Hôm nay,  

Thời Sự Úc Châu: Morris Iemma, Hy Vọng Của Đảng Lao Động

15/08/200500:00:00(Xem: 5628)
Khi ông Morris Iemma được lựa chọn làm đầu tầu dẫn dắt chính phủ Lao động tiểu bang NSW trong vòng hơn hai mươi tháng tới, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra về khả năng cũng như kinh nghiệm của ông. Thậm chí có ký giả còn đặt vấn đề về sức làm việc của ông bằng cách nêu lên chuyện ông là người có số ngày nghỉ bệnh và nghỉ vì gia đình nhiều nhất trong số dân biểu tại quốc hội tiểu bang hiện nay. Một số người cho rằng, ông Iemma có thể không xứng đáng bằng những người khác, như bộ trưởng cảnh sát Carl Scully, cựu phó thủ hiến Andrew Refshaugge, cựu bộ trưởng kế hoạch Craig Knowles, đương kim phó thủ hiến John Watkins... Vì vây, giới bình luận gia cho rằng ông Iemma thực ra chỉ là một sự lựa chọn mà Trung Ương Đảng Lao Động, dưới sự khuynh đảo của các tay quyền thế trong đảng, áp đặt lên các dân biểu Lao động, và qua đó áp đặt lên tiểu bang NSW.
Xuất thân từ một gia đình di dân gốc Ý, có bằng cấp chuyên môn về kinh tế và luật pháp, trước khi bước vào chính trường NSW, ông Morris Iemma từng được nể phục như một kế hoạch gia lỗi lạc khi làm việc trong văn phòng của cựu thượng nghị sĩ liên bang Graham Richardson - một chính trị gia quyền thế siêu hạng trong cánh Hữu của đảng Lao động tại NSW.
Bước vào chính trường NSW năm 1991, đến năm 1999 thì ông được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng Công Chánh (Public Works & Services) kiêm luôn bộ trưởng phụ tá thủ hiến về vấn đề công dân (Minister Assisting the Premier on Citizenship). Đến năm 2001 thì ông được kiêm nhiệm thêm chức bộ trưởng Thể Thao & Giải Trí (Sports & Recreation).
Theo hai ký giả Anne Davies và Debra Jopson của nhật báo Sydney Morning Herald thì trong các chức vụ này, ông Iemma nhanh nhẹn nhạy bén nắm vững mọi vấn đề. Thêm vào đó, ông giải quyết mọi vấn nạn một cách gọn gàng, lớp lang thứ tự. Hai điều này đã khiến cựu thủ hiến Bob Carr chú ý đến ông. Vào tháng 4/2003, khi những cái chết của bệnh nhân tại hai bệnh viện Camden và Campbelltown trở nên một gánh nặng cho chính phủ NSW và bộ trưởng y tế Craig Knowles - người được thủ hiến Carr ngầm xem là kẻ kế vị tương lai - phải hứng chịu quá nhiều tai tiếng, thì ông Iemma được giao phó chức vụ bộ trưởng y tế. Ngay sau đó, ông đã nhanh nhẹn thi hành những đề nghị từ bản phúc trình độc lập về vấn nạn này và đồng thời lên tiếng chính thức xin lỗi gia đình của các nạn nhân. Qua chức vụ bộ trưởng y tế ông cũng chứng minh được khả năng đưa ra những quyết định cần thiết mặc dù có thể không được lòng dân chúng, chẳng hạn như việc giảm thiểu số Sở Y Tế (Area Health Services) từ 17 xuống còn 8 để giảm thiểu phí tổn mà không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ.
Trong nội các, ông đã thành công trong việc giành thêm công quỹ cho bộ y tế để có thể cắt giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại các nhà thương công lập, đặt thêm giường và mướn thêm y tá, và qua đó, trấn an được quần chúng và xóa tan được một phần nào ấn tượng, dịch vụ y tế ở NSW đang bị khủng hoảng.
Thêm vào đó, theo một số công chức từng phục vụ dưới quyền ông thì ông Iemma là một người luôn giữ vững lập trường của mình, không bị áp lực bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của ông. Một thí dụ điển hình của vấn đề này là khi nội các của ông Carr đưa ra đề nghị bãi bỏ lệnh cấm các cơ quan chính phủ mua đồng phục từ những hãng chèn ép công nhân may mặc, đặc biệt là những người may tại gia. Ông Iemma chỉ nói nhẹ một câu: “Tôi cứ ngỡ chúng ta là chính phủ Lao động chứ”. Và cuối cùng thì đề nghị ấy cũng bị bác bỏ.

