Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Trắng Trên Đen - Vi Nhân Nan.

21/08/200500:00:00(Xem: 24449)
- Làm người thật khó, rất khó, nhưng là điều hoàn toàn có thể làm được.
(Ruben David Gongalez - Gallego)
Dù không quen, không từng choàng vai bá cổ và cũng chưa hề có dịp ngồi chung bàn (nhậu), nhưng chắc chắn là bạn có biết ông Khổng Tử - đúng không" Bạn cũng dư biết, và biết từ lâu rằng, làm người quả khó (ít nhất thì cũng khó hơn làm chó, làm mèo, làm chim hay làm chuột) chứ chả cần phải nghe ai "lên lớp", nhắc nhở, hay dạy dỗ như thế cả - đúng không" Đúng luôn, chớ còn cãi cọ gì nữa.
- Thế Ruben David Gongalez-Gallego là ai" Bạn biết không"
- Ủa, ai vậy cà" Cái tên nghe hơi quen, "hình như" đó là một vị thánh Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha gì đó - phải không"
- Thôi, bỏ đi Tám! Bỏ cái thói nói đại đó đi nha, cha nội. Mang tội chết (mẹ) chớ không phải chuyện giỡn chơi đâu. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Ruben sinh năm 1968 ở Liên Xô. Ông ra đời với một thân thể dị dạng, và cùng với vô số tật bẩm sinh. Không ai nghe nói gì thân phụ của Ruben, ngoài chuyện ông là một người Venezuela gốc Ấn. Còn thân mẫu của Ruben thì mãi đến ba muơi năm sau mới biết rằng đứa con mà mình rứt ruột đẻ ra vẫn còn sống sót trên cõi đời này, chứ không phải đã tắt thở ngay sau khi lọt lòng - cùng với anh em song sinh với nó - như bà đã được báo cho biết như vậy.
Tại sao người ta phải nói dối với mẹ của Ruben như thế" Và bằng cách nào để một đứa bé mồ côi, không đi đứng được, bị di chuyển không ngừng từ trại bệnh này đến trại bệnh khác, chỉ có thể sử dụng một ngón tay gõ bàn phím - đã bất chấp mọi nghiệt ngã của số phận để trở thành một nhà văn"
Để biết được ngọn ngành chuyện đời của Ruben, phải đọc Trắng Trên Đen (*). Trong giới hạn cho phép của bài viết này, tôi chỉ có thể kể sơ cho bạn nghe vài chi tiết trong tác phẩm này thôi.
Ruben thuật lại rằng người ta hay "kể cho chúng tôi nghe những chuyện khủng khiếp của lối sống phương Tây. Chúng tôi đã nghe quen chuyện đó, chẳng có gì làm chúng tôi ngạc nhiên. Tôi tin một trăm phần trăm rằng đa số dân Mỹ sống ngoài đường, trong những thùng các-tông, dân chúng ở Mỹ không trừ một ai đều đào hầm tránh bom nguyên tử, ở Mỹ đang diễn ra một cuộc khủng hoảng kế tiếp" [Ruben David Gonzalez-Gallego, Blanco Sobre Nero. Trans. Vũ Thư Hiên - Trắng Trên Đen (Virginia: Tiếng Quê Hương, 2005), 90].
Loại chuyện về tụi "tư bản xấu xa" như thế, ở Việt Nam, chả ai lạ gì. Chỉ có điều khác là nó không chỉ được kể cho những đứa bé khuyết tật, sống trong cô nhi viện, mà còn được mang ra thảo luận (hoặc học tập hẳn hòi) bởi các phần tử tinh hoa, ưu tú nhất của đất nước này.
"Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3 K, những điệu nh"y Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
" - Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không" Bằng ni lông! Quần áo ni lông!
"Chúng tôi ào lên. Thật không thể hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt dùng làm một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, trụy lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì ở truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy th"t tuyệt biết bao) [Bùi Ngọc Tấn, Viết Về Bè Bạn (Virginia: Tiếng Quê Hương, 2005) 223-224].
Ruben cũng kể lại rằng khi nằm bệnh viện,"bó bột đến thắt lưng", ông được một cô sinh viên Tây Ban Nha - thỉnh thoảng - ghé thăm và trò chuyện. Lúc chia tay, cô ấy nói:
"- Chị sẽ tìm được em, em trai ạ. Nhất định chị sẽ viết thư cho em, em đợi thư chị nhé!"
