc gia khác gửi tới tham chiến -- trong đó có lính Mỹ, Nam Hàn, Úc, Thái Lan... một phía, và phía bên kia có phi công Bắc Hàn, chiến binh Trung Quốc và chuyên gia Liên Xô...

Trong các nứơc tham chiến trong Cuộc Chiến Việt Nam đó, đất nước bị tàn phá nhất, ly tán nhất và dân tộc đau khổ, xâu xé nhất vẫn là Việt Nam. Hiển nhiên, vì cuộc chiến xảy ra tại VN khi quân Bắc Việt tràn vào, hy sinh cho “cuộc chiến thần thánh sinh Bắc tử Nam” và đi tới đâu thì khói lửa tới đó, chết chóc tới đó, và dân chạy trốn xa khỏi đó.

Câu hỏi nơi đây là: trong Cuộc Chiến VN, dân tộc nào hạnh phúc nhất, hài lòng nhất, vui mừng nhất"
Hình như câu trả lời đúng nhất có lẽ là: Nam Hàn là vui mừng nhất khi thấy Cuộc Chiến Việt Nam bùng nổ, vì chứng kiến cuộc chiến như thế, chính phủ Bắc Hàn sẽ thấy rằng hy sinh 4 hay 5 triệu mạng người để trả giá xâm chiếm Miền Nam có thể là không đáng... Cái giá về người, hay ngay cả cái giá về kinh tế, dù khi quá đói và nghĩ tới chuyện vào Nam cướp bóc một nền kinh tế đang trù phú... Không có giá nào đáng hết, có lẽ đó là lý do mà 2 cha con họ Kim bạo ác và điên khùng vẫn chần chừ nhìn về Cuộc Chiến VN và vẫn do dự chưa xua quân vào chiếm Nam Hàn cho tới giờ.

Hồ sơ mới giaỉ mật của Nam Hàn cho thấy rằng Nam Hàn đã lạnh lùng tính toán khi Cuộc Chiến VN xảy ra, tính chuyện gửi quân Nam Hàn qua giúp Nam Việt và tính chuyện xin Mỹ lập 1 căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Nam Hàn để cản bứơc người anh em bạo ác và điên khùng phương Bắc.

Thậm chí, nếu Cuộc Chiến VN càng khốc liệt, càng tàn bạo, thì Bắc Hàn chắc chắn sẽ chùn tay, không nỡ xua dân đi “phất ngọn cờ đầu của 3 dòng thác cách mạng...”

Nhưng khi thấy cần rút quân Nam Hàn về năm 1971, Seoul đã lạnh lùng rút về, thấy đủ rồi, bất kể Sài Gòn lúc đó xin để quân Nam Hàn giúp tới năm 1973. Có nghĩa là, mọi chuyện tính toán thực sự là vì an nguy và lợi ích Nam Hàn.

Trong đó, Nam Hàn đã vui mừng khi thấy cuộc chiến Quốc-Cộng không bùng nổ trên bán đaỏ Triều Tiên, mà chỉ nổ ra ở Việt Nam, nơi mà các lãnh tụ Hà Nội đã lạnh lùng xua hàng triệu quân đi “chống Mỹ cứu nứơc” -- một lời kêu gọi mà Bắc Hàn vẫn lặng lẽ quan sát, không hề xua quân vào Nam Hàn để chống Mỹ cứu nước làm chi.

Có phải vì Bắc Hàn may mắn có Kim Chủ Tịch tuy bạo ác nhưng vẫn sáng suốt hơn Hồ Chủ Tịch của Bắc Việt"
Sau đây là bản dịch bài về hồ sơ giải mật từ Nam Hàn, đăng trên báo Anh Ngữ The Chosun Ilbo số ngày 26-8-2005, cho thấy các tính toán lạnh lùng của Nam Hàn khi Cuộc Chiến VN bùng nổ. Bài nhan đề “Documents Show Korea’s Cool Vietnam Calculations” (Hồ Sơ Cho Thấy Tính Toán Lạnh Lùng Của Nam Hàn Về VN).

“Các tài liệu ngoaị giao giải mật hôm Thứ Sáu cho thấy ánh sáng mới về liên hệ Nam Hàn trong Cuộc Chiến VN, cho thấy một quốc gia đôi khi lạnh lùng quyết tâm tìm các an ninh quan trọng và tìm các lợi ích kinh tế đề đền bù cho việc gửi lính vào cuộc phiêu lưu bất trắc.

“Từ những ngày đầu nhậm chức, Tổng Thống Park Chung-hee đã thúc đẩy việc gửi lính Nam Hàn sang VN để đổi lấy viện trợ Mỹ và đồng thời mang sức tăng kinh tế và an ninh hơn về quốc phòng. Hồ sơ cho thấy, chính phủ Nam Hàn tiên đoán là phía Mỹ sẽ xin gửi quân giúp.