Chính niềm tin vào việc cải thiện đời sống cho những người yếu thế cùng với ước muốn cải tiến xã hội hơn là ước muốn tiến thân ích kỷ cộng với tính tình hòa nhã cùng sự tôn trọng người dưới quyền của ông Iemma đã khiến ông được giới công chức cao cấp mến phục.
Có lẽ cũng chính những đức tính này đã khiến cho bạn đồng liêu đồng viện quyết định chọn ông Iemma làm lãnh tụ hơn là ông Carl Scully, mặc dầu ông Scully có thể có nhiều kinh nghiệm chính trường và từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng hơn ông trong chính phủ Bob Carr. Quan trọng hơn nữa là việc ông Iemma ít bị tai tiếng hơn ông Scully, có ít liên hệ với các quyết định khó được lòng dân của chính phủ Bob Carr trong vài năm gần đây, chẳng hạn như đưa ra thuế bán đất (vendor tax).
Mặc dù giới truyền thông chỉ chuyên chú vào việc ông Iemma quyết định hủy bỏ cái thuế mất lòng dân này như một dấu hiệu rõ rệt cho thấy ông muốn chứng minh, chính phủ của ông sẽ khác xa với chính phủ của cựu thủ hiến Bob Carr, nhưng bằng chứng hiển hiện nhất về quyết tâm cải thiện đời sống cho những người kém thế của tân thủ hiến Morris Iemma mới thật sự cho thấy sự khác biệt giữa ông và Bob Carr.
Trong phần tuyên bố nhậm chức trước giới truyền thông, ông Iemma nói: “Thời thế đã thay đổi. Sẽ không bao giờ có một Bob Carr khác nữa... Tôi là người khác với hoàn cảnh gia đình khác hẳn và phong cách lãnh đạo của tôi cũng vì thế mà khác hẳn.”
Ba vấn đề mà ông cho là quan trọng và là những điều mà ông muốn chuyên chú vào bao gồm: gia cư cho những người lợi tức kém (public housing); bệnh tâm thần (mental health); và những người khuyết tật (disabled). Ông nói: “Những việc này đơn giản là những vấn đề tử tế chính trực (decency). Chúng ta đã để cho những vấn đề này lọt ra khỏi chương trình nghị sự tổng quát trên chính trường. Chúng ta cần phải đưa chúng trở về vị trí đúng đắn. Chính phủ cần phải bảo vệ uy tín về kinh tế của mình nhưng chính phủ cũng đồng thời phải có trái tim biết bảo vệ người yếu thế”.
Trong vòng một tuần qua, kể từ sau khi kế thừa di sản chính trị vốn được xem là một ly rượu lễ có tẩm độc từ tay cựu thủ hiến Carr, tân thủ hiến Iemma đã chứng minh rằng ông có đầy đủ khả năng và uy tín để thực sự lèo lái chính phủ Lao Động theo con đường mà ông vạch ra, hơn là chỉ quá lo âu về việc thâm thủng ngân sách. Ông không ngần ngại hủy bỏ thuế bán nhà mặc dầu làm như thế, ngân sách sẽ có nguy cơ bị thâm thủng hơn 300 triệu. Ông làm thế vì ông tin rằng thuế này đã khiến kinh tế NSW bị trì trệ. Ông không ngần ngại chỉ định ông Michael Costa vô chức bộ trưởng tài chánh với nhiệm vụ giảm thiểu chi phí trong chính quyền mặc dầu quyết định này có thể khiến giới công đoàn công chức phật lòng.
Một điểm khác biệt nữa giữa Bob Carr và tân thủ hiến Iemma là quyết tâm của ông Iemma trong việc “bảo đảm rằng những kế hoạch của chính phủ sẽ được biến thành hành động cụ thể” trong những vấn đề như xây dựng cơ cấu hạ tầng, phát triển và tu bổ các phương tiện gia2o thông công cộng, những việc mà chính phủ Carr vì quá chuyên chú vào việc giữ cho ngân sách không bị thâm thủng, nên đã sao lãng trong nhiều năm qua.
Những điều này khiến người ta có thể thấy tân thủ hiến Iemma thực sự là một nguồn hy vọng mới cho chính phủ Lao động trong việc tiếp tục nắm giữ chính quyền trong kỳ tổng tuyển cử NSW năm 2007 sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.