Chị hứa viết thư cho tôi, nhưng tôi không tin, lại một lần nữa tôi không tin.
" - Chị chẳng tìm được em đâu. Đến em cũng còn chẳng biết rồi sẽ bị đưa đến nhà trẻ nào nữa là."
Tôi không tin. Mấy năm sau tôi nhận được một bức thư. Một bức thư bình thường. Bức thư đầu tiên tôi nhận được trong đời. Trong bức thư là một tấm bưu ảnh đẹp.Trong bưu ảnh là một cô gái Tây Ban Nha mặc quần áo sặc sỡ đang múa. Quần áo trên người cô được thêu bằng chỉ màu. Ở nước Nga không có những bưu ảnh như thế. Cô giáo đưa cho tôi bức thư. Cô đặt cái phong bì đã bóc trước mặt tôi và ngồi xuống đối diện.
" - Ruben này, cô thấy phải nói chuyện nghiêm chỉnh với em. Cô đọc cái thư này rồi. Trong đó không có gì là nguy hiểm. Tạm thời thì chưa. Cô hy vọng em hiểu rằng em không được phép viết thư trả lời. Tây Ban Nha là một nước tư bản. Bất cứ một người nước ngoài nào cũng có thể là một tên gián điệp. Em là một đứa bé thông minh, em phải hiểu rằng ban quản trị nhà trẻ không có quyền để em gặp nguy hiểm."
"Cô ấy cầm phong bì, đi ra. Tôi ngắm nghiá tấm bưu ảnh một lúc lâu rồi giấu nó vào cuốn sách toán. Sáng hôm sau tấm bưu ảnh không còn ở đấy nữa (s.đ.d, tr. 133-134).
Ruben thường được khen là "thông minh". Sự thông minh này bị xúc phạm, khi người ta cấm cậu bé không được thư từ với người ngoại quốc, đơn giản chỉ vì "bất cứ người nước ngoài nào cũng là gián điệp" cả!
Chuyện loại này bạn nghe cũng ... quen luôn, đúng không" Cũng chỉ có điều khác là ở Việt Nam thì ai cũng cũng có thể là gián điệp, chứ chả riêng chi người nước ngoài. Và cái cách mà nhà nước CHXHCNVN xử lý với "bọn gián điệp" mới thực là kỳ quặc, đáng để bàn tới.
Ngày 21 tháng 1 năm 1960, ông Nguyễn Hữu Đang bị (cái gọi là) "toà án nhân dân" Hà Nội kết tội "gián điệp" và xử phạt mười lăm năm tù. Tuy đây là một phiên toà xử kín nhưng tội trạng của Nguyễn Hữu Đang thì ai cũng biết vì đã được báo chí của Đảng CSVN phổ biến, từ lâu, trước đó!
"Hắn là con một tên chánh tổng ở Thái Bình. Chính gia đình địa chủ cường hào này đã rèn luyện cho hắn cái đầu óc thích "ăn trên ngồi trốc", thích địa vị với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn nhẫn. (Hồng Vân, tạp chí Văn Nghệ, số ra ngày 12 tháng 5 năm 1958).
Rõ ràng, ông (hay bà) Hồng Vân nào đó đã làm sẵn một bản án trạng cho Nguyễn Hữu Đang, trước khi đương sự bị điệu ra toà. Và cái lối viết báo (với nội dung y như một bản cáo trạng) như thế đã trở thành truyền thống, rất phổ biến, trong ngành truyền thông ở Việt Nam - từ hơn nửa thế kỷ nay.
Trong "vụ án gián điệp" Phạm Hồng Sơn mới đây, ông Bảo Sơn - trên tờ An Ninh Thế Giới, số ra ngày 31 tháng 7 năm 2003 - cũng đã lên tiếng kết án bị can là "thu thảo tin tức về tình hình kinh tế, chính trị của đất nước, và đặc biệt chú trọng tìm kiếm thông tin về nội bộ Đảng, chính quyền, quân đội, công an …"
"Phạm Hồng Sơn đã 'thu thảo' những thông tin gì về Đảng, nhà nước Việt Nam và đã gửi đến những quốc gia thù nghịch nào" Việc làm của Phạm Hồng Sơn đã phương hại đến an ninh quốc gia và quốc phòng ra sao""

" Nhà báo Bảo Sơn không (hề) viết nửa chữ về những vấn đề trên. Ông chỉ lên tiếng chê trách thái độ "hèn nhát đến độ không thể hiểu nổi " (vì đã nhất định không chịu bị ghép tội gián điệp) của Phạm Hồng Sơn. Ông cũng chỉ trích nặng nề quan niệm sống của đương sự, qua những điều ghi chép (hoàn toàn có tính cánh riêng tư) mà ông ta "tìm được" trong máy vi tính của nhân vật nàyï."