“Một bản tường trình Cheong Wa Dae ghi ngày 6-1-1965 đã tiết lộ cho thấy các tính toán lạnh tóc gáy. Bộ Trưởng Chính Trị Vụ Yang Dal-seung viết trong bản phúc trình nhan đề “Issues to Be Considered about Sending Troops to Vietnam” (Các Vấn Đề Để Cứu Xét Về Việc Gửi Lính sang VN) rằng yêu cầu từ phía Mỹ sau khi Tổng Thống Park thăm Đức Quốc như dường có ý là một thử nghiệm về lòng trung thành của Nam Hàn đối với Mỹ. Ông nói rằng Mỹ đang tìm cách thay lính Mỹ bằng lính Nam Hàn và Phi Luật Tân để rút ra khỏi 1 cuộc chiến đang bị chỉ trích ở cả Hoa Kỳ và ngoài Hoa Kỳ.

“Ở cuối bản phúc trình, Tổng Thống Park ghi nguệch ngoạc mấy dòng chữ, trong đó có, “Việc đưa quân đi [VN] có thể không tránh được, nhưng chúng ta sẽ gửi quân tình nguyện và bảo đảm là chúng ta có đền bù xứng đáng.”

“Chính phủ [Seoul] cũng hy vọng việc góp quân có thể làm đòn bẫy trong các cuộc thương thuyết Status of Forces Agreement (SOFA) trước đó đã đầy trắc trở từ khi khởi sự năm 1962. Vào tháng 3-1965, một tháng sau khi Nam Hàn gửi 2,000 lính không tác chiến “Dove Company” (Đại Đội Bồ Câu) sang Việt Nam, đại sứ tại Hoa Kỳ Kim Hyeon-cheol hỏi Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ Earle G. Wheeler là Hoa Kỳ có sẽ yêu cầu Nam Hàn gửi lính tác chiến vào hay không, và rằng Mỹ có suy tính xây dựng một căn cứ cho các tàu ngầm nguyên tử Mỹ tại Nam Hàn hay không.

“Được hỏi trong cuôc điều trần Symington 1970 về thái độ của Park đối với việc cất giữ vũ khí nguyên tử tại Nam Hàn, đại sứ Mỹ tại Nam Hàn William J. Porter điều trần rằng Park đã nói là ông ta sẽ cho phép nếu Mỹ nói [như thế] là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của cả 2 nứơc [Nam Hàn + Mỹ].

“Phần thưởng của Nam Hàn trong tháng 3-1966 là bản văn “Brown Memorandum” trong đó liệt kê các kế hoạch Hoa Kỳ viện trợ kinh tế và quân sự cho Seoul, trong đó có cả vật liệu và các khoản tiền cho vay để hiện đại hóa thiết bị quân sự Nam Hàn...

“Nam Hàn đã giữ lính tại VN khoảng 50,000 lính nhưng bắt đầu cứu xét rút quân sau các kế hoạch Mỹ rút lính Mỹ sau chính sách “Việt Nam Hóa” của TT Richard Nixon.
Lữ Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Nam Hàn, đơn vị Rồng Xanh, là đơn vị đầu tiên đươc rút ra vaò tháng 4-1972 sau khi Park loan báo việc rút quân từ từ trong bài diễn văn Tân Niên vào ngày 11-1-1971. Nhưng các kế hoạch lúc đầu để rút toàn bộ lính vào cuối năm 1972 đã bị hoãn vì chống đối từ phía Mỹ và VNCH, và phaỉ chờ tới tháng 3-1973.

“Ngoại Trưởng VNCH Trần Văn Lắm tới Nam Hàn ngày 15-6-1972, mang lá thư từ Tổng Thôáng Nguyễn Văn Thiệu xin TT Park hoãn rút lính Nam Hàn. Các ghi chú từ buổi họp của Lắm với TT Park ghi trong tài liệu lưu trữ rằng, khi Lắm bày tỏ lòng biết ơn tới TT Park để “xin giữ lính Nam Hàn ở VN cho tới năm 1973,” thì TT Park trả lời, “Có phải ngài nói là 1973"”

Hóa ra, Nam Hàn đã lạnh lùng tính toán, từ chuyện đưa lính vào Việt Nam để trao đổi đủ thứ cho Nam Hàn vững mạnh hơn từ quốc phòng tới kinh tế. Và Cuộc Chiến VN đã giúp cho Nam Hàn biết là bao nhiêu, khi Bắc Hàn sau nhiều năm quan sát và cũng lạnh lùng tính toán thấy rằng không cần gì sinh bắc tử Nam, dù có đói thê thảm và dù có muóán cướp lấy một nền kinh tế hùng mạnh ở phương Nam. Họ Kim ở Bắc Hàn cũng nổi tiếng là hiếu sát, đâu có tiếc gì mấy triệu mạng người, vậy mà cũng kết luận rằng, không đáng gì để “phất ngọn cờ đầu của 3 dòng thác cách mạng... để chống Mỹ cứu nước vậy.” Chỉ có Nam Hàn là vui mừng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.