Nhà báo Bảo Sơn đã đi quá xa (có lẽ bằng xe Molotova hay T 54 gì đó) vào đời tư của bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Cũng bằng những phương tiện hung hãn này, ông ấy cán luôn lên ngành tư pháp và hành pháp của nước CHXHCNVN - nếu như đất nước này (cũng) có sự phân quyền (rõ ràng và đàng hoàng) như thế - qua những dòng chữ như sau: 'Việc Phạm Hồng Sơn có những hoạt động phạm tội gián điệp và bị xử phạt theo luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam là hoàn toàn chính xác và đúng các qui định của pháp luật' (http://www.lephai.com/uni/n2004/vh20040910y.html) .
Cầm viết - cứ y như cầm gậy, và cái lối "múa gậy vườn hoang" - như thế không phải lúc nào cũng an toàn. Người sử dụng (rất có thể) tự đánh gậy vào đầu mình, và đánh rất đau. Xin đơn cử một thí dụ.
Ngày 12 tháng 6 năm 2005, hai ông Trần Khuê và Phạm Quế Dương - qua Toà Án Nhân Dân Quận Ba Đình Hà Nội - đã nộp đơn khởi kiện Ban Tư Tưởng và Văn Hoá Trung Ương ĐCSVN, về tội vu khống và xuyên tạc!
Vụ kiện ("con kiến mày kiện củ khoai") này tuy sẽ không lôi thôi lớn nhưng lôi thôi lắm, và sẽ lôi thôi rất lâu - nếu chưa muốn nói là sẽ lôi thôi mãi mãi. Nhà Nước (e) sẽ không có lựa chọn nào khác, ngoài chuyện làm … lơ!
Là Tổng Biên Tập của của tất cả mấy trăm tờ báo (chuyên nghề "mồm loa mép giải") ông Nguyễn Khoa Điềm - Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương - đủ thông minh để hiểu rằng "mồm mép" có giới hạn của nó, đâu phải muốn ngoác ra tới cỡ nào cũng được.
Làm sao phản bác được lập luận và bằng chứng rõ ràng (như Trắng Trên Đen) mà Trần Khuê và Phạm Quế Dương đã đưa ra trong đơn kiện:
Trên tạp chí Thông tin Công tác Tư tưởng Lý luận số 2-2003 đã đăng "Thông báo về những hoạt động vi phạm pháp luật của Phạm Quế Dương và Trần Khuê" (trang 20 & trang 23). Địa chỉ tạp chí: 1B Hùng Vương - Quận Ba Đình. Tổng biên tập : Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông.
Sau khi nêu những chứng cứ thiếu xác thực, bản thông báo đã vu cáo hai chúng tôi phạm tội gián điệp:
"Ngày 2-1-2003, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố Phạm Quế Dương và Trần Khuê về tội gián điệp theo điều 80 Bộ luật hình sự và riêng Trần Khuê còn bị khởi tố thêm về tội không chấp hành quyết định quản chế hành chính theo điều 269 Bộ luật hình sự".
Trong phần kết luận, bản Thông báo còn lộ rõ chủ trương vi phạm Hiến pháp của Ban Tư tưởng văn hóa trung ương như sau :
"Để chủ động trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương thông báo về hành vi phạm tội của Phạm Quế Dương và Trần Khuê, đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng thông báo cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ về âm mưu, ý đồ của các đối tượng trên để nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động tấn công phản bác lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Bộ Công an đang khẩn trương điều tra để đưa Phạm Quế Dương và Trần Khuê ra xét xử công khai trước Pháp lật trong thời gian tới".
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định :
"Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật".
Vậy chỉ cần đọc hai đoa"n văn trên của Thông báo, những người hiểu biết đều nhận thấy Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã vi phạm Hiến pháp và Pháp luật.
Tại sao trong khi "các cơ quan chức năng của bộ công an đang khẩn trương điều tra" mà Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã vội vã đưa ra lời buộc tội và kết án, trước cả Viện Kiểm sát và Tòa án. Thử hỏi Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương có quyền buộc tội và kết án các công dân không" Và họ đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để tùy tiện thay thế Viện Kiểm sát và Tòa án"
Còn Tòa án thì cụ thể đã có kết luận như thế nào" Cả hai phiên tòa: phiên xử ông Trần Khuê tại TP Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 7 năm 2004 và phiên xử ông Phạm Quế Dương tại Hà Nội ngày 14 tháng 7 năm 2004 đều không nói tới tội danh gián điệp mà chỉ nêu tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước".
Rồi cả Tòa án Hà Nội cũng như Tòa án TP Hồ Chí Minh hầu như đều nhận thấy kết án như thế là gượng ép, không đúng thực tế nên đều tổ chức xử kín chứ không dám đàng hoàng "xét xử công khai" như lời kết luận của bản Thông báo cũng như lời viết trong giấy triệu tập.
Như vậy, khi thông báo trong tòan thể cán bộ, đảng viên để vu tội gián điệp cho hai công dân đã có quá trình lâu dài đi theo sự lãnh đạo của Đảng, quả thật Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã hành xử thiếu tình người, trái đạo lý. Còn việc cho đăng Thông báo công khai trên cơ quan ngôn luận của mình thì Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương càng sai trái và đã vi phạm Hiến pháp và Pháp luật một cách cực kỳ nghiêm trọng (http://www.thongluan.org/vn/modules.php"name=News&file=article&sid=200).
Tôi thực tình không quan tâm lắm về chuyện (xui) của hai ông Trần Khuê và Phạm quế Dương. Ở xứ tôi thì người dân bị báo chí vu vạ, rồi bị kết tội gián điệp (kể như) là chuyện nhỏ, và là chuyện thường ngày vẫn xảy ra ở huyện.
Tôi chỉ hơi (bị) băn khoăn về vụ kiện này, sau khi đọc Trắng Trên Đen của Ruben David Gongalez- Gallego. Dù suốt thời thơ ấu chỉ được sống trong những nhà trẻ dành cho những đứa bé mồ côi khuyết tật - với ước mơ thường trực và vô vọng là được nhìn thấy bầu trời, thay vì là trần bệnh viện - cậu bé Ruben vẫn cảm thấy bị xúc phạm khi phải nghe những lời lẽ tuyên truyền (rất trẻ con, hàm hồ, và dối trá) của Nhà Nước Liên Xô về ... gián điệp!
Hơn nửa thế kỷ qua, sao không thấy nguời Việt nào cảm thấy bị xúc phạm (y) như cậu bé Ruben nhỉ" Nhà Nuớc VN tha hồ vu vạ, rồi bắt bớ, nhốt tù hết người này đến người khác với tội danh gián điệp mà tuyệt nhiên không thấy ai thắc mắc hay khiếu nại gì hết trơn, hết trọi.
Dân Việt vốn tính "9 bỏ làm 10". Sau khi lọt vào bẫy cộng sản, cái tính dễ dãi (truyền thống) này được nâng cấp lên thêm nhiều lần nữa. Người ta có thể bỏ 9 thành 18, hay 27, hoặc 36 dễ như không!
Nói trắng phớ ra là cả nước đều có triệu chứng bị mắc HIV. Mọi người, từ trong ra ngoài, đều đã bị liệt kháng trước bất công. Và nếu đúng thế thì vụ kiện của hai ông Trần Khuê và Phạm Quế Dương, rõ ràng, là chuyện đáng mừng. Không những nó ch"n đứng được cái thói "múa gậy vườn hoang"â, mà còn giúp người Việt ý thức rõ hơn về chứng . . . liệt kháng (tập thể) của cả dân tộc này.

Tưởng Năng Tiến
(*) Xin liên lạc với Tủ Sách Tiếng Quê Hương, P.O.Box 4653, Falls Church, VA 22044, U.S.A. Email: uyenthao1@juno.com . ĐT: (703) 573 1207.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.